Viêm phổi là bệnh hô hấp phổ biến do virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra. Đây là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị sớm có thể gây tử vong. Cùng tìm hiểu rõ hơn bệnh viêm phổi là gì, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, bệnh có nguy hiểm không, có chữa được không và cách điều trị hiệu quả nhất?
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi xảy ra khi một thùy phổi trái hoặc phải, thậm chí toàn bộ phổi gồm các tổ chức kẽ, túi phế nang, ống phế nang, tiểu phế quản bị nhiễm trùng cấp tính. Phổi bị viêm nhiễm dịch nhầy sẽ tiết nhiều và để lại tế bào chết. Do đó, các túi khí nhỏ li ti trong phổi bị tắc nghẽn, khả năng trao đổi khí giảm dẫn đến có thể không đủ oxy để hoạt động bình thường.
Bệnh viêm phổi có khả năng lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, không khí, máu, hít phải chất dịch chứa virus, vi khuẩn gây bệnh, cơ quan lân cận như họng…
Nguyên nhân gây viêm phổi
Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
- Virus (siêu vi trùng)
- Vi trùng khác (bacteria)
- Ký sinh trùng (parasites), nấm (fungus)
- Vi trùng Pneumococcus
- Biến chứng của một số bệnh lý như viêm phế quản, ho gà, hen suyễn, sởi, cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan…
Phân loại viêm phổi
Theo mức độ nặng nhẹ
Cách phân loại theo chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) gồm:
- Viêm phổi rất nặng
- Viêm phổi nặng
- Viêm phổi
- Không viêm phổi
Theo nguyên nhân
Viêm phổi do virus: Virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A. Khả năng lây nhiễm cao từ người sang người.
Viêm phổi do vi khuẩn (nhiễm trùng phổi) do phế cầu, tụ cầu, H. Influenza…
Theo tổn thương cơ thể bệnh lý
Theo tình trạng bệnh
- Viêm phổi cấp
- Viêm phổi mãn tính/Viêm phổi kéo dài
Cách phân loại khác
- Viêm phổi hít (viêm phổi di hít phải, viêm phổi sặc)
- Viêm phổi hóa chất
- Viêm phổi sơ sinh
Dấu hiệu triệu chứng viêm phổi nặng
Bệnh xảy ra đột ngột ở trẻ và có các dấu hiệu triệu chứng thường gặp sau:
- Sốt cao 39 – 40 độ C, một số trường hợp viêm phổi không sốt cao
- Rét run 30 phút, mạch nhanh, mặt đỏ
- Ho khan, sau chuyển ho có đờm, có thể có màu gỉ sắt
- Khó thở, đau tức ngực bên tổn thương
- Toát mổ hôi, môi và đầu chi tím tái
- Nôn mửa, chướng bụng
- Co giật (trẻ em), lú lẫn (người già, người nghiện rượu)
- Hình ảnh X-quang viêm phổi mờ 1 bên hoặc mờ cả hai bên đáy phổi
Chẩn đoán viêm phổi
Chưa có X-quang lồng ngực ở tuyến cơ sở
Chụp X-quang lồng ngực
Căn cứ vào những triệu chứng:
- Ho có đờm xanh, màu gỉ sắt, khạc đờm có mủ. Một vài trường hợp ho khan.
- Đau tức ngực: Đâu vùng tổn thương ít hoặc dữ dội
- Khó thở, thở nhanh nống, kéo cơ hô hấp
- Sốt thành từng cơn, sốt liên tục cả ngày, rét run. Sốt cao đến 40 – 41 độ C.
- Môi và đầu chi tím tái, da nóng đó, dấu hiệu đã có suy hô hấp
- Khám phổi thấy các triệu chứng khu trú. Các loại tiếng thổi, tiếng ran gồm ran nổ, ran bọt nhỏ hạt (ran ướt).
- Không có bệnh lý khác đi kèm
Bên cạnh đó, có thể có các hiện tượng: Môi khô, lưỡi bẩn, xuất huyết trên da, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, chán ăn, rối loạn ý thức… Đây là triệu chứng dấu hiệu viêm phổi do virus M. pneumoniae,…
Đã có phim X-quang lồng ngực
Quan sát hình ảnh X-quang viêm phổi thấy: Bóng mờ tổn thương nhu mô phổi mới xuất hiện: TIêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh viêm phổi cộng đồng.
Chụp X-quang thẳng và nghiêng chuẩn. Có hai hình ảnh X-quang chính: Viêm phế nang và viêm tổ chức kẽ
- Viêm phế nang: Bóng mờ, có hang hoặc không có hang ở nhu môi phổi
- Tổn thương tổ chức kẽ: Hình ảnh có nốt mờ, hình lưới hoặc cả hai.
Hai loại tổn thương này có thể khu trú hoặc lan toản cả 2 phổi. Tổn thương phổi lan tỏa đối xứng hoặc không đối xứng.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?
