Khi thời tiết thay đổi, giao mùa từ nóng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng, các bệnh đường hô hấp thường phát triển mạnh mẽ. Để bảo vệ tốt nhất cho trẻ cha mẹ cần cho bé tiêm vacxin phòng bệnh hô hấp. Tuy nhiên có nhiều loại vacxin khiến cha mẹ không biết cho bé tiêm lại nào. Dưới đây là những loại vacxin phòng bệnh hô hấp cha mẹ cần biết.
Danh sách 7 mũi tiêm vacxin phòng bệnh hô hấp cho trẻ
Cha mẹ cần biết những mũi tiêm vacxin phòng bệnh hô hấp cho trẻ theo tháng dưới đây:
Vacxin phòng bệnh lao (Tháng thứ nhất)
Loại vacxin phòng chống chống viêm đường hô hấp. Tiêm phòng vacxin phòng bệnh lao cho bé chưa được tiêm phòng lao. Thời gian tốt nhất là khi bé ở trong tháng tuổi thứ nhất, càng sớm thì càng tốt. Liều tiêm 0,1ml trong da.
Vacxin phòng bệnh lao không được tiêm cho người bị quá mẫn cảm với vacxin hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
Cần chú ý: Không tiêm nhắc lại nếu như không thấy sẹo lao do lo ngại những phản ứng có hại sau tiêm ở lứa tuổi lớn hơn.

Vacxin phối hợp nhiều thành phần (Tháng thứ 2 – 3 – 4)
Vi khuẩn Hib gây ra các bệnh ho gà, bạch cầu, uốn ván, viêm phổi, viêm gan b, viêm màng não. Hiện nay có 3 loại vacxin phòng ngừa được các bệnh lý này. Bao gồm:
- Quinvaxem: Vacxin TCMR.
- Vacxin dịch vụ: Pentaxim (5 trong 1) và Infarix Hexa (6 trong 1).
Cả 3 loại vacxin này đều tiêm cho bé 3 mũi cơ bản trong độ tuổi ở tháng thứ 2, 3, 4. Tiêm nhắc lại vào tháng thứ 16 – 18. Riêng Quinvaxem được tiêm nhắc lại với DPT khi bé được 18 tháng tuổi. Hai loại vacxin còn lại sẽ được sử dụng luôn để tiêm nhắc lại.
Chống chỉ định tiêm 3 loại vacxin này với trẻ nếu như bé có tiền sử phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc với vacxin ho gà, bạch hầu, uốn ván (DPT) hoặc vacxin viêm gan B.
Ngoài ba loại vacxin trên thì vắc – xin có thành phần phòng chống bạch hầu, uốn ván, ho gà còn có:
- Tetraxim: Phòng bệnh ho gà, uốn ván, bại liệt và bạch hầu. Dùng tiêm chủng dịch vụ trong các trường hợp không tiêm được vacxin Pentaxim và Infarix hexa theo đúng lịch. Có thể tiêm cho bé từ 7 tuổi trở xuống.
- DPT: Phòng ngừa bạch hầu, ho gà và uống ván. Hiện nay, vắc – xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm ở 18 tháng tuổi. Loại vacxin này tiêm bổ sung cho 3 liều cơ bản Quivaxem.
- Adacel: Tiêm phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà và dùng cho người lớn có thành phần tương tự như vacxin DPT. Mục đích sử dụng chủ yếu để gây miễn dịch cho phụ nữ mang thai bảo vệ trẻ sơ sinh.
Vacxin phòng phế cầu xâm nhập (Tháng thứ 2 – 3 – 4)
Loại vacxin được tiêm ở giai đoạn này là vacxin phòng chống phế cầu xâm nhập (Sylflorix).
Mũi tiêm này phòng chống viêm đường hô hấp, đồng thời phòng ngừa những bệnh phế cầu xâm nhập. Chẳng hạn như: Viêm phổi vi khuẩn, hội chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp, viêm màng não.
Tiêm vacxin chống phế cầu sẽ giúp trẻ em và trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi tăng cường miễn dịch chủ động, phòng ngừa các loại bệnh do phế cầu gây ra.
Vắc – xin Synflorix™ được chống chỉ định tiêm cho những đối tượng quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vacxin. Liều tiêm bắp 0,5ml.
