Khi chẩn đoán bị viêm phế quản bội nhiễm, nhiều người vẫn băn khoăn, thắc mắc không hiểu mình đang mắc phải căn bệnh gì. Chỉ biết rằng, phế quản chỉ có hai dạng bệnh là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn tính mà thôi! Vì vậy, viemphequan.net hôm nay sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và thiết thực nhất về bệnh lý này với hi vọng giúp giải tỏa phần nào lo lắng trong lòng bạn.
Viêm phế quản bội nhiễm là gì?
Bệnh viêm phế quản được hiểu là tình trạng viêm ở lớp niêm mạc các ống phế quản. Nguyên nhân gây viêm phế quản chủ yếu là do 90% virus và 10% vi khuẩn. Triệu chứng thường gặp là ho khan, ho có đờm trắng, đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau người,… bởi hiện tượng sưng và phù nề niêm mạc phế quản.

Bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng mới xảy ra khi bệnh nhân đã mắc bệnh nhiễm trùng từ trước đó. Khi xảy ra tình trạng bội nhiễm thì có thể quá trình kiểm soát bằng kháng sinh trở nên phức tạp hơn. Bởi các sinh vật gây nhiễm trừng mới có khả năng kháng thuốc đã được sử dụng cho lần đầu tiên.
Thông thường viêm phế quản cấp tính là do virus gây nên nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào đường thở và gây bệnh. Bệnh thường tiến triển từ viêm đường hô hấp trên do virus sau đó vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới sẽ gây nên hiện tượng bội nhiễm. Các loại vi khuẩn gây viêm phế quản bội nhiễm điển hình có liên cầu, phế cầu, Moraxella catarrhalis, Heamophilus,…
Như vậy, bệnh viêm phế quản bội nhiễm chính là thuật ngữ chỉ nguyên nhân hoặc tình trạng viêm phế quản do cả virus và vi khuẩn gây nên.
Nguyên nhân viêm phế quản bội nhiễm
- Bệnh viêm phế quản bội nhiễm xảy ra do sức đề kháng của người bệnh yếu. Đây là nguyên nhân chủ yếu.
- Nguyên nhân khác là do các loại vi khuẩn điển hình lây làn từ viêm phế quản trên xuống đường hô hấp dưới. Điển hình là vi khuẩn liên cầu, phế cầu khuẩn,…
Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản bội nhiễm
Giống như triệu chứng của viêm phế quản cấp, viêm phế quản bội nhiễm có các dấu hiệu như ho có đờm, ho rát cổ họng, ho dai dẳng. Kèm theo là các triệu chứng:
- Khó thở, thở rít lên
- Cơ thể mệt mỏi
- Giảm sút cân nặng
- Sốt, đau đầu, khó chịu
Viêm phế quản bội nhiễm xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp, viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ em cũng cần phải có biện pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, gây biến chứng nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Có điều trị bệnh viêm phế quản bội nhiễm khỏi được không?
Cũng giống như các bệnh lý đường hô hấp khác. Bệnh viêm phế quản bội nhiễm có thể chữa trị được nhưng có khỏi được hay không thì còn phụ thuộc mức độ bệnh lý.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Nếu bệnh là do virus gây nên thì không cần dùng thuốc điều trị viêm phế quản nhưng nếu có hiện tượng bội nhiễm hoặc có nguy cơ biến chứng thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể dùng là amoxincilin, cephalexin, erythromyxin,…
Bên cạnh đó, thuốc chống co thắt phế quản như salbutamol, theophylin; các loại thuốc an thần, thuốc kháng histamine cũng thường được bác sỹ chuyên khoa sử dụng điều trị viêm phế quản bội nhiễm. Ngoài ra, với bệnh nhân ho kéo dài từ 5-10 ngày có thể dùng prednisolone, bênh nhân ho khan có thể dùng thuốc giảm ho, ho khạc đờm sẽ dùng thuốc long đờm,…
Điều trị bằng thuốc đông y
Hiện nay, có khá nhiều người bị viêm phế quản bội nhiễm áp dụng phương pháp điều trị bằng các bài thuốc đông y.
Ưu điểm: Hiệu quả cao, trị bệnh tận gốc. Bên cạnh, các bài thuốc đông y an toàn, không gây tác dụng phụ. Do đó, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Nhược điểm: Hiệu quả trị bệnh từ từ, không nhanh chóng như sử dụng thuốc tây. Người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bội nhiễm từ quả mơ
Vị thuốc:
- Mơ chín 100 quả
- Chanh 6 – 7 quả
- Mật ong 1 thìa cà phê
- Cam thảo (lượng vừa đủ)
Cách làm: Mở chính lọc bỏ hạt. Chanh vắt lấy nước. Sau đó, cho tất cả các vị thuốc vào nồi và đun cùng với nước. Chắt bỏ bã, đun nước thành cao. Mỗi ngày ngậm cao 2 lần, bệnh viêm phế quản co thắt sẽ thuyên giảm dần.
Dạ dày lợn, hạt tiêu chữa viêm phế quản bội nhiễm
Chuẩn bị: Dạ dày lợn 1 cái, hạt tiêu, tỏi, hành và muối.
Cách chế biến: Làm sạch dạ dày lợn rồi ướp với các gia vị trên. Sau đó, nấu chín kĩ rồi bỏ hạt tiêu ra phơi khô, dùng dần.
Cách dùng: Mỗi lần uống trà bỏ một vài hạt hạt tiêu ra nhai cùng sẽ giúp giảm ho, long đờm hiệu quả.
Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
Nhiều bài thuốc dân gian có tác dụng chữa trị viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ em. Nhưng tùy vào cơ địa, tình tạng bệnh mà sẽ sử dụng bài thuốc và cho hiệu quả khác nhau.
Chữa viêm phế quản bội nhiễm bằng chanh và đường phèn
Lấy 1/2 quả chanh vắt vào cốc nước nguội, thêm đường phèn. Sau đó, để ra sân phơi sương vào buổi đêm. Sáng sớm lúc 4 – 5h sáng dậy uống. Áp dụng cách chữa viêm phế quản bội nhiễm này trong khoảng 7 ngày, triệu chứng bệnh giảm rõ rệt.
Mật ong và gừng chữa viêm phế quản bội nhiễm
Đây là bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản bội nhiễm rất hiệu quả.
Người lớn dùng củ gừng tươi, già rửa sạch, thát lát mỏng chấm với mật ong, nhai nuốt từ từ.
Trẻ nhỏ, gừng tươi rửa sạch, xay nhuyễn rồi trộn với mật ong. Cho bé uống liên tục mấy ngày, sẽ thấy bệnh giảm dần.

Phòng ngừa viêm phế quản bội nhiễm
Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân viêm phế quản có hiện tượng bội nhiễm có thể được chỉ định:
- Chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học.
- Giữ gìn môi trường sống trong lành.
- Luyện tập thường xuyên, phù hợp với thể trạng.
- Bỏ thuốc lá, … nhằm hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.
Qua những thông tin về bệnh viêm phế quản bội nhiễm, hi vọng bạn đọc biết thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm phế quản bội nhiễm
>> Kiến thức bổ ích: Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản dạng suyễn tại nhà