Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp thưởng xảy ra ở trẻ nhỏ, bùng phát vào thời điểm giao mùa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em. Tuy viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ không nguy hiểm nhưng nếu điều trị không kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu về viêm tiểu phế quản ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không, tự khỏi không và cách phòng ngừa, điều trị bệnh để bảo vệ bản thân, gia đình nhé.
Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là căn bệnh về đường hô hấp, do ký sinh trùng ảnh hưởng đến cuống phổi bằng cách xâm nhập qua đường mũi họng. Những vi khuẩn này sẽ khiến cho phế quản bị viêm nhiễm, sưng tấy; dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thử khiến bé hô hấp khó khăn.
Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở các bé dưới 2 tuổi, thậm chí các bé sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Viêm tiểu phế quản là một dạng của viêm phế quản, gặp ở trẻ nhỏ, do virus hợp bào hô hấp (RSV). Một số trường hợp là do virus cảm lạnh thông thường, xâm nhập vào hệ hô hấp khiến phế quản bị sưng phù và bị viêm. Kết quả sản sinh dịch nhầy khiến cho không khí khó lưu thông qua phổi.
Viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi, phổ biến ở bé trai hơn bé gái. Bệnh bùng phát vào mùa đông, có thể kéo dài sang đầu mùa xuân.
Đây là bệnh lây nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp hoặc sử dụng khăn, đồ chơi,… của trẻ mắc viêm tiểu phế quản sau đó chạm vào miệng, mắt, mũi.
Nguyên nhân
Do vi khuẩn, nấm, virus
Nguyên nhân chính gây ra viêm tiểu phế quản là do vi rút hợp bào hô hấp. Ngoài ra, một số loại nấm; và vi khuẩn khác gây cảm lạnh cũng là nguyên nhân gây ra viêm tiểu phế quản.
Tiếp xúc với người mắc bệnh
Bệnh có thể lây qua các giọt nước khi người bệnh ho, nói chuyện; chạm vào mắt, mũi, miệng người khỏe mạnh. Chính vì vậy, trẻ có nguy cơ mắc bệnh khi mà tiếp xúc với những người mắc viêm tiểu phế quản.
Môi trường sống của bé không tốt
Đây cũng là lý do khiến các bé dễ mắc viêm tiểu phế quản hơn những đứa trẻ khác. Môi trường sống có thể ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí độc; hoặc những người xung quanh thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào. Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài thì bé không chỉ mắc bệnh viêm tiểu phế quản mà còn mắc nhiều căn bệnh về đường hô hấp khác.
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh cao
Những trẻ sinh non thì hệ thống miễn dịch rất yếu; yếu hơn những đứa trẻ bình thường nhiều lần. Vì thế virus gây viêm tiểu phế quản có thể dễ dàng xâm nhập. Các bé dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thời tiết thay đổi thất thường sẽ vô tình tạo môi trường thuận lợi để nấm; vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.
Trẻ không được bú sữa mẹ
Không chỉ trẻ sinh non mà các đứa trẻ không được bú sữa mẹ, tỷ lệ mắc các loại bệnh cũng cao hơn bình thường. Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chúng sẽ điều tiết để phù hợp với bé. Các bé được bú sữa mẹ sẽ có hệ thống miễn dịch tốt hơn so với những trẻ uống sữa ngoài. Vì vậy để tránh con mắc bệnh tốt nhất mẹ lên cho con bú sữa mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.
