Ho khan do những ảnh hưởng từ bên ngoài và nội tố bên trong gây ra. Bệnh ho khan có thể xuất hiện ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn. Thậm chí với những trường hợp đặc biệt thì trẻ em sơ sinh mới chỉ được vài tháng tuổi cũng có thể bị ho.
Trong ho khan bệnh nhân cần hạn chế sử dụng quá nhiều các loại thuốc tây, các loại thuốc kháng sinh vì có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Có thể bằng cách này hay cách khác mà nên lựa chọn những bài thuốc tự nhiên chiết xuất và có nguồn gốc từ thảo dược.

Ho khan là bệnh gì?
Ho khan là bệnh lý đường hô hấp do những ảnh hưởng từ bên ngoài và nội tốbên trong gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn. Trường hợp đặc biệt thì trẻ em sơ sinh mới chỉ được vài tuần tuổi cũng có thể bị.
Với kinh nghiệm khám chữa bệnh hơn 40 năm, Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Vân Anh, nguyên là Trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: Bệnh nhân ho khan chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả trong tổng số người bệnh đến khám.
Bác sĩ Vân Anh cho biết: Vấn nạn ho hay những bệnh về đường hô hấp là nỗi nhức nhối của các ban ngành y tế nhiều quốc gia hiện nay. Bởi thực tế tình trạng ô nhiễm môi trường đang gia tăng và trở nên phổ biến ở nhiều nơi. Đây lại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.
Nguyên nhân ho khan
-
Môi trường ô nhiễm dễ gây ra ho khan
Bệnh ho khan xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân của bệnh lý và một số tác động của môi trường và thời tiết xung quanh.
Nguyên nhân do bệnh lý chủ yếu đến từ các bệnh như:
- Bệnh phổi
- Viêm phế quản cấp tính
- Trào ngược dạ dày
- Một số biến chứng của bệnh về đường hô hấp khác
Ngoài ra yếu tố về thời tiết và điều kiện môi trường xung quanh cũng quyết định đến 25% nguyên nhân gây ra ho khan.
- Ô nhiễm không khí
- Môi trường sống xung quanh nhiều các chất độc hại
- Thời tiết thường xuyên thay đổi

Hậu quả bệnh ho khan có thể bạn chưa biết
Dấu hiệu ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tống các dị vật hoặc chất bài tiết ra bên ngoài. Ho được chia làm hai loại là ho khan và ho có đờm. Đặc điểm ho không tiết ra dịch tiết nhày và thường là do các yếu tố gây bệnh như: Cúm, viêm phế quản, viêm phổi, cảm lạnh đột ngột, dị vật kẹt vào đường hô hấp khác.
Ho khan có thể gây phiền toái cho người bệnh và những người xung quanh. Thậm chí có thể gây biến chứng nghiêm trọng như:
- Toàn thân: mất ngủ, biếng ăn, mệt mỏi, tinh thần suy sụp.
- Tim mạch: tăng huyết áp, vỡ mạch máu ở kết mạc mắt, niêm mạc mũi.
- Tiêu hóa: nôn ói.
- Tai mũi họng: gây kích thích, tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản.
- Phổi: vỡ phế nang, tràn khí tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất…
- Ở người loãng xương có thể bị gãy xương sườn.
- Người đang dùng thuốc chống đông có thể bị tụ máu thành bụng.
- Biến chứng thần kinh: ngất, chóng mặt.
- Gây thoát vị bẹn; sinh non, sa sinh dục; són đái, són phân.

