Bệnh phổi ngày càng trở nên phổ biến và xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, trong mọi lứa tuổi. Các loại bệnh phổi có thể gồm: Viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi, xơ phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi… Để tìm hiểu rõ hơn bệnh phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bệnh phổi là gì?
Những rối loạn, tổn thương ảnh hưởng đến phổi, cơ quan hô hấp giúp con người thở được gọi là bệnh phổi. Các rối loạn này có thể gây ra tình trạng phổi không cung cấp đủ oxy đi nuôi dưỡng cơ thể.
Bệnh phổi bao gồm:
- Viêm phế quản, hen phế quản, khí phế thũng
- Những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh phổi trắng, bệnh phổi có nước
- U hạt, xơ hóa phổi
- Ung thư phổi
Phổi đóng vai trò trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và cơ thể. Hàng ngày phổi nở rộng, xẹp lại liên tục để hấp thụ O2 và thải khí CO2. Khi bất cứ phần nào trong hệ hô hấp có vấn đề thì bệnh phổi có thể xảy ra.

Triệu chứng bệnh phổi
Tùy thuộc vào chứng loại bệnh phổi mắc phải mà sẽ có triệu chứng dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, có thể phát hiện bệnh nhờ những triệu chứng chung thường gặp sau:
- Ho có đờm, ho ra máu
- Khó thở, thở ngắn
- Khi hít vào, thở ra cảm thấy khó chịu hoặc đau
- Suy giảm khả năng vận động
Triệu chứng phổ biến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD):
- Khó thở, tăng mạnh khi luyện tập thể dục thể thao
- Tức ngực, thở khò khè
- Ho kéo dài, liên tục kèm theo đờm nhầy
Dấu hiệu hen phế quản thường gặp:
- Khó thở, thở khò khè
- Tức ngực
- Ho
Triệu chứng bệnh ung thư phổi:
- Ho ra máu
- Đau tức ngực, khó thở, thở ngắn
- Ho kéo dài
- Thở khò khè, khản tiếng
- Chán ăn, giảm cân
- Viêm phổi liên tục hoặc không thuyên giảm
Để biết chính xác mình mắc loại bệnh phổi nào, tốt nhất khi có triệu chứng bệnh bạn hãy đến gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây bệnh phổi
Mỗi loại bệnh phổi sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng. Trong đó:
- Nguyên nhân gây hen suyễn chỉ yếu là do các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo… và yếu tố di truyền.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lại do khói thuốc lá, các chất kích thích khác như rượu bia và thiếu alpha-1-antitrypsin.
- Hầu hết người bị ung thư phổi là do hít phải khói thuốc lá (cả trực tiếp hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá).

Nguy cơ mắc phải bệnh phổi
Hiện nay, bệnh phổi rất phổ biến, xảy ra ở tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác:
- Gia đình có tiền sử hoặc có người đang mắc bệnh
- Hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc lá
- Tiếp xúc với khí thải, hóa chất độc hại như khí radon, amiăng, khói đốt nhiên liệu…
- Có cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng, sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng)…
Chẩn đoán bệnh phổi
Để chẩn đoán bệnh phổi thì cần áp dụng những kỹ thuật sau:
Bác sĩ thăm khám, hỏi về triệu chứng, bệnh sử, tiền căn tiếp xúc với những chất gây kích thích nào, nghe phổi.
Thực hiện các xét nghiệm nếu cần thiết:
- Hen phế quản: Đo phế dung, kích thích phế quản, chụp X – quang ngực, điện tâm đồ, các xét nghiệm khác.
- COPD: Đo phế dung, chụp X – quang ngực, CT scan ngực, xét nghiệm khí động mạch máu
- Ung thư phổi: Chụp X – quang ngực, CT scan ngực, xét nghiệm đờm, nội soi phế quản, mở ngực, chọc hút bằng kim.
Điều trị bệnh phổi an toàn và hiệu quả
Đối với bệnh hen suyễn, các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát bệnh và áp dụng các biện pháp phòng tránh.
- Thuốc phòng ngừa sử dụng hàng ngày, trong thời gian dài: Đồng vận beta 2 tác dụng dài, corticosteroid dạng hít (ICS), leukotrienemodifiers, cromolyn và nedocromil, theophylline.
- Thuốc cắt cơn nhanh: Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn và các đồng vận beta 2 tác dụng ngắn dạng hít. Chẳng hạn như pirbuteral, albuterol…
- Tránh xa các yếu tố như khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, lông đột vật nuôi…

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính điều trị giảm triệu chứng:
- Sử dụng các loại thuốc sau: Kháng sinh, thuốc giãn phế quản, steroid dạng hít.
- Ngừng hút thuốc đối với người hút thuốc
- Hạn chế tiếp xúc với khói, bụi…
- Có thể thực hiện: Chích ngừa phế cầu, cúm, liệu pháp oxy, phục hồi chức năng phổi và phẫu thuật.
Riêng bệnh ung thư phổi thường điều trị một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau, tùy thuộc vào loại ung thư, tình trạng bệnh. Bao gồm:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Hóa trị
- Sử dụng thuốc
Thói quen sinh hoạt hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh phổi
Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh phổi, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
- Tránh khói thuốc lá
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng…
- Người bệnh phổi nên ăn: Tỏi, súp lơ, gừng, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hoa quả có màu cam, bơ, táo, cá hồi, cá mòi, cá ngừ…
- Kiểm tra nồng độ khí radon trong không khí ở nơi làm việc và trong nhà.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như amiăng. Đây là chất có thể gây xơ phổi, sẹo phổi, ung thư phổi và những bệnh phổi nguy hiểm khác.
- Mang đồ bảo hộ khi phải làm việc ở môi trường khói bụi, hóa chất độc hại. Chẳng hạn như mặt nạ chuyên dụng, quần áo, giày dép bảo hộ…
- Tiêm phòng ngừa cảm cúm, chích ngừa viêm phổi
- Khi bị ho kéo dài lâu ngày không khỏi, đau tức ngực, khó thở… thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời.
- Đối với người hay hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi hoặc người trên 45 tuổi có thể phải thực hiện hô hấp ký.
Trên đây là tất cả giải đáp về bệnh phổi. Hi vọng rằng qua những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!