Tang bạch bì hay vỏ rễ của cây dâu tằm là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt nhẹ tác động vào kinh phế và tỳ. Chính vì thế, vị thuốc này có tác dụng chữa ho do hen suyễn, tiêu phù, lời tiểu và bình suyễn hiệu nghiệm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc tang bạch bì trong bài viết này nhé.
Thông tin chung về tang bạch bì
- Tên khoa học của tang bạch bì là Cortex mori Albae Radicis, thuộc ho dâu tằm (moraceae).
- Tên gọi khác: Võ rễ dâu, yến thực tằm, sinh tang bì, tang căn bạch bì, mã ngạch bì, phục xà bì…
Đặc điểm cây thuốc
- Tang bạch bì chính là vỏ của rễ cây dâu tằm. Dâu tằm thân gỗ chiều cao có thể lên đến 25 – 30m. Cây lớn nhanh, có vỏ xám nâu vàng.
- Lá hình tim, đôi khi có thùy, bìa lá có răng cưa. Mặt dưới của lá có lông thưa ở gân, cuống lá không lông.
- Hoa tứ phân, quả non màu trắng, chín màu đỏ tím, có vị ngọt chua nhẹ.
Bộ phận được dùng làm thuốc: Vỏ rễ của cây dâu tằm đã cạo lớp bần nâu đất bên ngoài.
Thu hái và chế biến
- Đào lấy rễ của cây dâu tằm ngâm dưới đất.
- Lựa chọn những rễ to có đường kính từ 5mm trở lên.
- Rửa sạch rễ gốc dâu tằm, cạo bỏ lớp vỏ màu vàng, giữ lại lớp vỏ màu trắng ngà xơ dai và bỏ phần lõi gỗ.
- Cắt lớp vỏ giữ lại thành từng đoạn nhỏ 20 – 30cm rồi đem rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô dùng làm thuốc.
Mô tả tang bạch bì
- Tang bạch bì có hình ống hoặc hình máng. Hai mép của tang bạch bì mảnh dẹt phẳng, quăn queo hoặc cuộn lại.
- Dược liệu có độ dài rộng khác nhau nhưng thường dàu từ 1 – 4mm.
- Mặt ngoài nhẵn hoặc có chỗ còn sót lại mảnh vỏ bần màu vàng nâu, có màu vàng nhạt hoặc trắng. Mặt trong tang bạch bì có nếp nhăn dọc nhỏ, có màu vàng nhạt hoặc vàng xám.
- Tang bạch bì nhẹ, dai, sợi chắc và rất khó bẻ ngang nhưng lại có thể dễ dàng tước dọc thành từng dải nhỏ.
- Có vị hơi ngọt, tính hàn và mùi thơm nhẹ.
- Tang bạch bì tác động vào hai kinh phế và tỳ.
Thành phần hóa học của tang bạch bì
Tang bạch bì có chứa các chất sau:
- Albafuran, albanol, albafuran B, C
- Mulberin, mulberochomen, mulberanol, mulberofuran
- Cyclomulberin, cyclomulberochromen
- Kuwanon, oxydihydromorusin (morusinol)
Vỏ rễ còn chứa các hoạt chất: Umberiferon, p-tocopherol, sitosterol, ethyl 2,4 – dihydrobenzoat, dihydrokaemferol, resinotanol…
Tác dụng của tang bạch bì
Theo y học cổ truyền: Tác dụng của tang bạch bì là lợi tiểu tiêu phù và tả phế bình suyễn. Do đó đây là vị thuốc được sử dụng để trị thủy thũng thực chứng, hen phế quản do phế nhiệt và mặt mắt sưng phù.
Theo y học hiện đại, tang bạch bì có tác dụng:
- Hạ huyết áp: Tác dụng từ từ.
- Lợi tiểu
- Chống co giật
- An thần, hạ nhiệt, giảm đau
- Ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng, nấm tóc và trực khuẩn lị Flexner
- Ức chế chủng JTC-28 tế bào ung thư tử cung, tỷ lệ khoảng 70%.
Nhờ vậy mà tang bạch bì có khả năng chữa trị:
- Ho, hen suyễn, khó thở, thở khò khè
- Sốt, tiểu rắt do phế nhiệt, khát nước, sưng phù mặt
Đối tượng nên sử dụng tang bạch bì
Những người đang bị ho khan, ho có đờm, ho hen suyễn do phế nhiệt
- Người mắc bệnh hen suyễn, tiêu thoát nóng ở phổi.
