Các bác sỹ chuyên khoa sẽ có phác đồ điều trị viêm phế quản phổi chính xác, hiệu quả phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Vậy thông thường một phác đồ chữa trị như vậy gồm những gì? Có lẽ rất nhiều người vẫn chưa nắm được rõ vấn đề này.
Những yếu tố thuận lợi gây viêm phế quản phổi
Viêm phế quản phổi thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi vào các tháng Đông – Xuân. Trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng hay đẻ non hoặc người già cả có sức đề kháng yếu hơn những lứa tuổi khác dễ mắc căn bệnh này. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường, cơ địa dị ứng, đang mắc bệnh ho gà, cúm, sởi cũng là yếu tố thuận lợi cho viêm phế quản phổi “hoành hành”.
Việc chữa trị viêm phế quản- phổi sẽ phụ thuộc nhiều vào những yếu tố mà bác sỹ chuyên khoa thu thập được từ đó có phác đồ điều trị viêm phế quản phổi chính xác.
Phác đồ điều trị viêm phế quản phổi gồm những gì?
Thông thường một phác đồ chữa bệnh viêm phế quản phổi gồm có:
Chẩn đoán lâm sàng viêm phế quản phổi
- Người bệnh có tiền sử nhiễm trùng nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi.
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C.
- Ho và thở nhanh (trên 50 lần/phút).
- Bú kém, chán ăn, giảm ý thức (thể nặng).
- Co kéo lõm trên và dưới xương ức, người xanh tím.
- Nghe phổi có tiếng ran. ran nhỏ lan tòa hoặc khu trú. Gõ hơi đục từng vùng và truyền âm thanh tăng (tiếng dội phổi).
Các xét nghiệm
Khi xét nghiệm công thức máu thì thấy số lượng bạch cầy tăng, bạc cầu trung tính tăng cao.
Cấy dịch tìm nguyên nhân: Các bác sỹ có thể lấy dịch tị hầu, lấy dịch nôi khí quản hay soi tươi và nuôi cấy tìm vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
Ngoài ra, việc làm xét nghiệm CRP nếu cần để phân biệt với bệnh viêm phổi do virus gây nên.
Chụp X- Quang phổi
Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu nằm trong phác đồ điều trị viêm phế quản phổi nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như mức độ bệnh từ đó có hướng chữa trị cụ thể.
Các phương pháp điều trị
Sau khi các bác sỹ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp chữa trị bệnh như:
Điều trị triệu chứng
Nếu bệnh nhân sốt trên 38°C sẽ cho dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol (10-15mg/kg). Cứ 6 giờ sẽ dùng 1 lần đến khi nhiệt độ của bệnh nhân ổn định trở lại. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ sử dụng không quá 100mg/kg/24 giờ. Nếu dùng nhiều sẽ dẫn tới suy thận, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Bên cạnh đó, sử dụng hút dịch mũi họng, thở khí dung, là cách giúp bệnh nhân dễ thở, giảm đau tức ngực hơn.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn và lứa tuổi của bệnh nhân mà các bác sỹ chuyên khoa kê thuốc điều trị phù hợp.
Các chủng vi khuẩn gây viêm phế quản phổi
Vi khuẩn gây viêm phế quản phổi theo lứa tuổi thường gặp như sau:
- Trẻ dưới 1 tháng tuổi
- Các vi khuẩn nhóm B của Streptococcus.
- E. Coli.
- Vi khuẩn Staphylococcus Pneumoniae.
- Pseudomonas Aeruginosa, Klebsiella.
- Bé 1 – 3 tuổi
- Vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae.
- Haemophilus Influenzae.
- Trẻ trên 3 tuổi
- Mycoplasma Pneumoniae.
- Staphylococcus Aureus.
- Streptococcus Pneumoniae.
Kháng sinh và liều lượng trong phác đồ điều trị viêm phế quản phổi
- Người bệnh chưa dùng thuốc kháng sinh ở tuyến trước
Sử dụng thuốc kháng sinh Ampicillin. Liều lượng: 50mg – 100mg/kg/24 giờ. Pha nước cất đủ 10ml. Tiêm tĩnh mạch chậm, chia 2 lần tiêm/ngày. Lưu ý, trước khi tiêm cần làm test.
Có thể tiêm phối hợp với:
- Bruramycin: Liều dùng 4mg/kg/24giờ, chia 2 lần tiêm bắp.
- Hoặc Amikacin: Liều dùng: 15 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần tiêm bắp.
- Bệnh nhân đã dùng kháng sinh
Loại thuốc kháng sinh được sử dụng là Augmentin loại 0,5g hoặc 1g. Liều dùng 100mg/kg/24 giờ; pha loãng với nước cất đủ 20ml. Tiêm tĩnh mạch chậm, chia 2 lần/ngày vào sáng và chiều.
Kết hợp với Amikacin: Liều 15mg/kg/24 giờ, tiêm bắp và tiêm 2 lần trong ngày.
Hoặc dụng thuốc kháng sinh Tarcefoksym (Cefotaximsodium) loại 1g. Liều dùng 100mg/kg/24 giờ. Tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm 2 lần/ngày.
Phối hợp với Amikacin: Liều 15mg/kg/24 giờ. Tiêm vào bắp chia làm 2 lần trong ngày.
- Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân nghi do nhiễm tụ cầu khuẩn sẽ điều trị bằng dùng kháng sinh Cloxacillin, Bristophen, Vancomycin hoặc Cefobis.
- Còn nếu nghi viêm phế quản phổi là do Haemophilus influenza sẽ sử dụng thuốc kháng sinh Cloramphenicol.
Một số điểm cần lưu ý khi điều trị viêm phế quản phổi
- Truyền dịch cho 20ml/kg/24 giờ với liều lượng là 7 giọt trong 1 phút.
- Khi thấy gan to, mạch nhanh, đái ít không nên truyền dịch. Dấu hiệu này là biểu hiện của suy tim.
Cần cho: Digoxin: Liều 0,02mg/kg/24 giờ, chia làm 3 lần. Uống lần đầu 1/2 liềutrên. Sau đó số còn lại chia ra cứ 8 giờ cho uống 1/4 liều còn lại.
>> THAM KHẢO: Cách chữa viêm phế quản phổi hiệu quả
Chăm sóc bệnh nhân trong phác đồ điều trị viêm phế quản phổi
- Cặp nhiệt độ buổi sáng, chiều đồng thời theo dõi nhịp thở và tinh thần của người bệnh.
- Giữ cơ thể cho bệnh nhân sạch sẽ nhất và vị trí mắt, miệng, mũi,…
- Cho bệnh nhân uống nước ép hoa quả và thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, sữa.
- Khuyến khích cho bú mẹ nếu trẻ bú được bình thường.
Nếu xanh tím, co kéo, tần số thở trên 60 lần/phút thì tạm ngừng cho bú mà vắt sữa mẹ đổ thìa.
Nếu đổ thìa không đảm bảo nhu cầu thì bơm sữa mẹ qua ống thông dạ
dày.
Điều kiện xuất viện cho bệnh nhân
Bệnh nhân được xuất viện khi hết sốt, bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống tốt, bạch cầu bình thường, chụp X-Quang phổi thấy đám mờ rải rác ở phế trường.
Qua những thông tin cơ bản trên, hi vọng rằng bạn đọc đã hình dung ra được một phác đồ điều trị viêm phế quản phổi gồm những yếu tố cần thiết nào.
Chúc các bạn sức khỏe!
>> XEM NGAY: 5 bài thuốc dân gian đơn giản trị bệnh viêm phế quản phổi cho trẻ