Thời tiết thay đổi, sức đề kháng kém, có thói quen hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại,… là nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trong đó có bệnh nhiễm trùng phổi. Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu và nhận biết loại bệnh này trong bài viết dưới đây!
Bệnh nhiễm trùng phổi là gì?
Nhiễm trùng là do vi sinh vật cực nhỏ gây nên gồm có vi khuẩn, virus và nấm. Nó có thể nằm ở bất cứ vật gì chúng ta tiếp xúc. Trong thức ăn hoặc không khí ô nhiễm.
Bệnh nhiễm trùng phổi chủ yếu là do viêm các tiểu phế nang hoặc phế nang thường gặp là viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính, viêm tiểu phế quản không được điều trị kịp thời khiến vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng thâm nhập vào phổi.
4 triệu chứng nhiễm trùng phổi bạn nên chú ý
Để biết được bạn có đang bị nhiễm trùng phổi, bệnh phổi hay không, hãy tìm hiểu những biểu hiện triệu chứng dưới đây nhé!
-
Sốt
Nhiệt độ cơ thể của mỗi con người là khác nhau. Tuy nhiên mức nhiệt 37 độ C là phổ biến. Sốt ở nhiệt độ cao trên 37,5 độ C là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị nhiễm trùng phổi do vi khuẩn. Phương pháp điều trị triệu chứng này là sử dụng thuốc kháng sinh do bác sỹ kê. Bạn hãy uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ cho đến khi vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. Không nên tự ý dừng thuốc sẽ dẫn tới vi khuẩn kháng thuốc.
-
Ho tăng lên
Ho khan hoặc ho có đờm nhiều hơn, dữ dội hơn thường là triệu chứng của nhiễm trùng ở phổi đang tiến triển. Bạn cần có sự can thiệp y tế ngay để giảm tình trạng khó khăn đang gặp phải.
-
Khó thở tăng
Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh nhiễm trùng phổi phải kể tới dấu hiệu khó thở tăng lên, thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
-
Đau tức ngực
Nhiễm trùng phổi có biểu hiện đau tức ngực. Tuy nhiên, cơn đau ngực do nhiễm trùng ở phổi thường là những cơn đau ngắn. Đau ngực nặng hơn khi hít thở sâu hoặc khi ho. Rất nhiều người bệnh cảm thấy cơn đau ngực giống như áp lực trong lồng ngực. Dù bạn có những kiểu đau tức ngực như thế nào chăng nữa thì việc liên hệ với chuyên gia y tế để giải quyết tình trạng này là cần thiết nhất.
Nhiễm trùng phổi có lây không? Có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng phổi có lây không?
Các chuyên gia nghiên cứu về bệnh đường hô hấp cho biết, nhiễm trùng phổi là bệnh lây lan. Bởi lẽ, nhiễm trùng phổi chủ yếu là do vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Tuy nhiên, bệnh lây lan không quá đáng sợ như nhiều người nghĩ. Nhiễm trùng phổi lây lan qua nước bọt bắn ra khi hắt hơi, nói chuyện và ho.
Sự lây nhiễm bệnh không phụ thuộc vào chủng loại vi khuẩn, virus mà dựa vào sự nhạy cảm của người tiếp xúc với nguồn bệnh. Người cao tuổi, trẻ nhỏ, người bị suy dinh dưỡng hoặc đang điều trị ung thư là những người dễ bị lây nhiễm.
Như vậy, có thể khẳng định rằng nhiễm trùng phổi có lây không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường thích hợp chứ không phải lây nhiễm dễ dàng.
Nhiễm trùng phổi có nguy hiểm không?
Bệnh nhiễm trùng phổi nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Biến chứng nhiễm trùng phổi có thể xảy ra gồm:
- Tràn dịch màng phổi: Các dịch nhầy cản trở lưu thông đường thở gây khó thở.
- Vi khuẩn đi vào máu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ rất dễ lan nhanh sang các bộ phận khác và hủy hoại, khiễn nhiễm trùng phổi trở nên nghiêm trọng.
- Áp xe phổi: Xuất hiện khoang chứa mủ trong khu vực bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng phổi. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm cần được phát hiện sớm.
- Hội chứng ARDS – Suy hô hấp cấp: khó thở, tức ngực và giảm dần lượng oxy máu
Như vậy, để kết luận, bệnh nhiễm trùng phổi có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm tình trạng bệnh, thể trạng của người bệnh và phương pháp điều trị nhiễm trùng phổi. Do đó, cách tốt nhất là khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thuốc điều trị nhiễm trùng phổi
Để điều trị nhiễm trùng phổi kịp thời, người bệnh dùng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày dùng thuốc bệnh sẽ khỏi. Nhiễm trùng phổi ở giai đoạn nặng cần phải đến gặp bác sĩ truyền chất dịch kháng sinh. Người bệnh sẽ được hỗ trợ thở oxy, sử dụng thuốc làm sạch hết đờm. Đồng thời sẽ được đưa vào điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt.
Phòng ngừa nhiễm trùng phổi
Quá trình điều trị nhiễm trùng phổi kéo dài và tốn kém. Vì thế, cách tốt nhất là phòng tránh bệnh ngay từ đầu. Bạn hãy:
- Có thói quen sinh hoạt khoa học
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi. Nhất là khi bạn đang gặp các vấn đề về phổi.
- Nếu có các dấu hiệu nghi bị nhiễm trùng phổi như sốt cao, đau tức ngực, có thể uống aspirin hoặc paracetamol để giảm triệu chứng.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, tránh mất nước cho cơ thể.
Nếu các triệu chứng nhiễm trùng phổi trên sau 2 – 3 ngày không hết cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Khi điều trị cần uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu sốt cao trong thời gian dài, khó thở, tức ngực, xạm da, nước bọt chuyển sanh hoặc vàng, khô môi, móng tay tím tái,… hãy đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Hi vọng rằng, qua những thông tin bệnh nhiễm trùng phổi trên sẽ giúp bạn có thể tự “bắt” được bệnh lý cho mình. Từ đó, có những phương pháp đối phó kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây nên.
THAM KHẢO THÊM: 5 loại vitamin thiết yếu giúp bạn giải tỏa nỗi lo ăn gì bổ phổi