- Liều lượng sử dụng: Hàng ngày chỉ sử dụng 6 – 15g.
Cần tránh sử dụng tang bạch bì khi nào?
- Trong trường hợp người bệnh bị ho do cảm phong hàn hoặc đang mắc bệnh tiểu không tự chủ, tiểu nhiều.
- Đang dùng thuốc có các vị thuốc ma tử, quế tâm và tục đoạn.
Bảo quản tang bạch bì: Tránh để nơi ẩm ướt, chống ẩm, mốc.
Các bài thuốc chữa bệnh từ tang bạch bì
Tiêu viêm
Bài thuốc 1: 8g tang bạch bì, 8g tía tô, 8g hoàng liên, 12g lá tre, 16g kim ngân hoa, 20g thạch cao và 20g sài đất. Cho tất cả các vị thuốc vào sắc lấy nước uống. Bài thuốc này giúp chữa trị viêm phổi thể phong nhiệt rất hiệu quả.
Bài thuốc 2: Bạch hổ thang gia giảm
Vị thuốc: 8g tang bạch bì, 6g liên kiều, 6g hoàng liên, 6g tri mẫu, 6g hoàng cầm, 4g cam thảo, 16g kim ngân hoa và 20g thạch cao.
Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc uống, sau một thời gian chứng viêm phổi ở trẻ em thể nhiệt độc sẽ thuyên giảm hẳn.
Chữa trị ho do nhiệt đàm
Vị thuốc: 12g tang bạch bì, 12g đại cốt bì và 4g cam thảo.
Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc lấy nước uống.
Hỗ trợ trị ung thư bao tử và thực quản
Sử dụng 30g tang bạch bì tươi cùng với 100g giấm ăn. Nấu tang bạch bì tươi với giấm ăn trong 1 tiếng. Dùng nước này để uống. Có thể chia thành nhiều lần hoặc uống hết trong một lần. Nếu thấy chua thì có thể cho thêm đường.
Chữa trị viêm cầu thận cấp phù nhẹ
Sử dụng bài thuốc ngũ bì ẩm để chữa trị bệnh viêm cầu thận cấp phù nhẹ. Vị thuốc gồm: Tang bạch bì 10g, sinh khương bì 10g, trần bì 10g, đại phúc bì 10g và 12g phục linh bì. Mỗi ngày sắc uống một thang. Kiên trì sau một thời gian tình trạng được cải thiện rõ rệt.
Chữa viêm phế quản mãn tính
Vị thuốc: 10g tang bạch bì và 10g tỳ bà diệp. Cho hai vị thuốc này vào sắc lấy nước uống hàng ngày.
Cắt cơn hen suyễn, tiêu thoát nóng ở phổi
Bài thuốc số 1: 12g tang bạch bì, 12g lá tỳ bà. Sắc hai vị thuốc này lấy nước uống giúp chữa bệnh viêm phế quản mãn tính, ho do hen suyễn rất hiệu quả.
Bài thuốc số 2 có tên gọi là bột tả bạch. Bao gồm: 12g tang bạch bì, 20g ngạnh mễ, 8g sinh cam thảo và 12g địa cốt bì. Sắc uống mỗi ngày một thang sẽ đẩy lùi được chứng viêm phổi, viêm phế quản, ho hen và sốt nhẹ.
Bài thuốc số 3 có các vị thuốc sau: 20g tang bạch bì, 12g hạt tía tô và 8g cam thảo sống. Sắc những vị thuốc này lấy nước uống sẽ giúp chữa ho do hen suyễn, viêm khí quản.
Điều trị tiêu thũng lợi tiểu
Bài thuốc 1: 20g tang bạch bì và 63g xích tiểu đậu. Cho các vị thuốc vào sắc lấy nước uống. Bài thuốc này giúp chữa phù thũng, viêm thận và tiểu ít.
Bài thuốc 2: Vị thuốc: 12g tang bạch bì, 12g vỏ gừng, 12g vỏ quả cau, 8g phục linh bì và 8g trần bì. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
>> Xem thêm: La bạc tử có tác dụng gì?