Bệnh sưng phổi là gì? Sưng phổi có phải là bệnh viêm phổi không? Vì sao lại bị sưng phổi? Bệnh nhân bị sưng phổi nên và không nên ăn những gì?, v.v,… là những câu hỏi bác sỹ nghe nhiều nhất. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem các chuyên gia sức khỏe đã trả lời bệnh nhân như thế nào về loại bệnh lý này nhé!
8 câu hỏi và trả lời thường gặp về bệnh sưng phổi
Sưng phổi là một trong những bệnh phổi ít người biết đến, dưới đây là những câu hỏi thường gặp về căn bệnh này:
-
Bệnh sưng phổi là gì?
Sưng phổi là tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thời kỳ đầu có thể bị viêm có mủ, sau đó dẫn tới hoại tử thành sưng phổi có đờm.
Có hai dạng viêm phổi thường gặp là viêm phổi mắc ở cộng đồng và viêm phổi mắc ở bệnh viện.
-
Triệu chứng sưng phổi thể hiện ra sao?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sưng phổi chủ yếu là sốt cao kèm rét run, ho khan tức ngực, ho có đờm nhiều hơi tanh. Bệnh chủ yếu gặp ở những người độ tuổi trưởng thành.
Dấu hiệu bệnh sưng phổi theo nguyên nhân gây bệnh
- Biểu hiện bệnh sưng phổi do virus: Hiếm gặp nhưng dấu hiệu lại khá dễ nhầm lẫn nên cần hết sức lưu ý. Triệu chứng gồm ho có đờm trắng trong, đờm hay bị vướng ử cổ; khó thở, người đau mỏi rã rời như bị cúm, sốt…
- Triệu chứng bệnh sưng phổi do vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập gây sưng phổi trú ngụ tại thùy phổi gây ho có đờm vàng, xanh; sốt cao, rét run, ra mồi hôi; đau tức ngực và khó thở…
- Biểu hiện bệnh sưng phổi do vi trùng Mycophasma pnemonnia: Siêu vi trùng này là thủ phạm điển hình nhất. Tuy nhiên lại vô cùng nguy hiểm bởi dấu hiệu bệnh rất mờ nhạt. Biểu hiện giống với sưng phổi do virus, vi khuẩn nhưng nhẹ hơn và dễ nhầm lẫn hơn.
- Dấu hiệu sưng phổi do Pneumocystic carinnii: Rất hiếm, chỉ gặp ở những người ghép tạng; bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch; hóa trị liệu, HIV… Các triệu chứng điển hình là sốt cao, khó thở và ho dai dẳng.
- Triệu chứng bệnh sưng phổi do nấm: Dấu hiệu cũng giống như các nguyên nhân khác. Nấm gây ra bệnh sưng phổi cấp và mạn tính. Tuy nhiên tỷ lệ hiếm hơn rất nhiều.
-
Bệnh sưng phổi có phải là bệnh phổi không?
Thực chất, sưng phổi và viêm phổi là cùng một loại bệnh.
-
Vì sao lại bị sưng phổi? Nguyên nhân thường gặp và nguy hiểm nhất?
- Phổi bị viêm thường là do nhiễm siêu vi trùng hoặc vi trùng. Thông thường nguyên nhân dẫn tới bệnh sưng phổi là: hít phải các chất hóa học hay vi trùng từ miệng, dạ dày vào phổi, nghiện rượu, sử dụng quá nhiều các loại thuốc, người có hệ miễn dịch suy giảm, những người đã bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm họng, v.v,…
- Trong tất cả các nguyên nhân gây viêm phổi thì viêm phổi mắc ở cộng đồng hay gặp nhất. Đây là một dạng bệnh lý thường xuất hiện ở trường học, viện dưỡng lão,…
- Nguyên nhân gây bệnh sưng phổi nguy hiểm nhất là viêm phổi mắc ở bệnh viện.
-
Bị sưng phổi nên và không nên ăn những gì?
Thực phẩm nên ăn
Những bệnh nhân bị sưng phổi nên lựa chọn các loại thức ăn thanh đạm, giàu dinh dưỡng. Đối với những người mới bị sốt ở giai đoạn đầu thì nên chọn các món ăn loãng, nhuyễn như cháo, súp, rau chín nhừ hoặc nước ép các loại hoa quả tươi như cam, lê, quả tỳ bà, v.v,…
Trái cây và rau nhiều màu sắc, thực phẩm giàu protein, ngũ cốc nguyên hạt, mật ong… là những thực phẩm người bệnh sưng phổi nên bổ sung vào thực đơn.
Thực phẩm cần kiêng
Bên cạnh những món ăn bổ dưỡng, tốt cho quá trình chữa bệnh viêm phổi, bệnh nhân nên chú ý tránh sử dụng các loại thực phẩm:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm cay gây kích thích, rượu, bia.
- Các loại thực phẩm đông lạnh.
- Hạn chế đồ ăn chứa nitrat như thịt xông khói, xúc xích…
- Thực phẩm gây đầy hơi gồm giá đỗ, bông cải xanh, bắp cải…
- Cảnh giác với những thực phẩm gây dị ứng.
Những loại thực phẩm này có thể gây kích thích niêm mạc phế quản dẫn tới tình trạng ho có đờm tăng lên, nặng hơn kèm các biến chứng nguy hiểm.
-
Bệnh sưng phổi thường kéo dài trong bao lâu thì hết?
Bệnh nhân mắc sưng phổi có thể kéo dài trong từ vài ngày đến vài tuần. Vấn đề bệnh sưng phổi bao lâu thì hết sẽ phụ thuộc vào việc điều trị có kịp thời; đúng phương pháp hay không.
Sau khi hết bệnh sưng phổi, bệnh nhân có thể mất từ một đến vài tuần để hồi phục sức khỏe như trước.
-
Biến chứng của bệnh viêm phổi thường gặp là gì?
Hội chứng suy hô hấp tiến triển, áp-xe phổi, viêm phổi mạn tính,.. là những biến chứng nguy hiểm hay gặp ở người bị bệnh viêm phổi. Ngoài ra, những biến chứng về bệnh tim mạch, tiêu hóa và thần kinh có thể xảy ra khi sưng phổi.
-
Chích ngừa sưng phổi
Các bác sĩ chuyên khoa hô hấp khuyến cáo nên chích ngừa sưng phổi. Đây là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
- Thuốc chích ngừa sưng phổi ở người lớn: Thể đa trị (polyvalent) được tổng hợp từ 23 chất polysaccharides điều chế từ bao vi trùng S. Pneumoniae. Thực hiện chích ngừa sưng phổi thì hơn 90% sẽ không bị bệnh do do vi trùng S. Pneumoniae gây ra.
- Thuốc chích ngừa sưng phổi cho trẻ em: có thể dùng seven-valent pneumococcal vaccine; hoặc ten-valent pneumococcal vaccine.
Với 8 thắc mắc mà bệnh nhân hay hỏi bác sỹ ở trên, hi vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết khi gặp phải tình huống tương tự. Để phòng ngừa tốt bệnh sưng phổi hay viêm phổi thì bạn chú ý điều trị tốt ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai-mũi-họng; Chữa dứt điểm các đột viêm phế quản cấn và mạn tính; Giữ ấm cơ thể không bị nhiễm lạnh, nhất là vùng cổ và ngực; Không hút thuốc lá, thuốc lào và tiếp xúc với khói thuốc; Tăng cường tập thể dục và sử dụng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất,…