Ho có đờm là biểu hiện thường gặp của bệnh hô hấp. Nếu không được điều trị tiến triển thành ho có đờm kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy ho có đờm uống thuốc tiêu đờm gì? Cách trị ho có đờm an toàn, hiệu quả triệt để nhất bằng thảo dược tự nhiên. Cùng tìm hiểu bài viết này nhé!
Ho có đờm là gì?
Ho có đờm tiếng anh là wet cough. Đây là tình trạng ho kèm theo chất được tạo thành do chất nhầy, bạch cầu, hồng cầu mủ và những chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Đa số người bệnh trải qua giai đoạn ho khan sau đó mới chuyển sang ho có đờm.
Nguyên nhân ho có đờm
Cổ họng tăng tiết chất nhầy gây ngứa ngáy, khó chịu và cản trở quá trình hô hấp. Khi lượng đờm nhầy quá nhiều thì sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên của cơ thể là ho để loại bỏ, tống đờm nhầy ra ngoài.
Tính chất đờm trong cổ họng: Nhầy và bám dính. Vì thế một cơn ho khó có thể loại bỏ được đờm. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác ho liên tục đến khi loại bỏ được cục đờm ra khỏi cổ họng. Nhưng khi cục đờm này được tống ra ngoài thì cục đờm khác được hình thành. Quá trình này kéo dài gây ho có đờm lâu ngày không khỏi gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, đặc biệt vào ban đêm.
Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì?
Ho có đờm lâu ngày không khỏi là biểu hiện của một trong các bệnh lý sau đây:
- Viêm phế quản mãn tính: Ho có đờm kéo dài từng đợt, liên tục trong ít nhất 90 ngày trong năm. Đờm màu trắng đục hoặc màu vàng, mủ.
- Giãn phế quản: Ho có đờm vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đờm có màu trắng đục, đóng thành khuôn.
- Hen phế quản: Ho có đờm trắng dính. Thông thường, triệu chứng này xuất hiện thì cơn giảm dần.
- Viêm phổi: Đờm vàng có màu rỉ sét, kèm theo hội chứng nhiễm trùng, đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm.
- Lao phổi: Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, gầy sút. Xét nghiệm đờm thường cho kết quả dương tính với vi khuẩn lao.
- Áp xe phổi: Ho kèm theo đờm và ộc ủ từng đợt, có mùi hôi.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Ho khạc đờm có màu trắng. Thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, uống hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc kèm theo đó là thường xuyên sử dụng rượu bia.
Dù là ho kèm theo đờm màu gì đi nữa thì cũng luôn mang lại nỗi ám ảnh, mệt mỏi, chán ăn, ngại giao tiếp,… cho người mắc phải. Để giảm bớt và triệt tiêu triệu chứng ho kèm đờm hiệu quả, bạn nên tham khảo và áp dụng những bí quyết đơn giản hỗ trợ trị bệnh trong bài viết dưới đây!
Chẩn đoán ho có đờm
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi tình trạng ho diễn ra bao lâu, triệu chứng lâm sàng như thế nào. Nếu ho có đờm kéo dài, nặng hoặc có các triệu chứng giảm cân, người mệt mỏi, sốt thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:
- Chụp X – quang ngực
- Kiểm tra chức năng phổi
- Tốc độ lưu thông máu
- Phân tích đờm
- Đo lượng oxy trong máu
Ho có đờm uống thuốc gì?
Có nhiều loại thuốc chữa ho có đờm như thuốc tiêu đờm, thuốc dân gian, thuốc Đông y…
Thuốc tiêu đờm
Cần phải xác định nguyên nhân gây ho để có hướng điều trị ho có đờm đặc phù hợp nhất. Không phải mọi trường hợp bị ho có đờm cũng sử dụng thuốc cũng tiêu đờm và khỏi ho.
Ví dụ: Nếu dùng thuốc gây ức chế ho hoặc thuốc chống dị ứng thì thuốc tan đờm sẽ không có hiệu quả. Bởi lỡi:
- Thuốc tiêu đờm kết hợp với thuốc ức chế ho làm loãng đờm nhưng phản xạ ho không còn khiến bạn không khạc được đờm nhầy ra. Điều này gây đờm ứ đọng ở cổ họng và tình trạng bệnh càng nặng hơn.
