La bạc tử hay còn gọi lai phục tử, lai bặc tử là hạt già của cây củ cải. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa ho suyễn có đờm, trị chứng khí trệ ở trung tiêu và chứng thực tích. Lai bạc tử có tính bình, vị cay ngọt, tác dụng vào kinh vị, tỳ và phế. Để hiểu rõ hơn về vị thuốc này, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thông tin cần biết về la bạc tử
- Tên khoa học: Semen raphani Sativi, thuộc họ cải (brasicaceae).
- Tên gọi khác: Hạt củ cải, lai bặc tử, lai phục tử.
Đặc điểm của cây thuốc
- La bạc tử là hạt già của cây củ cải. Đây là cây thân thảo sống hàng năm. Cây có rễ củ màu trắng, hình cầu tròn hoặc trụ tròn dài. Củ dài 40 cm, thậm chí lên đến 1m, có vị cay nồng.
- Lá cây hình mũi mác, chụm ở đất và khía sâu gần đến gân chính.
- Hoa chùm có màu hơi tím hồng hoặc trắng, cánh hoa có vân.
- Quả có hình trụ mỏ dài, không mở và thắt lại ở giữa. Hạt có hình tròn dẹt, dài 2,5 – 4mm và rộng khoảng 2 – 3mm. Hạt cải có màu đen hoặc nâu đỏ, xếp thành chuỗi tràng hạt.
- Mùa hoa cải từ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7. Quả bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9. Được trồng vào mùa thu và đông để lấy củ ăn.
Phân bố: Trồng ở nhiều nơi trên cả nước, được trồng làm rau ăn.
Bộ phận dùng làm thuốc: Hạt củ cây củ cải Raphanus sativus L., họ cải brassicaceae
Thu hái và chế biến: Hái cả cây phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất rồi phơi khô hạt cải.
Mô tả lai phục tử
- Lai phục tử hơi dẹp, có hình bầu dục hoặc hình tròn trứng. Đường kính khoảng 0,4cm. Bên ngoài lai phục tử có màu hồng, một bên có mấy rãnh dọc và một đầu thì có chấm nhỏ màu nâu.
- Khi sử dụng kính lúp soi thì thấy toàn bộ đều có vằn mắt võng, dàu và nhỏ. Chất cứng.
- Nếu đập vỡ thì có nhân màu vàng hoặc trắng ngà. Nhân có dầu, vị ngọt, không mùi và có vị hơi cay.
Thành phần hóa học
Lai phục tử có chứa các hoạt chất:
- Erucic acid
- Glycẻol sinapate
- Linolenic acid, linoleic acid
- Oleic acid
- Raphanin
Tác dụng dược lý của la bạc tử
- Kháng khuẩn: La bạc tử có chứa raphanin có tác dụng ức chế khuẩn E.Coli, Streptococus pneumoniae và Streptococus pneumoniae.
- Chống nấm: La bạc tử sắc lấy nước, ngâm kiệt sẽ giúp ức chế nhiều loại nấm gây các bệnh ngoài da.
- Hạ áp từ từ: Nước chiết xuất của la bạc tử giúp hạ huyết áp từ từ nhưng đem lại hiệu quả rõ rệt và kéo dài.
Công dụng của la bạc tử
La bạc tử có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý, bao gồm:
- Tiêu đờm, thông kí, lợi tiểu, cắt cơn hen suyễn, tiêu tích và nhuận tràng.
- Chữa ho nhiều đờm, hen suyễn.
- Tiêu viêm, tiêu ứ huyết, tiêu tích, long đờm, trừ lỵ, tán phong tà.
Liều dùng: Sử dụng 6- 10g la bạc tử/ngày.
Kiêng kỵ: La bạc tử có thể khiến hao tổn sức lực do đó những người bị khí hư, ho lâu ngày, đờm trệ không được sử dụng.
