Trẻ bị viêm phế quản thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị có thể gây hậu quả khôn lường. Vậy trẻ bị viêm phế quản ho nhiều, thở khò khè, sốt nhiều ngày nguyên nhân do đâu, cách điều trị và chăm sóc trẻ như thế nào?
Trẻ bị viêm phế quản là gì?
Trẻ bị viêm phế quản khi đường hô hấp dưới, cuống phổi bị sưng đau và viêm, nhưng nhu mô phổi vẫn chưa bị tác động gì. Khi bị viêm phế quản, trẻ thường ho rất nhiều, nếu để kéo dài mà không có biện pháp điều trị có thể tác động xấu đến nhu mô phổi gây viêm phổi. Thông thường bệnh sẽ xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi bị cúm, mắc bệnh sởi hoặc ho gà.
Viêm phế quản ở trẻ được chia thành viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản (viêm phế quản cấp hoặc viêm phế quản co thắt).
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản
Khi trẻ bị viêm phế quản cha mẹ sẽ thấy trẻ có các dấu hiệu, triệu chứng như:
- Ho nhiều, khàn giọng, thậm chí mất tiếng
- Sốt
- Thở rít, thở khò khè, khó thở
- Sưng hạch bạch huyết
- Ngạt mũi, chảy nước mũi khó chịu
- Mắt đỏ ngầu
- Trẻ nhỏ quấy khóc
- Chán ăn
Những dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản này có thể ở mức nhẹ hoặc nặng. Thường triệu chứng trẻ bị viêm phế quản tăng nặng hơn vào ban đêm và kéo dài trong 1 – 2 ngày là thuyên giảm.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm phế quản, bao gồm:
- Virus: Các loại virus gây bệnh chủ yếu gồm virus RSV, parainfluenza, adeno và virus cúm.
- Vi khuẩn: Những vi khuẩn điển hình gồm liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu H.influenzae
- Sức đề kháng của trẻ yếu, sinh non hoặc do cha mẹ lạm dụng cho trẻ uống kháng sinh nhiều
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh
- Không khí ô nhiễm, thường xuyên hít phải khói thuốc lá, hóa chất độc hại, bụi bẩn…
- Nằm điều hòa thường xuyên, khi ra khỏi phòng nhiệt độ thay đổi, chênh lệch lớn
- Tắm sai cách cho trẻ như tắm nước lạnh, quá lâu, tắm ở phòng không kín gió
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày do:
- Cha mẹ chủ quan để lâu không cho trẻ thăm khám sớm, điều trị đúng cách.
- Vi khuẩn gây bệnh bị nhờn thuốc nên thuốc trị không còn tác dụng.
- Có thể do trẻ không bị viêm phế quản mà bị bệnh khác có triệu chứng giống nên bị chẩn đoán sai dẫn đến cách điều trị sai nên không hết sốt.
- Cha mẹ không biết cách hạ sốt cho trẻ hoặc tự ý mua thuốc về cho trẻ sử dụng nên không có tác dụng hạ sốt, dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày không khỏi.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè
Trẻ bị viêm phế quản khi niêm mạc ống phế quản bị sưng, viêm, phù nề và tiết ra nhiều dịch nhầy. Điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở gây thở khò khè.
Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm phế quản ho nhiều ngày và dễ dàng tái phát, bao gồm:
- Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ chưa được loại bỏ
- Vi khuẩn gây bệnh bội nhiễm, kháng thuốc
- Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, khói thuốc độc hại
- Không khí quá lạnh, quá khô
- Trẻ không uống đủ nước
- Quá lạm dụng thuốc giảm ho, thuốc xịt mũi
>> TÌM HIỂU: Các triệu chứng viêm phế quản dễ nhận biết nhất
Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em khỏi dứt điểm
Cách xử lý
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể trị khỏi tận gốc nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Chính vì thế, ngay sau khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu triệu chứng đầu tiên của bệnh cha mẹ cần:
- Cho bé uống nhiều nước mỗi ngày, không uống quá nhiều nước một lúc, mà chia đều ra trong ngày. Nước cho trẻ uống có thể là nước lọc, nước trái cây, nước canh hoặc súp.
- Giữ đủ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt vùng cổ họng, lòng bàn chân.
- Vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm.