- Dùng thuốc tan đờm chung với thuốc chống dị ứng đờm sẽ bị khô, ứ đọng gây ho kéo dài, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện nay có nhiều loại thuốc điều đờm nhanh nhất giúp trả lời “Ho có đờm uống thuốc gì?”. Chẳng hạn như thuốc: Atussin, bromhexin, acetylcystein, bricanyl, solmox broncho…
Kháng sinh, kháng viêm
Được sử dụng trong trường hợp do viêm họng, viêm mũi:
- Kết hợp sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh hoặc chống dị ứng để đem lại hiệu quả trị ho có đờm nhanh khỏi hơn.
- Không cần dùng thuốc ho tan đờm mà chỉ cần hỗ trợ hít rửa mũi bằng nước muối sinh lý, dụng cụ hút rửa y tế.
Cách trị ho có đờm dân gian
Nếu nguyên nhân gây ho có đờm do viêm phế quản, bệnh phổi thì có thể dùng thuốc tiêu đờm tốt nhất bằng các mẹo dân gian. Chẳng hạn gừng tươi, quất, chanh, mật ong… vừa hiệu quả vừa an toàn và dễ kiếm.
Mật ong + gừng
Chuẩn bị: Gừng tươi và mật ong nguyên chất.
Cách làm: Gừng tươi thái lát mỏng, đun sôi với nước; để nước nguội bớt cho thêm một vài giọt mật ong vào uống cùng.
Quất (tắc) hấp đường phèn
Quất hấp đường phèn là thuốc tiêu đờm tốt nhất. Chuẩn bị: 5 quả quất, 3 muỗng đường phèn.
Cách làm: Rửa sạch quất, để ráo nước; tiếp theo cắt đôi quả quất, bỏ hạt, cho vào bát nhỏ thêm đường phèn. Sau đó, cho vào hấp cách thủy 15 – 30 phút. Chắt lấy nước uống, còn cốt ngậm nuốt từ từ. Sau khoảng 3 – 5 ngày cơn ho giảm hẳn.
Tỏi
Cách dùng tỏi trị ho có đờm rất đơn giản. Cụ thể:
Sử dụng 5 tép tỏi, bóc sạch vỏ, đập dập cho vào bát. Sau đó thêm mật ong vào đến khi ngập tỏi; rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút là sử dụng được. Ăn hỗn hợp này ngày 1 – 2 lần; sau khoảng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, có thể thay mật ong thành đường phèn, bạn sẽ có cách trị ho có đờm bằng tỏi hấp đường phèn hiệu quả tương tự.
Lá diếp cá + nước vo gạo
Trong diếp cá có chứa nhiều thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau và tiêu dịch rất tốt. Vì thế, khi kết hợp với nước vo gạo chứa nhiều vitamin B, tăng cường sức đề kháng sẽ có tác dụng đầy lùi chứng ho có đờm hiệu quả nhất.
Cách sử dụng diếp cá và nước vo gạo bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá diếp cá, 1 bát nước vo gạo đặc.
- Bước 2: Giã nhuyễn lá diếp cá và cho vào nước vo gạo đun sôi chừng 20 phút. Sau đó, để ấm, lọc bỏ bã, lấy nước uống ngày 2 lần.
Lưu ý: Bạn nên thực hiện cách trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian này thường xuyên, liên tục trong 1 tuần lễ sẽ giúp chữa khỏi triệu chứng này cũng như ngăn ngừa bệnh viêm phế quản mãn tính và các bệnh lý về bệnh phổi khác đấy!
Củ nén chưng đường phèn
Cách trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian với nguyên liệu là củ nén và đường phèn như sau:
- Củ nén: 10-15 củ
- Đường phèn: vừa đủ
Cách làm:
- Củ nén lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, cho vào chén sứ giã nhuyễn.
- Trộn chung đường phèn và củ nén đã giã nhuyễn vào nồi hấp cách thủy đến khi đường phèn tan ra là dùng được.
- Bạn có thể uống hỗn hợp này ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Lưu ý: Cách trị ho có đờm bằng hỗn hợp củ nén và đường phèn hơi khó uống nên bạn hãy cố gắng uống nhanh nhất có thể.

