Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể loại bỏ virus, vi khuẩn, tác nhân có hại ra bên ngoài. Tuy nhiên, trẻ ho nhiều sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng mà cho bé uống siro trị ho, thuốc kháng sinh ngay lập tức. Điều này có thể khiến tình trạng ho nghiêm trọng và khó chữa hơn. Vậy bé bị ho nhiều phải làm sao?
Tình trạng ho nhiều ở trẻ
Thông thường ho là biểu hiện triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Khi bé bị ho nhiều, ho kéo dài lâu ngày không khỏi, ho có tiếng ông ổng như gà gáy… thì có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó và cần phải có cách trị ho thích hợp.
Thông thường, những cơn ho không giúp chẩn đoán được chính xác loại bệnh gì. Để chẩn đoán được thì cần theo dõi 1 – 2 ngày, tiếng ho như thế nào, có kèm theo các triệu chứng bất thường nào không.

Khi bé bị ho kèm theo một số dấu hiệu dưới đây thì cần phải cho bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Khó thở
- Sốt cao trên 39 độ C
- Chán ăn, bỏ bú
- Da tím tái, nhợt nhạt
- Ho kéo dài hơn 2 tuần không thuyên giảm
Trẻ ho nhiều phải làm sao?
Để có cách điều trị hiệu quả thì cách tốt nhất các bậc phụ huynh nên cho bé đến bệnh viện thăm khám. Một vài thông tin dưới đây, cha mẹ có thể tham khảo trước khi cho bé đi khám:
Bé bị ho khan ngứa rát cổ họng
Nguyên nhân có thể là do bị dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất… Hoặc cũng có thể do những bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng dạng không sinh đàm hoặc ít đờm.
Cách khắc phục những cơn ho dạng này tốt nhất là:
- Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và nhỏ mũi.
- Tìm nguyên nhân gây dị ứng và loại bỏ.
- Cho bé đi khám bác sĩ để loại bỏ những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bé ho nhiều, ho có đờm hoặc dịch nhầy
Đây có thể là dấu hiệu cho biết bé đang bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang…
Nếu trẻ bị ho nhiều kèm theo sốt cao thì cần phải đưa bé đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng nhiễm trùng nặng, chữa trị khó khăn hơn.

Trẻ ho nhiều kèm thở khò khè
Bé bị ho nhiều kèm theo triệu chứng thở khò khè cho biết đường hô hấp của bé đang có đờm đặc. Đờm đặc chèn và làm giảm lưu thông không khí gây ra tiếng thở khò khè.
Thông thường đây là biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản, hen phế quản. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản ở giai đoạn tiến triển nặng cũng có thể gây ho nhiều kèm thở khò khè.
Khi đó, cha mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ sớm để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ho và có biện pháp chữa trị phù hợp.
Trẻ ho nhiều, tiếng ho như tiếng hải cẩu
Thông thường tình trạng ho nhiều và tiếng ho như tiếng hải cẩu sẽ trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm. Để có thể giảm cơn ho thì cần phải giữ ẩm không khí. Dùng máy phun sương, máy làm ẩm để làm ẩm không khí. Hoặc có thể cho bé xông hơi khi tắm sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.
Nếu trẻ khó thở thì cần cho bé đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp, đẩy lùi cơn ho nhanh chóng.
Bé ho nhiều, sổ mũi và sốt
Trẻ ho nhiều, sốt, sổ mũi có thể là bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Cảm cúm, cảm lạnh
- Trẻ mọc răng
- Viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản
- …
Chính vì vậy, để có thể chẩn đoán được chính xác trẻ mắc bệnh gì thì cần phải căn cứ vào dấu hiệu nhận biết từng loại bệnh. Đồng thời, phải được bác sĩ thăm khám và kiểm tra.
Bé bị ho gà
Đa số trẻ nhỏ đều được tiêm phòng ho gà từ khi còn nhỏ nên hiện không còn phổ biến. Tuy nhiên, khi đã tiêm phòng thì trẻ vẫn có thể bị ho gà. Tiếng ho ông ổng như tiếng gà gáy.
Bệnh ho gà do vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi và sưng phổi, cũng như những cơ quan khác của hệ hô hấp. Bệnh có thể gây viêm phổi, tổn thương não, co giật, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
Cha mẹ cần hết sức lưu ý, khi thấy bé có các biểu hiện triệu chứng của bệnh ho gà thì cần phải ngay lập tức cho bé đi khám.

Bé ho nhiều và sốt về đêm
Trẻ nhỏ bị ho nhiều về đêm và sốt do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Cảm lạnh, cảm cúm
- Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa
- Bệnh hen phế quản, sốt xuất huyết
- Viêm họng, viêm xoang, viêm phổi
- Bệnh lao, dị ứng, sởi, ho gà
- …
Khi đó, để có thể có cách điều trị đúng phù hợp thì cần phải cho trẻ đến bệnh viện thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc hoặc siro ho khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi lẽ có thể khiến cho tình trạng ho của bé nghiêm trọng hơn, kéo dài và khó điều trị hơn.
Trên đây là giải đáp bé ho nhiều phải làm sao. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh chăm sóc và bảo vệ bé tốt hơn để bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt nhất.
>> XEM THÊM:
- Cách trị ho tại nhà nhanh nhất bằng thảo dược tự nhiên an toàn và hiệu quả
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm khi ngủ?