- Trẻ bị sốt dưới 38,5 độ C thì hạ sốt cho bé bằng cách chườm ấm. Trường hợp trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý cho trẻ uống kháng sinh nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Uống thuốc gì?
Trẻ bị viêm phế quản cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị. Bác sĩ thường kê đơn chữa viêm phế quản cho trẻ gồm các loại thuốc như:
Kháng sinh: Nếu vi khuẩn là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản .
Thuốc điều trị triệu chứng nếu như virus là nguyên nhân gây bệnh, bởi kháng sinh trong trường hợp này không có tác dụng điều trị. Các thuốc trị triệu chứng phổ biến gồm:
- Thuốc hạ sốt chứa ibuprofen, acetaminophen: Liều lượng được chỉ định phù hợp với độ tuổi, cân nặng và tình trạng sốt. Đối với trẻ em thuốc hạ sốt chứa aspirin tuyệt đối không được sử dụng, nếu không dễ dẫn đến hội chứng Reye cực kỳ nguy hiểm.
- Thuốc cortisone hoặc dexamethasone nếu trẻ bị viêm phế quản ho kéo dài. Để làm thông thoáng đường thở, loại bỏ đờm dễ hơn, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc loãng đờm N-acetylcystein.
- Thuốc giãn phế quản, corticosteroid có tác dụng giảm viêm, đường thở thông thoáng hơn giúp trẻ dễ thở trong trường hợp trẻ bị hen.
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Khi chăm sóc trẻ bị bệnh, cha mẹ cần hết sức chú ý những điều sau để trẻ nhanh khỏi:
Bé bị viêm phế quản nên ăn gì?
Trẻ mắc bệnh hệ miễn dịch suy yếu, mất nước nên cha mẹ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng nên cho bé ăn gì, kiêng gì.
Cha mẹ cho trẻ ăn những thực phẩm, đồ ăn sau:
- Dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng như trứng gà, sữa, sữa bò, sữa chua, gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu phụ…
- Ăn đồ ăn mềm, lỏng: Canh, súp, bột…
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để trẻ ăn được nhiều hơn
- Cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước do sốt, giảm viêm và đào thải độc tố cho cơ thể.
Trẻ bị viêm phế quản kiêng ăn gì?
Song song với trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì thì kiêng ăn gì cũng là điều mà cha mẹ cần phải chú ý đến:
- Không cho trẻ ăn quá mặn, nhiều muối. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng thừa muối cơ thể tích nước làm sản sinh nhiều đờm nhầy trong phế quản.
- Hạn chế hoặc tránh không cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đóng hộp chế biến sẵn.
- Kiếng những món chiên, xào quá nhiều dầu mỡ: Thịt gà rán, khoai tây chiên… nếu như không muốn tình trạng khó thở ở bé tăng lên.
- Đồ ăn cay nóng cần phải loại bỏ ra khỏi thực đơn bởi chúng sẽ kích thích gây ho nhiều và kéo dài hơn.
- Hoa quả có vị chua chát sẽ khiến trẻ khó long đờm như táo, mận cần phải kiêng.
- Bánh kẹo, đồ ngọt, nước ngọt có gas làm trẻ khó thở hơn.
Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
Khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cha mẹ không chỉ quan tâm đến chế độ ăn uống mà việc vệ sinh, tắm rửa cho trẻ cũng rất quan trọng. Đa số các bậc phụ huynh khi thấy bé bị viêm phế quản có triệu chứng ho, sổ mũi sợ trẻ nhiễm lạnh mà kiêng không tắm cho trẻ. Điều này là hoàn toàn sai lầm có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Trẻ bị viêm phế quản hoặc bất cứ bệnh đường hô hấp nào khác thì việc tắm, vệ sinh chân tay cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu tắm không đúng cách sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Cha mẹ cần:
- Tắm bằng nước ấm cho trẻ
- Không tắm quá lâu
- Sau khi tắm xong lau khô người cho trẻ rồi mới mặc quần áo
- Cần phải tắm trong phòng tắm kín gió, thông thoáng
Tất cả những thông tin về tình trạng trẻ bị viêm phế quản như dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc trẻ trên hi vọng giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Nhờ vậy mà phát hiện bệnh sớm, có cách điều trị, chăm sóc trẻ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh và bảo vệ sức khỏe của bé tốt nhất.
>> LÀM CHA MẸ CHỚ BỎ QUA: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em khi chuyển mùa điều trị như thế nào?