Củ cải trắng
Đây là cách trị ho có đờm bằng bài thuốc dân gian rất dễ thực hiện.
Chuẩn bị: 1 củ cải trắng và 1 ít đường phèn.
Cách làm: Rửa sạch củ cải trắng, thái thành miếng nhỏ vừa ăn; cho vào hũ sạch, khô rồi đổ thêm một chút mật ong. Đậy kín nắp khoảng 3 ngày rồi thêm ít đường phèn. Mỗi lần ăn, lấy 1 ít pha với nước ấm, tình trạng ho có đờm nhanh chóng được đẩy lùi.
Thuốc tan đờm bằng tía tô
Cách thực hiện bài thuốc chữa ho có đờm bằng lá tía tô như sau:
- Dùng 10 lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ và trộn với cháo nóng và ăn ngay.
- Sau đó nằng nghỉ ngơi để ra mồ hôi và giảm ho có đờm nhanh chóng.

Vỏ bưởi thuốc tiêu đờm tốt nhất
Vỏ bưởi có chứa hàm lượng tinh dầu lớn. Kết hợp lá và vỏ bưởi giúp trị ho có đờm an toàn, hiệu quả nhanh.
Cách làm: Lấy vỏ bưởi cạo sạch lớp ngoài, cắt thành khúc đun sôi với nước. Sau đó vắt lấy nước cốt này, ngâm với đường trong khoảng 7 ngày. Cuối cùng, uống nước ngâm này liên tục trong 5 ngày, tình trạng ho có đờm thuyên giảm rõ rệt.
Húng chanh
Húng chanh không chỉ biết tới là một loại rau thơm trong các bữa ăn mà còn có tác dụng thông họng, trị đờm, lợi phế rất công hiệu. Bởi vậy, từ lâu cha ông ta đã biết kết hợp húng chanh với mật ong và đường phèn để tăng tính hiệu quả trong việc trị ho.
Cách sử dụng húng chanh như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh + 1 thìa mật ong + 1 viên đường phèn.
- Bước 2: Thái nhỏ húng chanh, trộn với đường phèn, mật ong và đem hấp cách thủy chừng 15 phút. Sau đó, nhắc ra ngoài uống ngay khi còn ấm. Bạn có thể ngậm bã để tăng tính hiệu quả trị bệnh.
Lá xương sông
Theo Đông y, lá xương sông có tác dụng tiêu đờm, bổ phế, chống co thắt phế quản.
Cách dùng: Sử dụng 2 – 3 lá xương sông bánh tẻ, rửa sạch, để ráo nước; rồi tháo nhỏ, cho vào bát cùng với mật ong; sau đó đem hấp cách thủy khoảng 10 phút là được. Chắt lấy nước uống 4 – 5 lần/ngày.
Bắp cải
Trong Đông y, bắp cải tính hàn, có vị ngọt, thanh nhiệt, làm mát phổi, trừ đàm thấp, giải độc cơ thể. Chính vì vậy có thể dùng để trị ho có đờm, tiêu đờm.
Cách sử dụng: Dùng 80 – 100g bắp cải, và 0,5 lít nước; đem sắc đến khi còn 1/3 nước thì thêm mật ong vào. Uống trong ngày, đồng thời kết hợp ăn bắp cải sống. Sau vài ngày tình trạng ho có đờm thuyên giảm rõ rệt.
Mật ong + hành tây
Mật ong luôn là sự lựa chọn tốt nhất mà nhiều người dùng để trị các chứng ho đang gặp phải. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp mật ong với hành cũng đem lại kết quả bội phần.

Cách sử dụng mật ong và hành tây như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa mật ong, 1 củ hành tây đã cắt lát
- Bước 2: Trộn mật ong và hành tây đã được cắt lát rồi đậy lại để khoảng 4-5 tiếng. Sau đó, lấy một thìa ra ăn và tiếp tục 3-4 tiếng lại ăn tiếp thìa thứ 2 sẽ mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu vì giảm hẳn được cơn ho đờm, đau rát họng.
