Trị ho cho bé cần phải đảm bảo an toàn, hiệu quả dứt điểm do sức đề kháng, hệ thống miễn dịch của bé còn non yếu, rất dễ bị tổn thương. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi? Có những thuốc trị ho cho bé nào, cách trị ho không dùng thuốc nào?
Nguyên nhân khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi
Ho là phản xạ của cơ thể trẻ để chống lại và loại bỏ những tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Nguyên nhân khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi, dai dẳng gồm:
- Mắc phải các bệnh đường hô hấp trên: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi
- Do các bệnh đường hô hấp dưới: Viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen suyễn…
- Một số trường hợp trẻ bị ho kéo dài do bị trào ngược dạ dày thực quản
Nếu không có cách trị ho cho bé thì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì thế việc chữa trị là hết sức quan trọng.
Những loại thuốc ho cho bé an toàn
Hiện nay có nhiều loại thuốc ho cho bé khá an toàn và chữa ho hiệu quả nhanh tức thì như:
Thuốc ho Prospan
Đây là loại thuốc ho dạng siro được điều chế từ các loại thảo dược, điển hình là lá thường xuân. Prospan được kiểm nghiệm an toàn cho bé, kể cả trẻ sơ sinh.
Thuốc có tác dụng long đờm, giảm ho, giãn phế quản nên thường được dùng để chữa ho, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ và người lớn.
Thuốc ho atussin
Được dùng để trị ho do dị ứng thời tiết và nhiều bệnh đường hô hấp khác. Thuốc atussin được điều chế dưới dạng siro ho, có tác dụng giãn phế quản, loãng đờm nhầy, trị ho gió, ho khan, ho có đờm hiệu quả.
Thành phần của atussin từ các nguyên liệu tây y. Tác dụng phụ có thể gặp phải: Buồn ngủ, lờ đờ, giảm sự nhanh nhẹn. Vì thế, cha mẹ nên cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng cho bé.
Cao bổ phế Tâm Minh Đường
Thành phần 100% nguyên liệu tự nhiên, không pha thêm tá dược. Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường được cô đặc tinh chất từ kim ngân hoa, trần bì, cát cánh, cải trời, bách bộ, kinh giới, la bạc tử và kinh giới. Những nguyên liệu này được trồng riêng biệt ở Vườn dược liệu thuộc Bộ Y tế nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Bổ phế Nam Hà
Thuốc ho cho bé bổ phế Nam Hà được điều chế dưới dạng siro và viên ngậm từ các thảo dược tự nhiên kết hợp với những loại tá dược phù hợp.
Sử dụng thuốc bổ phế Nam Hà giúp trị ho, tiêu đờm nhầy, bổ phổi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mai thai và cho con bú.
Thuốc ho Bảo Thanh
Là loại thuốc ho cho bé được điều chế từ ô mai, mật ong, vỏ quýt, có vị ngọt giúp trị ho lâu ngày không khỏi ở trẻ nhỏ hiệu quả. Đồng thời, loại thuốc ho này còn giúp bổ phế, cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.
Thuốc ho PH
Nguồn gốc từ thảo dược giúp bổ phổi, tiêu đờm, trị các loại ho, đau rát cổ họng, viêm họng rất tốt.
Cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc
Ngoài sử dụng những loại thuốc ho cho bé trên, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị ho cho trẻ như:
Cách trị ho cho trẻ bằng mật ong
Mật ong có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo thành những cách trị ho cho trẻ bằng mật ong vô cùng hiệu nghiệm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần chú ý không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, thay vào đó hãy dùng đường phèn.
Mật ong, chanh
Cho trẻ uống nước chanh đào ngâm mật ong mỗi ngày 2 – 3 lần theo liều lượng 1 thìa cà phê mỗi lần.
Mật ong, lá hẹ
Mật ong đem hấp với lá hẹ tươi, sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống hàng ngày. Mỗi ngày 2 lần và 1 thìa cà phê/lần.