Các bài thuốc trị bệnh từ La bạc tử
La bạc tử được dùng để chữa trị nhiều bệnh lý, dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc này:
Trị trẻ ho suyễn, thở khò khè
Vị thuốc: La bạc tử, đăng thảo tâm, ma hoàng, cam thảo và tạo giáp tử.
Cách sử dụng: Tán bột các vị thuốc trên trộn lẫn với nhau. Mỗi lần sử dụng 4g hòa với nước dùng để uống.
Trị phản vị, ế cách
La bạc tử tẩm với mật rồi chưng cách thủy. Sau đó nghiền nát và ăn.
Chữa viêm phế quản mãn tính, khó thở, ho, nhiều đờm
Tam tử dưỡng thân nhang. Vị thuốc bao gồm: 12g la bạc tử sao, 12g bạch giới tử sao và 12g hạt tía tô sao.
Cách dùng: Tán nhuyễn các vị thuốc này, rồi cho vào túi vải, thêm 500ml nước vào. Sắc đến khi còn 200ml là được. Chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau uống trong ngày.
Trị táo bón ở người lớn tuổi
Dùng 30 – 40g lai bạc tử sao vàng, pha với nước ấm. Uống 2 – 3 lần/ngày tình trạng táo bón sẽ được cải thiện.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lai bạc tử có thể chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng, đầu hơi, tức ngực.
Cách 1: Sử dụng 12g hạt củ cải và 1 củ tói. Hạt củ cải đem nghiền nát thành bột. Tỏi bóc sạch vỏ trắng, giã nát rồi thêm nước vào lọc lấy nước. Dùng nước đun sôi ấm hoà bột lai bạc tử, nước tỏi với nhau rồi uống. Bài thuốc này có tác dụng chữa lỵ mót rặn đại tiện hiệu quả.
Cách 2: Dùng 12g la bạc tử sao, 16g thần khúc sao và 8g chỉ xác, sắc lấy nước uống. Cách này sẽ giúp trị chướng bụng, tiêu hóa kém, đại tiện khô.
Ngoài ra, để chữa bị đại tiện bình thường thì có thể kết hợp la bạc tử, đại hoàng và tiều hồi hương.
Cách 3: La bạc tử 40g, liên kiều 40g, 80g thần khúc, 120g trần bì, 120g bán hạ, 120g phục linh 120g và 240g sơn tra. Đen tán bột tất cả các vị thuốc này. Mỗi ngày dùng 20 – 30g. Bài thuốc này sẽ giúp trị đầy bụng an không tiêu, ợ chua.

Cắt cơn hen suyễn
- Bài thuốc 1: 12g hạt củ cải sao và 12g hạt tía tô. Sắc 2 vị thuốc này lấy nước uống. Bài thuốc này không chỉ cắt cơn hen suyễn mà còn chữa viêm phế quản mãn tính ở người già hiệu quả.
- Bài thuốc 2: 12g hạt củ cải sao, 12g hạnh nhân và 8g cam thảo sống. Sắc lấy nước uống sẽ đẩy lùi được tình trạng ho nhiều đờm viêm phế quản mãn tính.
- Bài thuốc 3: La bạc tử sao và hạt bồ kết đốt tồn tính với cùng một liều lượng. Đen tán bột mịn rồi luyện với mật ong, vo viên nhỏ dùng dần. Uống 4g/lần và 2 – 3 lần/ngày. Sau một thời gian triệu chứng thở gấp, ngực căng, đờm suyễn sẽ biến mất.
Chữa bệnh sởi, ngạt khí than
La bạc tử tươi đen nghiền nát rồi uống với nước cơm hoặc nước hồ. Uống 6g/lần và 3 lần/ngày. Cách này được sử dụng nếu như bệnh sỏi có viêm khó phế quản kèm ho nhiều đờm hoặc ban sởi mọc chậm và không đều.
Trên đây là những thông tin cần biết về vị thuốc la bạc tử. Mong rằng chia sẻ này giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách sử dụng vị thuốc này một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> Tin liên quan: Công dụng tuyệt vời của cây cải trời