Cải trời từ trước đến nay đều được biết là cây cỏ mọc hoang dại ven đường, thường bị nhổ bỏ để tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, ít ai biết đến những công dụng tuyệt vời của loài cây này từ chế biến món ăn đến chữa trị bệnh tật. Cùng tìm hiểu về loài cây này và tác dụng trị bệnh của cây cải trời trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về cây cải trời
Tên gọi khác: Cây cải ma.
Tên khoa học: Blumea lacera, học cúc.
Cây cải trời là loại cỏ dại mọc ở ven đường, đất hoang và đất trồng hoa màu. Thường bị nhổ bỏ để không gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Phân bố
Thường mọc hoang ở ven đường, đất trồng hoa màu, chân đồi núi… Cải trời phân bố rộng khắp trên các tỉnh thành của cả nước.
Đặc điểm cây cải trời
Cải trời dễ bị nhầm lẫn với cây hạ khô thảo nhưng hai loại cây này hoàn toàn khác nhau. Cây cải trời có các đặc điểm sau:
- Thân mềm có chiều cao từ 35 – 55 cm.
- Thân và lá có nhiều lông tơ.
- Hoa mọc thành chùm và có màu vàng tươi.
Bộ phận dùng làm thuốc
Cải trời không chỉ là loài cây mọc dại ven đường mà còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn bộ cây cải trời đều được dùng làm thuốc như thân, lá, rễ.
Cách thu hái và chế biến
Cây mọc quanh năm nên thời điểm thu hái quanh năm. Mang cây về rửa sạch sẽ đất cát, sau đó thái ngắn rồi phơi khô để làm thuốc chữa bệnh.
Thành phần hóa học
Cải trời có chứa đến 0,085% tinh dầu màu vàng. Trong loại tinh dầu này có:
- Cineol: 66%
- Fenchon: 10%
- Citral: 6%
Tính vị
Cây cải trời có tính bình, vị hơi đắng và mùi nồng.
Tác dụng của cây cải trời
Cải trời vừa có tác dụng làm thực phẩm vừa có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Tác dụng làm thực phẩm
Cải trời được coi là loại rau giàu chất dinh dưỡng, có thể sử dụng đế chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Chẳng hạn như:
- Dùng ăn sống: Cây cải trời non có thể sử dụng làm rau sống ăn cùng nhiều loại rau rừng khác. Ăn sống với cháo nóng, chấm với cá kho hoặc thịt kho.
- Cải trời xào: Thường được sử dụng để xào với thịt bò, thịt trâu, ếch, vịt, chim rừng, rắn.
- Rau luộc: Luộc riêng cải trời hoặc có thể luống chung với những loại rau rừng khác.
- Nấu canh hoặc ăn lẩu: Cây cải trời còn được sử dụng để nấu canh với cua, xương ống, tép, cá bầm vò viên hoặc dùng để ăn lẩu.
Tác dụng chữa bệnh của cây cải trời
Ngoài làm thực phẩm giàu dinh dưỡng, cây cải trời còn được sử dụng làm vị thuốc chữa trị được nhiều bệnh lý. Bao gồm:
Chữa thừa cân béo phì, giảm cân
Hàm lượng lớn chất xơ trong cải trời sẽ giúp nhuận tràng, hạn chế khả năng hấp thụ chất béo. Do đó, người bị thừa cân béo phì nên bổ sung cây cải trời vào trong thực đơn ăn uống.
Chống oxy hoa, khử gốc tự do
Cải trời có chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể với hàm lượng lớn. Chẳng hạn như: Vitamin A, C… Những loại vitamin này giúp cơ thể ngăn ngừa oxy hóa và khử gốc tự do hiệu quả.
Các tác dụng trị bệnh khác
- Giải nhiệt, tiêu viêm, cầm máu vết thương, làm se
- Hạ sốt, kích thích và làm lợi tiểu
- Dịch trừ giun, trừ tả.
- Chữa bệnh về mắt, làm thuốc bổ gan, tiêu đờm.
- Chữa trị đau bụng, làm sạch nước uống
- Trị mụn nhọn, ghẻ lở
- Làm thuốc trị tràng nhạc
- Chữa băng huyết, chảy máu cam
- Bệnh phổi, đau tức ngực
- Mất ngủ, táo bón, tiểu nóng và vàng
- Hen phế quản
- Bệnh ho gà
- Làm tình dầu xua đuổi con trừng
- Sát trùng
- Chữa xơ vữa động mạch
- …
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cải trời
Bài thuốc 1: Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da
Dùng cây cải trời tươi, rửa sạch đất cát. Sau đó đun lấy nước tắm mỗi ngày. Sau 3 – 4 ngày tắm bằng nước cây cải trời tình trạng lở ngứa được cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc 2: Trị bệnh bướu cổ
Cách sắc nước uống: Dùng 100g cải trời tươi hoặc 30g cải trời khô và 30g cây xạ đen. Sắc với 1,5 lít nước. Dùng nước này uống hàng ngày. Uống đều đặn, liên tục từ 1 tháng trở lên tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
Cách nấu thành cao: Có thể sử dụng cây cải trời nâu thành dạng cao lỏng. Dùng cao cải trời cũng cho hiệu quả trị bệnh tương tự như dạng sắc lấy nước uống.
Lưu ý khi sử dụng cải trời
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng cải trời
Có thể gây kích ứng nếu như sử dụng cải trời trực tiếp lên da.
Sử dụng lượng cải trời lớn có thể gây ra tình trạng:
- Chóng mặt, tim đập nhanh
- Ra nhiều mồ hô, khó thở
- Rung chuông trong tai
- Ảnh hưởng thị lực
- An thần, thậm chí tử vong
Cây cải trời có thể tương tác với gì?
Sử dụng cây cải trời cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi lẽ, cải trời có thể tương tác với một số loại thuốc làm giảm tác dụng của thuốc hoặc tăng nguy cơ gây tác dụng phụ. Cụ thể những loại thuốc sau:
Thuốc an thần: Sử dụng cải trời cùng với thuốc an thần sẽ gây buồn ngủ. Một số loại thuốc an thần như lorazepam (Ativan®), zolpidem (Ambien®), clonazepam (Klonopin®), phenobarbital (Donnatal®) và các loại thuốc khác.
Thận trọng trước khi sử dụng cây cải trời
Cần phải thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trong những trường hợp dưới đây:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người bị tăng tuyến tiền liệt.
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của cây cải trời.
- Đang sử dụng bất cứ một loại thuốc nào khác.
- Bị dị ứng với thực phẩm, chất bảo quản, lông động vật, phấn hoa, thuốc nhuộm
- Có tình trạng mắt bị Glaucoma góc hẹp.
- Ngừng sử dụng cải trời trước khi tiến hành phẫu thuật 2 tuần.
Qua trên, có thể thấy rằng cải trời không chỉ là một loài cây dại ven đường mà còn có thể sử dụng làm thực phẩm, thảo dược chữa trị được nhiều bệnh lý. Như vậy, cải trời là cây rất hữu ích, bạn có thể tham khảo, vận dụng sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
>> XEM NGAY: Bách bộ và những công dụng trị bệnh không ngờ