Bạn được bác sĩ chuẩn đoán đã mắc bệnh viêm phổi; bạn đang lo lắng không biết bệnh viêm phổi có lây không? Hãy xoá tan nỗi lo ấy qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh viêm phổi có lây không?
Phổi là bộ phận rất quan trong trong cơ thể quyết định sự sống còn của con người. Chính vì thế mà các chứng bệnh về phổi ngày càng nảy sinh nhiều hơn. Phổ biến nhất đó chính là viêm phổi. Đây là căn bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng của phổi do các vi khuẩn, vi rút gây ra.
Hiện nay, có rất nhiều tranh cãi cho câu hỏi bệnh viêm phổi có lây không? Một số người cho rằng viêm phổi là căn bệnh có tính lây nhiễm từ người này sang người khác rất cao. Mặt khác, có ý kiến cho rằng, viêm phổi không hề có khả năng lây lan từ người sang người. Vậy thật hư chuyện này ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi
Để trả lời chính xác câu hỏi bệnh viêm phổi có lây không trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Bệnh viêm phổi được cho là do các vi khuẩn, nấm và virus gây ra. Thông thường các mầm bệnh gây viêm phổi thường trú ngụ trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm và có nhiều khói bụi. Đặc biệt là vào mùa mưa, khi thời tiết thay đổi thất thường càng dễ khiến vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Ngoài ra, viêm phổi còn có thể là biến chứng từ các căn bệnh như hen suyễn; ho lao, viêm phế quản, ung thư phổi,… Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ho, sốt nóng lạnh, đau ngực và khó thở; bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Vậy bệnh viêm phổi có lây không?
Viêm phổi là sự bùng phát của các vi khuẩn gây hại. Vậy nên không thể tránh khỏi tình trạng lây nhiễm. Theo các nghiên cứu y học, bệnh nhân viêm phổi có thể dễ dàng lây bệnh cho đối phương khi tiếp xúc, trò chuyện; đặc biệt là khi ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ.

Các vi khuẩn sau khi ra ngoài sẽ được phát tán nhanh chóng; và xâm nhập vào cơ thể khoẻ mạnh. Nếu người nhiễm khuẩn có sức đề kháng cao thì khả năng tiêu diệt mầm móng gây bệnh là có thể. Tuy nhiên, đối với những cơ thể có thể trạng suy yếu; các vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và hình thành bệnh.
Vậy cuối cùng bệnh viêm phổi có lây không? chắc chắn câu trả lời là có. Do vậy, bạn cần hết sức thận trọng khi tiếp xúc với những bệnh nhân viêm phổi nhằm tránh tình trạng lây lan diện rộng khi đó sẽ rất phức tạp.
Điều kiện thuận lợi khiến bệnh viêm phổi lây nhiễm nhanh chóng
- Tiếp xúc trong môi trường ẩm thấp, quá lạnh.
- Người bệnh đã nhiễm các độc tính cực mạnh như cúm H5N1, H1N1, SARS…
- Những người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch yếu.
Biện pháp phòng tránh và hạn chế lây lan của bệnh viêm phổi
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi cũng tương tự như các căn bệnh về đường hô hấp khác, được trình bày cụ thể như sau:
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm phổi.
Hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh như các bệnh nhân đang mắc bệnh cảm, viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp. Nếu có tiếp xúc cần sử dụng khẩu trang để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

Nếu trong gia đình có người mang bệnh viêm phổi, cần cách ly khi ăn, tắm và sinh hoạt. Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn tắm,…
Thường xuyên vệ sinh răng miệng, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân. Trang bị ống nhổ cho bệnh nhân khi có nhổ khạc.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng sức đề kháng; vệ sinh nhà ở sạch sẽ; tránh ẩm mốc u tối dễ khiến vi khuẩn phát tán. Tập thể dục đều đặn để giúp tăng hệ miễn dịch.
Không hút thuốc, hít khói thuốc, sử dụng các chất kích thích. Đảm bảo đủ độ ấm khi thời tiết lạnh. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ để theo dõi sức khoẻ để điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bệnh tình.
Khi nào thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ?
Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng sau:
- Khó thở, hoặc thở gấp, rất nhanh
- Sốt cao từ 38 độ C trở lên
- Móng tay, môi có màu xám, hoặc xanh nhợt

Đa số các trường hợp, người bệnh cần điều trị tại bệnh viện nếu như viêm phổi gây sốt cao kéo dài; và các vấn đề hpp hấp. Các phương pháp thường được bác sĩ sử dụng là: Tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch; điều trị hô hấp.
Trường hợp nặng hơn sẽ được điều trị chăm sóc đặc biệt ICU. Nếu nhẹ hơn thì chỉ cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và điều trị tại nhà. Một số ít trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do siêu vi khuẩn gây nên thì không cần kháng sinh; thời gian sau sẽ tự hết.
Bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc bệnh viêm phổi có lây không của đông đảo các bệnh nhân đang chống trọi với căn bệnh này. Viêm phổi sẽ không có cơ hội lây lan và trở thành dịch bệnh nếu mỗi người chúng ta biết tuân thủ đầy đủ các quy tắc phòng chống.
>> Bạn có biết: Viêm phổi ở trẻ sơ sinh dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và chăm sóc tốt nhất