Triệu chứng bệnh ho khan
Khi có dấu hiệu ho sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mắc phải như:
- Khó chịu vùng cổ, ngứa cổ
- Mệt mỏi
- Mất ngủ
- Đau rát họng, dễ cáu kỉnh
- Đau tức ngực, khó thở
- Ăn kém, mất ngủ thường xuyên
Theo thống kê, ho khan là một trong những nhóm bệnh hay bị lạm dụng thuốc kháng sinh nhất. Điều này không chỉ ở người dân mà ngay cả các bác sỹ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể dẫn tới nhờn thuốc. Tức thuốc kém hoặc không có tác dụng trong những lần điều trị cần thiết tiếp theo. Vì thế, theo các chuyên gia y tế, người bệnh, nhất là trẻ nhỏ nên dùng các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc dân gian với nguyên liệu tự nhiên để chữa trị hiệu quả, an toàn.
Những bài thuốc chữa ho khan nhanh nhất
Ho khan xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nhưng sức đề kháng, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa ở trẻ vẫn còn yếu. Do đó, việc điều trị ho khan ở người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau.
Cách chữa bệnh ho khan cho người lớn tại nhà
Có nhiều bài thuốc chữa ho khan cho người lớn, sau đây là 7 cách chữa cho hiệu quả nhanh, được nhiều người áp dụng.
-
Rau diếp cá và nước vo gạo
-
Điều trị ho khan bằng rau diếp cá và nước vo gạo
Với bài thuốc dân gian này, bạn chỉ cần lấy một nắm lá diếp cá đem rửa sạch, giã nhuyễn. Tiếp theo, lấy một bát nước vo gạo và trộn đều với lá diếp cá đã giã. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút thì đổ ra chén cho người bị bệnh uống.
Rau diếp cá và nước vo gạo có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên, các vitamin rất tốt để làm thuốc ho bổ phế. Vì thế, bạn hãy sử dụng bài thuốc này thường xuyên hàng ngày nhé.
Hiệu quả trị ho bằng rau diếp cá được các mẹ kiểm nghiệm:
-
Tác dụng từ nghệ tươi với bệnh ho khan
-
Chữa ho khan bằng củ nghệ tươi
Củ nghệ tươi hay còn gọi là củ nghệ cái. Nghệ có chứa khoảng 0,3% curcumin, 25% cacbua tecpenic, 5% tinh dầu và nhiều chất khác. Củ nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hoa, chống viêm và trị ho khan rất hiệu quả.
Bạn có thể đem một cụ nghệ tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó, thêm chút nước lọc với 5 gr đường phèn rồi hấp cách thủy 10 phút. Sử dụng thuốc khi còn ấm, ngày uống 3 lần. Duy trì bài thuốc này hàng ngày đến khi dứt ho khan kéo dài ở người lớn mà không lo tác dụng phụ.
-
Tỏi và mật ong
Lấy hai tép tỏi để nguyên vỏ giã nát. Rồi trộn với 2 thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thủy. Lưu ý, không nên hấp tỏi chín quá sẽ mất tác dụng. Sử dụng bài thuốc này ngày 2 lần, mỗi lần dùng 1-2 thìa cà phê. Nên uống nước lọc trước cho dễ uống.
Đánh giá hiệu quả của các mẹ khi áp dụng phương pháp này trị ho cho bé
-
Nước củ cải
Cách chữa trị này rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: cạo sạch vỏ hai nguyên liệu trên rồi đem xay nhuyễn. Sau đó, thêm một ít nước, một chút mật ong hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi uống. Mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cà phê, ngày dùng 3 lần.
-
Chữa ho khan nhờ tác dụng của nước củ cải
Cách 2: Cắt khoảng 4-5 lát của cải cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi cải chính bắc ra và uống ngay khi còn ấm.
-
Rau má
- Dùng 20g rau má, 10g lá chanh, 16g vỏ rễ dâu tằm, 14g lá tre, 10g cam thảo dây và 6g quả dành dành
- Sau đó, cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc với 500ml nước.
- Sắc đến khi còn 200ml là được.
- Chắt lấy nước thuốc để nguội bớt và uống. Kiên trì áp dụng cách trị ho khan bằng rau má khoảng 1 tuần những cơn ho khan sẽ biến mất.