Mật ong, quất
Quất (tắc) hấp cách thủy với mật ong, chắt lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày 2 – 3 lần và 1 thìa cà phê/lần.
Mật ong, tỏi
Tỏi hấp mật ong hoặc ngâm mật ong sẽ tạo thành cách trị ho cho bé hiệu quả nhanh chóng. Hàng ngày cho bé uống 3 – 4 lần theo liều lượng 2 thìa cà phê/lần.

Xông hơi
Cha mẹ xông hơi cho bé vào ban đêm là một trong những cách trị ho cho trẻ không dùng thuốc hiệu quả. Khi xông hơi cho cần đóng kín cửa phòng tắm để hơi nước nóng lan tỏa. Hơi nước nóng sẽ làm loãng đờm nhầy, cổ họng giảm khô rát giúp bé dễ chịu hơn.
Để tăng hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể nhỏ thêm 1 – 2 giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm. Nếu trẻ bị lạnh sau khi tắm xông hơi thì cha mẹ chỉ cần dùng cốc nước nóng cho trẻ hít hơi nước bốc lên.
Đối với trẻ ho có đờm thở khò khè tuyệt đối không áp dụng biện pháp xông hơi.
Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày
Hàng ngày cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước khoảng 2 lít nước. Uống nhiều nước sẽ giúp đờm nhầy được loãng ra, cổ họng có đủ độ ẩm giảm khô rát. Để tránh khô mũi thì có thể nhỏ vài giọt nước vào mũi của bé.
Cho bé uống trà
Trà ấm có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết cho niêm mạc họng, nhờ đó làm dịu nhẹ cổ họng. Cho trẻ uống trà ấm là cách trị ho cho bé khá đơn giản, giảm ho nhanh chóng. Các bậc phụ huynh có thể cho bé uống trà bạc hà, trà hoa cúc. Để tăng hiệu quả đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi có thể cho thêm 2 – 3 giọt mật ong vào.
Rau diếp cá
Rau diếp cá được coi là kháng sinh tự nhiên mạnh có tác dụng trị ho cho bé hiệu quả tức thì. Khi bé bị ho, cha mẹ hãy lấy 1 nắm lá diếp cá tươi, rửa sạch rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho diếp cá giã nhuyễn vào nồi, thêm 1 bát nước vo gạo vào, đun sôi trong 20 phút. Tắt bếp, lọc lấy hỗn hợp này cho bé uống. Mỗi ngày cho bé uống 2 – 3 lần. Uống sau khi ăn 1 giờ.
Còn rất nhiều bài thuốc trị ho cho bé bằng nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm khác. Bạn đọc có thể tham khảo: Cách trị ho tại nhà hiệu quả nhanh nhất
Khi nào cần đưa trẻ bị ho đến gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp trẻ bị ho đều khỏi sau một thời gian ngắn áp dụng các cách chữa dân gian. Nhưng nếu như trẻ bị ho kèm theo các dấu hiệu sau thì cha mẹ ngay lập tức hãy cho bé đến bệnh viện:
- Ngừng thở
- Môi, đầu chi tím tái
- Khó thở, thở gắng sức
Trường hợp trẻ bị ho cho đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Có triệu chứng nôn mửa kèm theo
- Khó chịu mỗi khi thở, nói
- Chảy nhiều dãi
- Đau họng khó nuốt
- Mặt, môi bị tím tái khi ho
- Ho, thở khò khè
- Đau ngực mỗi khi thở sâu
Bệnh ho của trẻ là triệu chứng thường gặp phổ biến. Khi đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bị ho, bậc cha mẹ cũng dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng để có thể sử dụng những cách điều trị trên hoặc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa một cách phù hợp nhất.
>> TÌM HIỂU THÊM: Bé ho liên tục không ngừng: Nguyên nhân và cách khắc phục