Môi trường sống đông đúc
Môi trường sống đông đúc là môi trường truyền nhiễm các căn bệnh. Ví dụ như cha mẹ cho trẻ đi lớp quá sớm, các bạn ở lớp mắc bệnh, chị em, bố mẹ cũng đang mắc căn bệnh về đường hô hấp như bệnh phổi,…
Yếu tố nguy cơ
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi hệ miễn dịch còn non yếu, có nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản cao nhất. Một số yếu tố nguy cơ gây viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh; hoặc khiến bệnh tiến triển nặng hơn gồm:
- Bé bị sinh non
- Trẻ mắc bệnh lý tim, phổi
- Suy giảm hệ thống miễn dịch
- Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
- Tiếp xúc với khói thuốc lá
- Môi trường sống chật chội
- Tiếp xúc với nhiều trẻ khác nhau
- Có người trong gia đình bị nhiễm trùng hô hấp
Triệu chứng
Trong những ngày đầu: Biểu hiện của viêm tiểu phế quản giống với bị cảm lạnh thông thường nên rất dễ bị nhầm lẫn:
- Chảy nước mũi
- Ngạt mũi
- Có thể kèm theo sốt nhẹ
Một hoặc hai tuần sau đó
- Thở khò khè
- Khó thở hoặc thở nhanh
- Nhịp tim nhanh
Ở những trẻ khỏe mạnh các triệu chứng viêm tiểu phế quản trên thường tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, bị bệnh tim, bệnh phổi, nhiễm trùng có thể nặng hơn cần phải nhập viện để điều trị.
Phải đưa trẻ bị viêm tiểu phế quản đi khám bác sỹ khi:
- Trẻ ói mửa, da xanh tím tái nhất là xung quanh môi, móng tay
- Trẻ thở rất nhanh, hoặc khó thở bị kiệt sức do cố gắng thở
- Thở khò khè
- Không muốn uống đủ nước, khi ăn hít thờ quá nhanh
>> TÌM HIỂU: Viêm phế quản là gì?
Phòng ngừa
Trẻ em có thể bị viêm tiểu phế quản khi nhiễm virus cảm lạnh thông thường. Do vậy, để phòng ngừa bệnh cần phải:
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, bị sốt, nhất là trẻ sinh non.
- Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Trong gia đình có người bị cảm lạnh cần phải khử trùng các khu vực bằng dung dịch thuốc tẩy và nước. Đeo khẩu trang và rửa tay sạch trước khi chạm vào bé. Nếu bé bị viêm tiểu phế quản cần để bé ở nhà cho đến khi khỏi hoàn toàn, tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
- Sử dụng đồ dùng 1 lần và phải bỏ ngay khi đã dùng, sau đó rửa tay sạch sẽ.
- Không cho bé bị viêm tiểu phế quản dùng chung ly, cốc, chén với người khác.
- Luôn giữ tay chân sạch, khi đi xa nên chuẩn bị nước rửa tay tiện dụng cho chính mình và trẻ.
- Tiêm vắc xin palivizumab (Synagis) không phải là vaccine đặc trị viêm tiểu phế quản nhưng có thể giúp giảm khả năng virus RSV gây nhiễm trùng ở trẻ. Liều lượng 1 liều/tháng trong mùa cao điểm, tháng 10 – tháng 3 năm sau.
Thắc mắc thường gặp về bệnh viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan không điều trị, để bệnh tiến triển nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
- Nhiễm thêm vi trùng gây viêm phổi
- Suy hô hấp nặng cần phải nhập viện để hỗ trợ hô hấp đến khi kiểm soát được
- Viêm tai giữa
- Nhiễm trùng phổi
- Có nguy cơ phát triển thành hen suyễn
Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không, bao lâu thì khỏi?
Bệnh viêm tiểu phế quản có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý, không phải có thể tự khỏi được mà chủ quan không điều trị.
Một số trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ có thể kéo dài hơn trên 2 tuần, bệnh diễn tiến nặng hơn, gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
- Trẻ nhỏ < 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, nhẹ cân
- Suy giảm miễn dịch
- Suy dinh dưỡng nặng, bị bệnh tim, phổi
Đa số (75%), viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ có thể tái phát lại trong vòng 1 năm sau đó.
Điều trị viêm tiểu phế quản
Chữa viêm tiểu phế quản không rút ngắn thời gian bệnh mà chỉ làm giảm một số triệu chứng và giúp trẻ thoải mái hơn.
Viêm tiểu phế quản uống thuốc gì?