-
Cách chữa ho khan kéo dài bằng rau má
-
Chuối hấp đường phèn
Đây là một trong những cách giúp bạn kiểm soát ho khan nhanh nhất. Đường phèn là dịu cổ họng, giảm nhanh đau nhức, tan đờm ở cổ họng. Còn chuối lại chứa rất nhiều vitamin giúp giảm ngứa rát cổ họng.
Cách làm: Lấy chuối chín hầm với đường phèn. Mỗi ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục trong vài ngày chứng ho khan sẽ khỏi nhanh chóng.
-
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo có tác dụng kháng viêm, giảm đau họng, dịu cổ họng hiệu quả. Những bệnh nhân bị ho khan lâu ngày, sử dụng cam thảo chữa trị sẽ dễ giảm sưng, viêm và kích ứng cổ họng.
Cách thực hiện: Sử dụng 2 thìa rễ cam thảo khô và 1 lít nước. Đun sôi nước rồi cho rễ cam thảo vào trong khoảng 15 phút là được. Uống nước ngày trong ngày. Sau một thời gian bệnh được cải thiện.
-
Chanh đào mật ong
Video hướng dẫn ngâm chanh đào mật ong chữa ho đúng chuẩn
Cách chữa ho khan cho bé
Không giống như người lớn, trẻ nhỏ có sức đề kháng khá yếu. Nếu sử dụng thuốc Tây có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, các bậc phụ huynh thường lựa chọn các bài thuốc dân gian để trị ho cho trẻ.
Nha đam
Hàm lượng vitamin C và các thành phần khác có trong nha đam giúp làm dịu cổ họng. Nha đam với đặc tính mát, kháng viêm, tiêu độc nên rất an toàn cho sức khỏe của bé.
Cách làm: Gọt vỏ nha đam, rửa sạch, rồi cắt thành từng lát mỏng. Cho thêm ít đường phèn vào rồi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Lấy nước nha đam đường phèn cho trẻ uống hàng ngày, chứng ho khan sẽ được kiểm soát.

Quả phật thủ
Phật thủ trị ho cho trẻ được cha ông ta áp dụng từ xa xưa. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý, không nên cho bé uống quá nhiều nước phật thủ do dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện: Phật thủ đem ngâm trong nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài; Cắt thành miếng mỏng, trộn với mạch nha; đem hấp cách thủy 30 – 45 phút. Lấy ra để nuội và cho vào ngăn má tủ lạnh để dùng lâu ngày. Khi cho bé uống nên hâm nóng và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần chỉ uống khoảng 100ml nước phật thủ. Như vậy sẽ kiểm soát được những cơn ho khan kéo dài về đêm ở trẻ nhỏ.
Hoa hồng bạch
Hoa hồng bạch vị ngọt, tính ấm có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, trị ho khan, hạ huyết áp hiệu quả. Trong hoa hồng bạch có chứa vitamin B, C, K, Carotene, kali, canxi, đường, tinh dầu… Những thành phần này giúp làm dịu và giảm đau sưng viêm ở cổ họng.
Cách thực hiện: Dùng 1 bông hồng bạch, tách từng cánh ra. Rửa sạch, để ráo nước. Cho cánh hoa hồng bạch vào bát sứ thêm đường phèn, rồi đen hấp cách thủy. Cho trẻ bị ho khan uống 1 thìa nước hoa hồng mỗi ngày. Uống liên tục trong 3 ngày sẽ giảm ho khan nhanh chóng.
Gừng và trứng gà
Gừng có tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt. Còn trứng gà có hàm lượng dinh dưỡng cao, là vị thuốc trị ho khan hiệu quả.
Cách thực hiện: Đập 1 quả trứng gà vào bát, trộn thêm 1 thìa cà phê gừng, đường. Trộn đều hỗn hợp lên và cho vào 1/2 cốc nước sôi. Cho bé uống hỗn hợp này ngày 1 lần. Uống liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày.