Viêm phổi có nguy hiểm không tùy thuộc vào tình trạng và cách điều trị. Nếu được phát hiện sớm, có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Nhưng nếu phát hiện muộn, sai thuốc thì viêm phổi cực kì nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nguy hại, thậm chí tử vong.
Biến chứng viêm phổi có thể xảy ra gồm:
- Nhiễm khuẩn huyết: Có thể gây tử vong
- Tràn mủ màng phổi
- Viêm màng não: Tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh; đe dọa tính mạng người bệnh.
- Hội chứng suy hô hấp cấp (ards): Gây áp xe phổi (abcess), viêm phổi mạn tính.
- Tràn dịch màng tim, trụy tim
- Các biến chứng khác: Viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc, viêm khớp… có thể gây tử vong.
Bệnh viêm phổi có chữa được không? Cách điều trị
Mặc dù là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nhưng bệnh viêm phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để nếu như được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng, kịp thời.
Quá trình điều trị, loại thuốc được sử dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây viêm phổi.
Do virus: Chữa giống như bị cúm, nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này.
Do vi khuẩn: Thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Uống đầy đủ liều lượng ngay cả khi bệnh thuyên giảm.
Nấm: Thuốc chống nấm
Do mycoplasma: Thuốc kháng sinh. Trường hợp bệnh viêm phổi rất nhẹ thì không cần điều trị.
Viêm phổi uống thuốc gì?
- Thuốc kháng sinh: Penicillin và sunphamit
- Thuốc điều trị viêm phổi nặng:
- Tiêm ampixilin: Người lớn tiên 4 lần/ngày và mỗi lần 500mg. Trẻ em tiêm liều bằng 1/2 – 1/4 lần người lớn.
- Tiên penicillin procain: Người lớn tiêm 2 – 3 lần/ngày và 400000 đơn vị/lần.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Aspirin, axetaminophen. Tuyệt đối không đường dùng aspirin cho trẻ nhỏ.
- Nếu thở rít, khó thở dùng thuốc hen: Teophylin, ephedrin.
- Uống nhiều nước, hít hơi nóng để thông thoáng đường thở, dễ thở hơn.
- Ăn đồ ăn, thức ăn lỏng
Thuốc chữa viêm phổi có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như phát ban, tiêu chảy, đau bụng, viêm đại tràng, tương tác với một số loại thuốc làm tăng tác dụng phụ và độc tính.
Chữa viêm phổi bằng thảo dược tự nhiên
Theo sách “Nam y nghiệm phương” – 1 trong những cuốn “sách vàng” của y dược Việt Nam, điều trị viêm phổi bằng các thảo dược tự nhiên vừa an toàn, hiệu quả trị tận gốc mà không gây tác dụng phụ. Cách chữa viêm phổi này lại không tốn kém chi phí. Nhưng người bệnh cần kiên trì thực hiện thường xuyên, đều đặn mới đem lại hiệu quả. Sau đây là một số cách trị viêm phổi được nhiều người lựa chọn:
Nước ép cải bó xôi, cà rốt
Nước ép cà rốt, cải bó xôi giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ trị viêm phổi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 củ cà rốt, 5 – 6 lá rau cải bó xôi rửa sạch, gọt vỏ.
- Cà rốt thái thành từng miếng
- Cho cả cà rốt và lá rau cải bó xôi vào máy xay sinh tố
- Trộn đều lên rồi uống. Mỗi ngày uống 1 ly nước ép cà rốt và cải bó xôi dấu hiệu triệu chứng viêm phổi thuyên giảm dần.
Cây xạ đen
Xạ đen chứa flavonoid có tác dụng chậm gốc tế bào tự do, chống oxy hóa.
Sử dụng 100g lá xạ đen, đun sôi cùng với 1,5 lít nước. Giữ ấm uống trong ngày, có thể thay nước, trà.
Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, tiêu viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm phổi hiệu quả. Người bệnh chỉ cần uống nước mật ong hàng ngày hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
Đinh hương, hạt tiêu đen
- Hạt tiêu đen: Có tính kháng khuẩn long đờm
- Đinh hương: Có tính ấm, giảm đau, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn
Kết hợp đinh hương hạt tiêu đen sẽ đem lại bài thuốc chữa bệnh viêm phổi hiệu quả.
Dùng 3 – 4 miếng đinh hương đun sôi, thâm 4 hạt tiêu đen vào. Uống hỗn hợp đinh hương tiêu đen 2 – 3 lần/ngày.
Cỏ xạ hương, tinh dầu bạch đàn
Cỏ xạ hương có thành phần chính: Eugenol, carvacrol, saponin và thymol. Có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, chữa trị ho, viêm phế quản, giảm khó thở, viêm phổi, loại bỏ chất độc hại làm tổn thương tế bào.
Tinh dầu bạch đàn làm tan chất nhầy, thông thoáng đường thở, kháng khuẩn, giảm ho nhanh.
