Đinh lăng là một loại cây thường được dùng làm cảnh, rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Có một số thông tin cho rằng thân cây đinh lăng có thể ngâm rượu mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy sự thật là như thế nào? Thân cây đinh lăng có ngâm rượu được không? Chúng ta cùng nhau giải mã vấn đề nhé!
Ngâm rượu từ thân cây đinh lăng được không?
Đinh lăng là một loại cây dược liệu, thường được dùng làm cảnh, rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài tên đinh lăng, loại cây này còn có một số tên gọi khác như: cây nam dương sâm hay cây gỏi cá. Loại cây này thường có độ cao khoảng 1m, thân cây nhẵn, lá đinh lăng có mùi thơm đặc trưng.
Trong Đông y, rễ, thân và lá cây đinh lăng đều có thể dùng để làm thuốc. Dược liệu này được biết đến với công dụng có thể giúp cải thiện chức năng sinh lý, trị bệnh liên quan đến hệ xương khớp, bệnh gan hoặc dùng để bồi bổ sức khỏe.
Cây đinh lăng có nhiều công dụng, nhiều thông tin cho rằng rượu đinh lăng có thể giúp nam giới lấy lại phong độ trong đời sống tình dục. Tuy nhiên, phần thân của nó có được dùng để ngâm rượu hay không thì vẫn là câu hỏi lớn của nhiều người. Vậy sự thật là như thế nào?
Các nghiên cứu từ y học cổ truyền và y học hiện đại cho thấy, nếu ngâm rượu đúng cách, sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo thì mọi người sẽ nhận được khá nhiều lợi ích đối với sức khỏe từ loại rượu này. Vì vậy, mọi người có thể yên tâm sử dụng dược liệu này để ngâm rượu.
Theo kết quả nghiên cứu, bài thuốc từ rượu thân cây đinh lăng mang nhiều công dụng như:
- Kích thích thị giác, giúp bạn khắc phục được các vấn đề liên quan đến thị lực.
- Giảm mệt mỏi, uể oải do cơ thể bị suy nhược hoặc tác động của các yếu tố thời tiết, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Cải thiện khả năng ghi nhớ, đầu óc luôn tỉnh táo, tinh thần minh mẫn.
- Giải độc gan, làm mát gan, ngăn chặn các tác nhân gây viêm gan.
- Khắc phục tình trạng nóng trong người gây nổi mề đay,…
- Cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp người sử dụng có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn uống.
- Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị bệnh về hệ xương khớp.
- Tăng cường chức năng sinh lý của phái mạnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh liệt dương, giúp nam giới dễ đạt được sự hưng phấn trong đời sống tình dục.
Rượu đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả như mong muốn bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng nhé.
Cây đinh lăng có tác dụng gì?
Gần như tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể tận dụng để làm thuốc. Vì vậy, ngoài cách dùng thân cây đinh lăng để ngâm rượu, dân gian còn dùng rễ và lá cây đinh lăng để phục vụ chữa trị bệnh về thận, bệnh về da, xương khớp hoặc bệnh về hệ hô hấp.
Cụ thể, các bài thuốc từ đinh lăng thường được sử dụng là:
Dùng lá đinh lăng để làm lành vết thương
Lá đinh lăng có chứa các hoạt chất như: Vitamin B1, B2, B6, saponin, alcaloid, vitamin C, glycosid, 20 acid amin, alcaloid, tanin, phytosterol, acid hữu cơ, nhiều nguyên tố vi lượng, tinh dầu và 21,10% đường. Các hoạt chất này có tác dụng làm lành vết thương hiệu quả.
Bạn có thể lấy 1 nắm lá đinh lăng rửa sạch rồi giã nát để đắp vào các vết thương ngoài da đang bị chảy máu. Lá đinh lăng sẽ giúp cầm máu và làm lành vết thương hiệu quả.
Dùng lá đinh lăng chữa mồ hôi trộm
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, lá đinh lăng có thể chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Bạn có thể dùng 1 nắm lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào dưới gối hoặc chỗ nằm của trẻ. Cho trẻ nằm gối lá đinh lăng một thời gian, tình trạng ra mồ hôi trộm sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chữa bệnh thận từ đinh lăng
Nghiên cứu có thấy, dược tính của cây đinh lăng có đến 8 loại saponin oleanane, hoạt chất này chủ yếu có trong lá đinh lăng. Rễ cây đinh lăng cũng chứa khá nhiều saponin, cùng với hàm lượng lớn vitamin và 20 loại axit amin quan trọng như: lysin, methionin, cystein.
Chính vì vậy, cây đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, nên thường được áp dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến chức năng thận. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tránh xảy ra những phản ứng nguy hiểm.
Hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp
Với những người mắc bệnh về xương khớp như: Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…
Các thành phần hoạt chất tốt cho xương khớp có trong cây đinh lăng. Ví dụ như: Rễ cây đinh lăng có chứa alcaloid, glycosid, saponin, tanin, triterpen, 13 loại acid amin và vitamin B1.
Theo Đông y, rễ cây đinh lăng có tính bình, vị ngọt, hơi đắng. Các đặc tính này có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, bổ huyết, giải độc, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Do đó, dùng đinh lăng chữa bệnh xương khớp sẽ mang lại tác dụng tốt cho người bệnh.
Khi đắp lá đinh lăng tươi đã được giã nát vào các vị trí tổn thương sẽ giúp tiêu viêm, giảm sưng rất tốt. Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng các bệnh lý về xương khớp sẽ có những chuyển biến tích cực.
Hướng dẫn ngâm rượu bằng cây đinh lăng
Dùng đinh lăng tươi để ngâm rượu
Để ngâm rượu bằng đinh lăng tươi bạn hãy chuẩn bị 1kg củ tươi cùng 7 lít rượu nếp có nồng độ cồn cao rồi thực hiện như sau:
- Rửa củ đinh lăng thật sạch dưới vòi nước lớn để loại bỏ hết đất và bụi bẩn bám trong nguyên liệu. Nếu ngâm rượu bằng củ đinh lăng thì bạn cạo sạch vỏ của nó rồi rửa sạch, lau khô
- Bỏ nguyên liệu vào lọ thủy tinh sạch, có thể tích lớn rồi tiếp tục đổ lượng rượu nếp đã chuẩn bị vào. Ngâm hỗn hợp trong ít nhất 6 tháng hoặc ngâm càng lâu càng tốt. Thời gian ngâm lâu thì hoạt chất trong đinh lăng có thể tiết hết ra rượu. Như vậy, bài thuốc sẽ tăng tác dụng hơn.
Ngâm rượu với đinh lăng khô
Với bài thuốc rượu đinh lăng khô thì bạn chuẩn bị 1kg nguyên liệu khô cùng 10 lít rượu nếp có nồng độ cồn từ 40-42 độ.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu rồi lau khô
- Thái củ đinh lăng thành từng lát mỏng, phơi khô 6-7 lần dưới ánh nắng mặt trời.
- Sao vàng nguyên liệu trong khoảng 7 phút để nguội rồi trút vào bình thủy tinh thể tích lớn, có nắp đậy.
- Tiếp tục cho rượu nếp đã chuẩn bị vào bình nguyên liệu, đậy kín nắp, hạ thổ ngâm trong 12 tháng
- Sau thời gian ngâm bạn có thể lấy rượu đinh lăng uống một lượng nhỏ mỗi ngày để đạt được hiệu quả chữa bệnh.
Bài viết trên đây đã giải đáp nghi vấn “thân cây đinh lăng có ngâm rượu được không?” đế bạn đọc. Hy vọng đã mang lại cho các bạn thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc mọi người sức khỏe!