Lá hẹ hấp đường phèn
Nó có vị chua, tính ấm, có tác dụng giải đọc, tiêu đờm, giảm ho khan, cầm máu… Khi kết hợp lá hẹ và đường phèn sẽ tạo thành bằng thuốc trị ho khan cho trẻ an toàn, hiệu quả cao.
Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ. Thêm đường phèn vào rồi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút đến khi lá hẹ chín mềm. Dùng nước này cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê. Uống trong vài ngày chứng ho sẽ nhanh chóng biến mất.
Món ăn chữa ho khan lâu ngày không khỏi
Ngoài những cách trị ho khan nhiều ngày không khỏi trên, người bệnh có thể bổ sung những món ăn sau:
- Canh bí đao thịt vịt: Đây là món canh ngon bổ mát, có tác dụng trị chứng phế âm hư, ho khan ho có đờm rất tốt.
- Món canh bầu nấu tép: Có tác dụng chữa trị phế nhiệt, viêm họng, ho khan, táo bón hiệu nghiệm.
- Canh cua đồng mồng tơi: Rất tốt cho những người bị chứng phế nhiệt âm hư, ho tức ngực và ho khan.
- Canh ngao rau cải: Thanh nhiệt sinh tân mát phế, bổ máu bổ máu, hóa đàm nên có tác dụng trị ho phế âm hư, ho khan do viêm họng rất tốt.
Phòng tránh bệnh ho khan hiệu quả
Với các bài thuốc dân gian ở trên chắc hẳn sẽ rất giúp ích cho bạn nhằm “đối phó” nhanh, hiệu quả với chứng bệnh đeo bám hàng ngày này. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tới các biểu hiện bất thường như biểu hiện ho khan kéo dài lâu ngày ở người lớn; ho khan có đờm, đau tức ngực và sốt cao thì tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng chữa trị triệt để nhất.
Người bệnh ho khan cần hạn chế các công việc đòi hỏi phải nói nhiều, phát âm thanh lớn. Cần điều trị dứt điểm ngay từ những giai đoạn đầu. Có như vậy hiệu quả mới tối ưu và dứt điểm nhanh. Bệnh nhân nên uống thuốc đều đặn, không đứt quãng.
Phòng ngừa và chữa ho khan bằng Cao bổ phế Tâm Minh Đường
Từ kinh nghiệm hàng nghìn năm của Y học cổ truyền trong việc điều trị các bệnh thuộc chứng tỳ, phế như ho khan; phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã sản xuất thành công thuốc bổ phế. Thuốc bổ phế chữa bệnh ho được bào chế dưới dạng cao thảo dược. Sản phẩm là sự kết hợp những tính năng ưu việt của bài thuốc cổ phương cùng dạng bào chế mới, tiện sử dụng mà hiệu quả dược liệu cô đặc lại nhiều hơn.
Chỉ cần dùng 1 thìa cao hòa tan trong cốc nước ấm uống 3 lần mỗi ngày; thuốc sẽ phát huy tác dụng trực tiếp làm giảm nhanh các triệu chứng ho và viêm đau họng. Cao có mùi đặc trưng của các thảo dược như Kim ngân hoa, bách bộ, cát cánh, trần bì, cải trời, kinh giới, la bạc tử, tang bạch bì… nên rất thơm và dễ uống.
Công dụng: Tiêu đờm, bổ phổi, sát trùng họng. Chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, khản tiếng, ngứa rát cổ họng, viêm đau họng, viêm phế quản. |
Liều dùng, cách dùng: Người lớn: 3 thìa cao/ngày Chống chỉ định: Không dùng cho phụ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi |
- Địa chỉ nhà thuốc ở Hà Nội: 138 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Địa chỉ nhà thuốc ở TPHCM: 325/19 Bạch Đằng, Phướng 15, Bình Thạnh, TPHCM.
Qua tất cả những thông tin về ho khan trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chữa trị và phòng ngừa ho khan. Chúc sức khỏe bạn!