Cách trị viêm phổi bằng cỏ xạ hương, tinh dầu bạch đàn:
Nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu cỏ xạ hương/bạch đàn vào chậu nước nóng. Trùm khăn sạch kín đầu, cách mặt chậu 30 cm. Xông hơi đến khi nước nguội. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Tỏi
Tỏi chứa kháng sinh tự nhiên cực mạnh allicin, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh nên bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Gừng
Gừng có tác dụng kháng histamin, chống viêm, chống dị ưng, trị ho, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm phổi.
Người bệnh viêm phổi có triệu chứng ngạt mũi, ho có đờm, cảm mạo phòng hàn dùng 4 – 8g gừng tươi sắc với nước. Mỗi ngày uống 2 lần.
Hạt mè, mật ong
- Hạt mè chứa các chất có tác dụng long đờm, kháng khuẩn và chống viêm nên có tác dụng làm sạch, thông thoáng đường hô hấp.
- Mật ong có khả năng kháng khuẩn, virus.
Kết hợp mật ong và hạt mè sẽ đem lại hiệu quả trị viêm phổi cao hơn.
Dùng 1 thìa canh hạt mè đun sôi rồi lọc lấy nước. Sau đó, thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào khuấy đều lên. Uống hỗn hợp hạt mè mật ong khi còn ấm. Uống 2 lần/ngày.
Húng quế
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân viêm phổi dùng húng quế trong bữa ăn hàng ngày sẽ hỗ trợ trị bệnh rất tốt. Bởi húng quế có chứa cách hoạt chất giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Để chữa bệnh hiệu quả hơn, mỗi ngày người bệnh nên nhai lá húng quế 6 lần.
Bạc hà
Bạc hà không độc, vị cay, mùi thơm nhẹ, có tác dụng giải độc, ra mồ hôi, chữa trị bệnh hô hấp hiệu quả, viêm phổi là một trong số đó.
Kết hợp bạc hà và một ong đề đem lại hiệu quả trị bệnh cao hơn.
Cách thực hiện: Giã nát hoặc xay nát lá bạc hà, chắt lấy nước. Thêm 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều. Hàng ngày uống 3 – 5 lần.
Trà đen, hạt cỏ cà ri
Hạt cỏ cà ri có khả năng làm giảm chất nhầy trong phổi, ra mồ hôi, giảm sốt do viêm phổi. Kết hợp với trà đen giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Dùng 1 thìa bột cà ri trộn lẫn với 1 tách trà đen. Thêm 1 ít đường, khuấy đều. Uống nước này hàng ngày 1 – 2 lần.
Sữa nghệ
Nghệ chứa các dược tính có tác dụng loại bỏ đờm nhầy ra khỏi phổi hiệu quả. Sữa nghệ chống nhiễm trùng, làm dịu viêm nhiễm. Sử dụng sữa nghệ để điều trị bệnh viêm phổi sẽ cho hiệu quả rất tốt.
Chuẩn bị: 1/2 thìa cà phê bột nghệ, 1 ly sữa ấm và 1/2 thìa cà phê bột tiêu đen.
Cách làm: Cho bột nghệ, bột tiêu đen vào ly sữa nóng, khuấy đều lên rồi uống.
Tía tô
Tía tô chứa hoạt chất có tác dụng ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, kiên cần tan máu, phế cầu. Do đó, sử dụng tía tô chữa viêm phổi sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
Người bệnh hàng ngày dùng 5 – 10g lá tía tô, rửa sạch sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, triệu chứng viêm phổi sẽ nhanh chóng biến mất.
Nước chanh
Nước chanh có hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và loại bỏ đờm nhầy ra khỏi phổi nhanh chóng. Từ đó triệu chứng dấu hiệu viêm phổi sẽ biến mất. Mỗi ngày, người bệnh uống 1 cốc nước chanh ấm.
Phẫu thuật cấy ghép phổi
Đây là biện pháp cuối cùng dành cho người bị viêm phổi kẽ giai đoạn nặng, các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Để thực hiện cấy ghép phổi người bệnh cần phải:
- Đủ sức khỏe để trải qua phẫu thuật và điều trị sau ghé
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào
Phòng ngừa viêm phổi cấp
Để phòng ngừa viêm phổi cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, nơi ở
- Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, đặc biệt vùng cổ và lòng bàn chân
- Tắm nước ấm hàng ngày, phòng tắm thông thoáng, kín gió
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, cà phê
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối thành phần dinh dưỡng
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức
- Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, đặc biệt người già và trẻ nhỏ.
- Tiêm vắc xin Pneumococcus (pneumococcal vaccine) ngừa viêm phổi
>> Có thể bạn quan tâm: 4 tác dụng phụ của vắc xin ngừa viêm phổi
Những thông tin về bệnh viêm phổi trên đây hi vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nhờ vậy mà có ý thức hơn trong việc phòng ngừa viêm phổi.