Trẻ từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản vào thời gian tháng tuổi thứ 2 – 3 – 4. Liều tiêm đầu tiên được tiêm sớm nhất vào lúc trẻ được 6 tuần tuổi. Liệu trình tiêm vacxin phòng bệnh hô hấp sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Vacxin Cúm (Tháng thứ 6)
Loại vắc – xin được tiêm cho trẻ ở tháng thứ 6 là vacxin cúm (Influvac, Inflexal V, Fluarix). Vắc – xin cúm giúp phòng chống bệnh cúm, nhất là ở người có nguy cơ bị biến chứng cao.
Chống chỉ định tiêm vacxin cúm cho các trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm với hoạt chất, bất cứ thành phần, tá dược nào của thuốc.
- Bị quá mẫn cảm với protein gà, trứng gà, cetyltrimethylammonium bromide, formaldehyde, gentamicin, polysorbate 80.
Trẻ 7 – 11 tháng tuổi: Tiêm vắc xin Sylflorix 0,5ml 2 liều. Thời gian tiêm giữa hai mũi ít nhất 1 tháng. Liều tiêm thứ 3 sẽ được chỉ định khi bé được 2 tuổi, khoảng cách ít nhất 2 tháng.
Bé 12 – 23 tháng tuổi: Tiêm 2 liều tiêm 0,5ml, khoảng cách 2 liều ít nhất 2 tháng. Không cần thiết phải tiêm nhắc lại sau liệu trình tiêm chủng này.
Vacxin phòng Rubella – Sởi (Tháng thứ 9)
Tiêm chủng mở rộng dùng vacxin sởi đơn cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên và những người chưa có kháng thể sởi. Vaxin phòng Rubella – sởi được áp dụng cho bé trên 1 tuổi. Trong tiêm chủng mở rộng vacxin phối hợp này được tiêm ở 18 tháng tuổi.
Hiện nay, vacxin phối hợp sởi – rubella – quai bị chỉ được dùng trong tiêm chủng dịch vụ. Tiêm ở giai đoạn bé được 12 tháng tuổi. Được tiêm nhắc lại để phòng tránh trường hợp mũi tiêm trước bé không đáp ứng.
Vacxin phòng sởi – rubella – quai bị được chống chỉ định dùng cho bé bị nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh lao tiến triển chưa được chữa trị hoặc suy giảm miễn dịch.
Vacxin phòng thủy đậu (Tháng thứ 12)
Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên cha mẹ cần cho bé đi tiêm phòng bệnh thủy đậu. Ngoài ra, vacxin phòng thủy đậu còn được chỉ định để dự phòng cho người nhạy cảm bị phơi nhiễm thủy đậu 3 – 5 ngày sau khi tiếp xúc.
Loại vacxin này được chống chỉ định với người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vacxin, kể cả gelatin. Hiện nay, vacxin phòng thủy đậu được khuyến cáo chỉ sử dụng một liều mà không cần tiêm nhắc lại.
Trẻ 18 tháng tuổi cần tiêm mũi nhắc lại của bệnh Rubella – sởi, DPT được tiêm trong thời gian này. Cần phải tiêm trước khi trẻ 24 tháng tuổi để đảm bảo tốt nhất sự bảo vệ cho bé.
Vacxin phế cầu (Tháng thứ 24)
Loại vacxin phế cầu được sử dụng là Pneumo 23.
Vắc – xin Pneumo 23 được chỉ định để phòng ngừa:
- Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae
- Những nhiễm khuẩn nặng do phế cầu khuẩn gây ra. Ví dụ như bệnh viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Vacxin phế cầu chống chỉ định sử dụng đối với các đối tượng sau:
- Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Pneumo 23.
- Đã từng xảy ra phản ứng dị ứng sau khi tiêm vacxin Pneumo 23 hoặc loại vacxin có thành phần tương tự như Pneumo 23.
- Bị nhiễm khuẩn đang bị sốt cao.
Cách sử dụng: Tiêm bắp vacxin Pneumo 23 0,5ml một liều duy nhất.
Cần lưu ý gì trong việc tiêm vacxin phòng bệnh hô hấp?
- Khi tiêm vacxin vào mỗi khoảng thời gian sẽ có các mũi tiêm vacxin phòng bệnh hô hấp khác nhau.
- Vacxin cúm phải được tiêm nhắc lại hàng năm.
- Những loại vacxin khác sẽ nhắc lại tùy theo nhà sản xuất.
Trên đây là những mũi tiêm vacxin phòng bệnh hô hấp ở nước ta hiện nay. Cha mẹ cần tham khảo và nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa từ đó lựa chọn loại vacxin phù hợp cho bé.