Nho khô trị ho có đờm
Dùng nho khô nghiền nhỏ, rồi trộn với nước đường, sau đó đem chưng cách thủy. Để nguội thì cho người bị ho có đờm ăn.
Chế độ ăn uống
- Để long đờm, tan đờm người bệnh nên uống nhiều nước, tránh uống rượu bia, đồ uống có cồn, cafein.
- Nên ăn những món loãng, mềm dễ nuốt như cháo, sữa; ăn các món giàu vitamin C, A, sắt, kẽm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Không ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, sữa nguyên kem… vì có thể khiến cho tình trạng ho có đờm nặng hơn.
Bạn cũng nên chú ý tới những triệu chứng đi kèm ho có đờm như đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi… thì phải tới ngay cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa hô hấp để được các cán bộ y tế thăm khám và điều trị kịp thời.

CHÚ Ý TRONG CÁCH TRỊ HO CÓ ĐỜM
❎ Bệnh nhân ho có đờm mãn tính thì tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế ho hay thuốc ngủ.
Bởi chúng không có giá trị điều trị bệnh mà mặt khác còn khiến bệnh thêm nặng. Chẳng lâu la gì, chỉ vài lần lạm dụng ngay lập tức bệnh ho của bạn sẽ tiến triển thành viêm phổi hay hen phế quản (hen suyễn). Mặc khác các loại thuốc này uống vài nhiều sẽ sinh “nhờn”, gây suy hô hấp.
⚠️ Các bài thuốc dân gian thì chỉ có thể trị ho có đờm ở thể nhẹ nhất.
Mặc dù chúng không gây ra tác dụng phụ gì những hiệu quả trị bệnh không cao. Mặt khác đòi hỏi người bệnh phải có thời gian và kiên trì áp dụng lâu dài. Rất nhiều trường hợp dùng 1 thời gian thấy không hiệu quả nên đã bỏ ngang.
❎ Việc điều trị ho, viêm họng bằng thuốc có nguồn gốc thảo dược luôn được chuyên gia cũng như người bệnh đánh giá cao bởi tính an toàn, hiệu quả dài lâu.
Cao bổ phế Tâm Minh Đường được biết đến là thuốc tiêu đờm tốt nhất trong chữa ho có đờm và các bệnh thuộc chứng Phế khác.
Video hướng dẫn cách pha cao bổ phế Tâm Minh Đường
Một số lưu ý khi sử dụng:
Cao Bổ Phế không sử dụng được cho trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai.
Cách dùng: Pha 1 thìa cà phê cao với 1 cốc nước ấm, ngày dùng 3 lần sau bữa ăn
Giá của 1 lọ Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là 350.000đ / 200g
Miễn phí Vận chuyển – giao hàng tận nơi thanh toán
Địa chỉ liên hệ:
Hiện nay, Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường chỉ bán duy nhất tại hai địa chỉ, bao gồm:
Tại Hà Nội: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Số 138 đường Khương Đình – Phường Hạ Đình – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 02462.9779.23 – Mobile: 098.6806.095 (Lương y Bình)
Tại TPHCM: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: Số 325/19 đường Bạch Đằng – P.15 – Quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.6683.1025 – Mobile: 091.2742.216 (Lương y Nga)
Bị ho có đờm khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng ho có đờm kéo dài hơn 2 tuần thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Và cần đưa tới bệnh viện thăm khám ngay lập tức khi có các triệu chứng sau:
- Khó thở, thở khò khè mà không có tiền sử hen suyễn
- Ho ra máu
- Chất nhầy có mùi hôi
- Da dẻ xanh xao
- Sốt trên 38 độ đối với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi; bé nhỏ hơn 2 tuổi sốt hơn 1 ngày và trẻ trên 2 tuổi thì sốt trong hơn 3 ngày.
- Co giật, li bì
- Phát ban
>> Nếu bạn dùng thuốc trị ho tây y cần bỏ túi những lưu ý này
Qua những thông tin về ho có đờm trên đây, hy vọng hữu ích cho bạn đọc. Từ đó, bạn đọc lựa chọn được cách trị ho có đờm, thuốc tiêu đờm phù hợp. Đồng thời phòng ngừa bảo vệ bản thân và gia đình khỏi chứng ho có đờm hiệu quả.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/wet-cough