Trẻ nhỏ chỉ cần ho, sổ mũi nhẹ… cũng khiến cha mẹ lo lắng. Đặc biệt, càng lo lắng hơn khi đã cho bé uống thuốc ho lại ho nhiều hơn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ uống thuốc ho nhưng lại ho nhiều hơn? Cần xử lý như nào trong trường hợp này?
Nguyên nhân uống thuốc ho lại ho nhiều hơn
Để biết được tại sao trẻ lại ho nhiều hơn khi uống thuốc, hoặc áp dụng các cách trị ho thì trước hết cần biết được tại sao trẻ nhỏ lại rất dễ bị ho nhé!
Trẻ bị ho nguyên nhân là gì?
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch vẫn còn yếu kém, các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Do đó, hệ hô hấp rất dễ bị viêm nhiễm bởi virus, vi khuẩn, tác nhân kích thích nên trẻ hay bị ho. Thường là ho khan và ho có đờm. Nguyên nhân chính gây ho ở trẻ em bao gồm:
- Do bị cảm lạnh, cúm: Ngạt mũi, sổ mũi, không thở gấp, thở khò khè, ho nhiều vào ban ngày, ban đêm thuyên giảm.
- Ho do mắc bệnh viêm phổi: Thở ngắn, gấp, khó thở, lồng ngực bị lõm sâu khi hít vào. Ho nhiều đờm và môi tím tái (nếu bệnh nặng).
- Do bị viêm họng: Ho vào nửa đêm, tiếng ho sâu và nặng. Kèm theo đó là tình trạng bị đau họng, khàn tiếng.
- Ho do trẻ bị viêm họng mãn tính: Ho khan và luôn có cảm giác vướng víu ở cổ họng. Ho nhiều vào ban ngày.
- Do bị hen suyễn: Ho dữ dội vào ban đêm, thở gấp, khó thở. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc thời tiết chuyển lạnh thì ho nặng hơn. Kèm theo là triệu chứng hắt xì, mũi và mặt có cảm giác ngứa ngáy.
- Ho do mắc bệnh ho gà: Ho dữ dội thành từng cơn. Khi hít vào nghe ông ổng như tiếng gà gáy, mặt bị mẩn đỏ và phù.
Nếu bé bị ho lâu ngày không khỏi thì cần phải đưa bé đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Từ đó, chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây ho và có cách điều trị phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chú ý cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc hoặc đổi thuốc cho bé khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần cho bé uống nhiều nước hơn mỗi ngày để giữ ẩm cổ họng, giảm kích ứng gây ho nhiều hơn.
Tại sao trẻ uống thuốc ho lại ho nhiều hơn?
Uống sai thuốc
Hai loại ho thường gặp phải là ho khan và ho có đờm. Thuốc chữa trị hai loại ho này khác nhau. Tuy nhiên, khi bé bị ho, cha mẹ thường áp dụng các mẹo dân gian trị ho nhưng không biết có thể cách chữa đó không phù hợp. Chính vì thế dù đã uống thuốc nhưng vẫn ho nhiều hơn trước.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh tự ý mua thuốc cho bé về uống có thể loại thuốc đó không phù hợp khiến bệnh tiến triển hơn, ho nhiều hơn. Chẳng hạn như:
- Trẻ bị ho khan nhưng lại dùng thuốc long đờm, loãng đờm. Sử dụng loại thuốc này khiến dịch tiết ở cổ họng bị kích thích hoạt động mạnh hơn gây ra tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Sau khi thuốc hết tác dụng, bé sