Bệnh phổi ăn gì hỗ trợ phổi bình phục nhanh hơn? Phổi là cơ quan quan trọng của cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học hàng ngày sẽ giúp phổi khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Hãy cùng điểm danh những loại thực phẩm bạn nên dùng khi mắc bệnh phổi sau đây.
7 thực phẩm trả lời bệnh phổi ăn gì tốt cho phổi
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh phổi. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị bệnh phổi nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
Nghệ

Đây là một loại gia vị thường dùng để chế biến thức ăn. Không những vậy, trong nghệ còn chứa nhiều các hoạt chất có lợi như curcumin giúp ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, nghệ còn có tác dụng chống viêm, trị ho có đờm và oxy hóa cao.
Các loại hạt
Óc chó, hạt dẻ, các loại ngũ cốc nguyên hạt,.. rất giàu omega 3 và chất chống oxy hóa. Khi sử dụng thường xuyên các loại hạt này sẽ giúp bạn chống lại bệnh ung thư phổi, bệnh phổi.
Hành tây

Với những người bị viêm phế quản mãn tính hay viêm phổi, ung thư phổi do hút thuốc lá nhiều thì hãy ăn thật nhiều hành tây trong bữa ăn hàng ngày. Thói quen này sẽ giúp bạn khử độc tố thuốc lá có trong phổi.
Trà xanh
Với câu hỏi: Người bị bệnh phổi ăn gì giúp điều trị bệnh nhanh hơn? Câu trả lời đó chính là việc sử dụng trà xanh hàng ngày.
Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế thuộc Đại học Marylan (Nhật Bản), trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao như: EC, EGCG, EGC, ECG có tác dụng làm giảm nguy cơ và điều trị bệnh ung thư hiệu quả. Không những vậy, chất catechin, flavonoid, tannin có trong trà xanh rất có lợi cho phổi, ngăn chặn các bệnh lý cảm cúm, viêm phế quản mãn tính, bệnh hen phế quản,…
Các sản phẩm từ sữa

Pho mát, sữa tươi, sữa chua,.. là những thực phẩm quan trọng với những người đang bị tổn thương phổi bởi trong sữa có chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất rất tốt cho phổi.
Gừng
Gừng có chứa nhiều các chất dinh dưỡng như gingerol, vitamin C, vitamin B có tác dụng làm ấm phổi, tăng lưu thông, long đờm, trị ho khan, ho có đờm rất tốt.
Lựu
Bệnh phổi ăn gì thì tốt? Theo các chuyên gia, lựu có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao, giúp ngăn ngừa sự hình thành của khối u ở phổi và giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư phổi hiệu quả.
Bệnh phổi kiêng gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn người bệnh phổi cần kiêng những thực phẩm sau:
Thực phẩm tăng đờm và ho
Muối, tinh bột và thịt là nguyên nhân khiến cho tình trạng ho và đờm nặng hơn. Vì thế, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm này:
- Thịt lợn, cá, gà, những loại thịt có màu đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
- Đồ ngọt.
- Các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.
- Các món mỳ, nhất là các loại chứa mỳ trắng.
- Đồ ăn chế biến sẵn.
- Ngũ cốc tinh chế.

Kiêng ăn thực phẩm gây đầy hơi
Rau họ nhà cải ngon và bổ dưỡng nhưng lại gây đầy hơi, chướng bụng. Những người mắc bệnh phổi, đầy hơi làm tăng áp lực lên cơ hoành, khiến tình trạng khó thở nặng hơn.
Người bệnh có thể ăn bổ sung các thực phẩm sau để hạn chế tình trạng chướng bụng, đầy hơi như: bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, giá đỗ Bruxen, bồn cải…
Hạn chế đồ ăn chứa nitrat
Nitrat là chất được sử dụng để bảo quản thịt hộp. Nghiên cứu khoa học gần đây phát hiện ra nếu ăn đồ ăn chứa lượng lớn nitrat có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh về phổi; thậm chí có thể gây nên các đợt cấp và khiến bệnh nhân nhập viện.
Những chất nitrat cũng là nguyên nhân làm bệnh tiến triển nặng hơn. Người bị bệnh phổi nên ăn vừa phải, không nên ăn các thực phẩm có hàm lượng nitrat cao.
Thực phẩm có chứa lượng lớn nitrat bao gồm:
- Thịt xông khói, xúc xích
- Thịt nguội hoặc những thực phẩm ăn trưa chế biến sẵn.
- Dăm bông

Cảnh giác với những thực phẩm gây dị ứng
Những người bệnh phổi dị ứng với một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm này có thể làm các triệu chứng bệnh trở lên trầm trọng hơn. Cụ thể có thể làm ho tăng lên, kéo dài, người bệnh khó thở, thở khò khè và co thắt phế quản.
Nếu các dấu hiệu bệnh về phổi trở nên xấu đi sau khi ăn, bạn nên cân nhắc xem mình có bị dị ứng với loại thực phẩm nào dưới đây không:
- Trứng.
- Tôm, cua, ốc, sò…
- Các loại hạt ngũ cốc.
- Bột mỳ hoặc những loại ngũ cốc chứa gluten.
- Sữa, chế phẩm từ sữa.
- Đậu phộng.
- Hạt cây, như hạt dẻ, quả óc chó hoặc quả hồ đào.
- Đậu nành.
Bên cạnh việc người bị bệnh phổi ăn gì tốt cho quá trình điều trị thì cũng cần chú ý hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi bẩn, bụi độc hại; không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia. Thường xuyên vệ sinh và điều trị triệt để bệnh tai – mũi – họng sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus khiến bệnh phổi càng phức tạp và khó trị hơn.
>> Tìm hiểu: Bệnh phổi trắng là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả