Thuốc trị ho là cách đẩy lùi cơn ho nhanh chóng và không gây ra những tác dụng phụ. Khi sử dụng quá nhiều mà không hỏi bác sỹ có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn nếu lạm dụng nhiều. Vậy khi bị ho nên uống thuốc ho nào? Khi sử dụng thuốc trị ho cần lưu ý gì để vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao nhất?
Những loại thuốc trị ho thường dùng
Hiện nay, có một số loại thuốc trị ho hiệu quả nhất hay được sử dụng sau:
Thuốc ho Codein
Cách dùng: Uống 10 – 20mg/lần và 3 – 4 lần/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc: Người bệnh có thể bị táo bón, an thần, nguy hại hơn cả là rất dễ phụ thuộc vào thuốc.
Thuốc chữa ho Dextromethorphan
Cách dùng: Uống 10 – 20mg/lần, 4 giờ/lần hoặc có thể uống 30mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 6 – 8 giờ. Một ngày uống tối đa 120ng.
Tác dụng phụ của thuốc: Không gây tác dụng phụ.
Thuốc trị ho Pholcodin
Cách dùng: Uống 5 – 15mg/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc ho Pholcodin: Nếu dùng liều quá cao sẽ gây ức chế hệ thần kinh.
Thuốc trị ho Alimemazin
Cách dùng:
- Trẻ em uống 0,5-1mg/kg/ngày, chia uống nhiều lần.
- Người lớn mỗi ngày uống 5 – 40mg, chia uống nhiều lần.
Tác dụng phụ của thuốc ho Alimemazin: Gây buồn ngủ.
Thuốc ho Noscapin
Cách dùng: Uỗng mỗi lần 15 – 30mg, 3 lần/ngày.
Tác dụng phụ của thuốc: Không gây tác dụng phụ.
Thuốc ho Diphenhydramin
Liều dùng: Uống 25mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ.
Tác dụng phụ của thuốc trị ho Diphenhydramin: Giản huyết áp, gây buồn ngủ.
Lưu ý vàng khi sử dụng thuốc trị ho
- Sử dụng các loại thuốc trị ho trên cần phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
- Người bệnh ho kéo dài, liên tục trên 5 ngày mới sử dụng thuốc trị ho.
- Nếu ho do cảm cúm thì sẽ tự khỏi, còn ho do giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính thì tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh trị ho.
- Chỉ dùng thuốc trị ho trong trường hợp bị ho khan và lưu ý không được dùng thuốc quá 1 tuần. Nếu ho và kèm theo các dấu hiệu khác thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ.
- Không dùng thuốc trị ho kháng sinh cho người bị cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh mạch vành, suy hô hấp, u phì đại tuyến tiền liệt, trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi,…
- Trước khi sử dụng thuốc trị ho kháng sinh cần cân nhắc, thận trọng và uống theo chỉ định của bác sỹ.
Thuốc kháng sinh trị ho không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Bởi chúng không chữa dứt điểm được nguồn gốc gây ra bệnh. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà dùng loại thuốc kháng sinh phù hợp. Nếu dùng liều cao có thể gây nhờn thuốc và tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc trị ho tốt nhất bằng thảo dược tự nhiên dưới đây.
Thuốc trị ho tự nhiên bằng lá húng chanh
Tác dụng trị ho của húng chanh và đường phèn
Húng chanh còn gọi là tần dày lá, có tác dụng trị bệnh ho hiệu quả cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Trong húng chanh có chứa Colein và tinh dầu có thành phần chủ yếu là Carvacrol. Đây là chất có tác dụng tiêu độc, loại bỏ đờm, trị ho, cảm cúm, viêm phế quản, viêm họng, hạ sốt hiệu quả.
Chất Carvacrol còn được chứng minh có tác dụng ức chế mạnh vi khuẩn gây bệnh hô hấp, nhất là ho khan, ho có đờm ở người lớn và trẻ nhỏ.
Đường phèn có được gọi là băng đường. Thành phần chứa Saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành Fructose và Glucose. Ngoài ra, còn có thêm nước vôi trong đã tinh lọc và trứng gà nên cực kỳ tốt cho trẻ nhỏ.
Trong Đông y, đường phèn có tính bình, vị ngọt, tác dụng vào kinh tỳ và phế. Công dụng hòa vị, bổ trung ích khí, trừ đờm, nhuận khí, chỉ khái. Vì thế, đường phèn được dùng nhiều trong các bài thuốc trị ho.
Bài thuốc trị ho bằng húng chanh và đường phèn
Cách dùng húng chanh và mật ong làm thuốc trị ho
Chuẩn bị
- Húng chanh tươi: khoảng 15 ngọn
- Đường phèn: 3 – 4 thìa cà phê
Cách làm
- Lá húng chanh rửa sạch. Sau đó, giã hoặc xay nát cùng với 10ml nước sôi, gạn lấy nước
- Thêm vào cốc nước lá húng chanh 2 thìa đường phèn, khuầy đều.
- Cuối cùng, đem hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
Liều lượng dùng: Cho bé uống mỗi ngày 1 – 3 lần. Mỗi lần 1 – 3 thìa cà phê, phụ thuộc vào tuổi của trẻ. Uống đều đặn đến khi khỏi hẳn ho, sổ mũi thì ngưng.
Mẹo nhỏ: Nếu không có thời gian hấp cách thủy, các bạn có thể cho vào nồi cơm vừa cạn hấp khoảng 15 – 2- phút. Cho bé uống hỗn hợp húng chanh, đường phèn trước bữa ăn. Nếu bé có nôn trớ cũng không ảnh hưởng đến lượng thức ăn bé ăn và giúp trẻ nhanh khỏi ho hơn.
Đây là bài thuốc chữa ho nhiệt, khàng tiếng, viêm họng hiệu quả cho trẻ nhỏ. Khi kết hợp đúng tỷ lệ và thực hiện đúng cách không chỉ là thuộc trị ho nhanh, hiệu quả tức thì mà còn tăng khả năng tiêu đờm, giảm đau rát cổ họng.
Thuốc trị ho từ lá húng chanh cho trẻ ho có nhiều đờm
Nếu trẻ bị ho có nhiều đờm, ngoài húng chanh, đường phèn thì các mẹ cần thêm 4 – 5 quả quất xanh (quả tắc). Như vậy sẽ tăng tác dụng kép giảm ho, long đờm cho bé.
Quả quất xanh hay còn gọi là quả tắc, có vị chua ngọt, tính mát. Nó có công dụng giảm ho, tiêu đờm và kích thích tiêu hóa. Quất được dùng để chữa trị các bệnh: ho khan, ho khạc đờm, chán ăn, đau bụng,…
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, quất chứa nhiều pectin, đường, tinh dầu và các loại vitamin. Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, long đờm, giảm ho và bình suyễn. Vì thế, dùng quất là thuốc trị ho, long đờm cho hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
- Tần dày lá và quất rửa sạch.
- Quất bỏ hạt, rồi cắt nhỏ xay nhuyễn với húng chanh.
- Hấp cách thủy hỗn hợp trên với 20g đường phèn, trong khoảng 15 – 20 phút.
- Cho trẻ uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Uống thường xuyên đến khi hết ho thì ngưng.
Trên đây là một số thuốc trị ho kháng sinh hiện nay đang được sử dụng phổ biến nhất, bạn chỉ nên tham khảo. Trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sỹ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.