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em 90% là do virus gây ra nên uống thuốc kháng sinh sẽ không cần thiết. Nhưng thực tế thì đến 90% đơn thuốc có sử dụng kháng sinh. Bởi lẽ, sử dụng thuốc kháng sinh khi bệnh có dấu hiệu triệu chứng nhiễm khuẩn, gồm:
- Sốt kéo dài
- Tình trạng sức khỏe xấu
- Nghi ngờ ho gà, uống kháng sinh tránh lây lan
- Có nguy cơ cao bị viêm phổi
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch
Việc điều trị viêm tiểu phế quản xoay quanh 2 vấn đề: Điều trị triệu chứng và liệu pháp kháng sinh (khi cần).
Trẻ bị viêm tiểu phế quản cần uống những loại thuốc sau theo đơn kê của bác sĩ:
- Thuốc hạ sốt: Acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen (chỉ dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ).
- Thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi: Vệ sinh bằng nước muối sinh lý, dùng máy phun sương. Không dùng thuốc kháng histamin và các thuốc chống sung huyết mũi.
- Dùng khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản khi trẻ ho khò khè.
- Các thuốc làm loãng đờm: Acetylcystein, bromhexin, carbocystein.
- Thuốc kháng virus: Không được khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ do virus gây viêm tiểu phế quản thì thuốc kháng virut cúm cần được dùng trong 36 giờ đầu kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.
- Kháng sinh: Chỉ sử dụng khi trẻ viêm tiểu phế quản gặp biến chứng viêm phổi, bội nhiễm vi khuẩn…
Chữa viêm tiểu phế quản bằng lá trầu không
Lá trầu và gừng
- 10 lá trầu thái nhỏ, 5 lát gừng cho vào bát giã nhuyễn.
- Đổ nước sôi ngập 3/4 bát, ngâm trong khoảng 20 phút.
- Vò lá trầu, vắt hết nước, gạn lấy hỗn hợp nước thuốc.
Sử dụng 2 lần/ngày, sau khi ăn 30 phút. Thực hiện liên tục từ 5 – 6 ngày, ngừng hơn 1 tháng sau uống lại nếu bệnh viêm tiểu phế quản tái phát.
Lá trầu và mật ong
- Lấy 10 lá trầu thái nhỏ, cho vào bát giã nhuyễn.
- Cho nước sôi vào đến khi ngập 3/4 bát, ngâm trong 20 phút.
- Vò và vắt hết nước, gạn lấy nước thuốc.
Sau cho 3 – 4 thìa mật ong vào trộn đều. Cho trẻ viêm tiểu phế quản dùng sau bữa ăn 30 phút; liều lượng 2 lần/ngày. Uống liên tục trong 8 – 10 ngày.
Đắp lá
Hơ nóng lá trầu rồi dán vào ngực khi ngủ vào buổi tối
Chữa viêm tiểu phế quản bằng quất
Quất được coi là một bí quyết chữa ho cũng như các bệnh về tai mũi, họng rất tốt.
- Lấy khoảng 500 gam quất tươi cắt đôi.
- Cho vào bình thủy tinh ngâm cùng với mật ong thêm vài lát gừng.
- Chờ 4 đến 5 ngày cho nước cốt của quất chảy ra hòa cùng với mật ong.
- Lấy nước ấy cho trẻ uông ngày 2 lần.
Qua một vài tuần sử dụng bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm đi rất nhiều đấy.
Ngoài ra, để điều trị viêm tiểu phế quản cho bé hiệu quả hơn, cha mẹ bé nên:
- Cho trẻ đến bệnh viên để hút dịch nhầy.
- Luôn giữ độ ẩm không khí ở độ ẩm mát hoặc sương mù giúp giảm tác nghẽn trẻ dễ thở và giảm ho dễ dàng.
- Cho trẻ uống nước: Khi bé bị viêm tiểu phế quản cấp thường bị mất nước nên cần phải bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Tốt nhất nên bổ sung nước hoa quả hoặc nước gelatin.
- Giữ môi trường không khí sạch sẽ, không khói thuốc.
>> XEM THÊM: Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều, sốt, thở khò khè điều trị như thế nào?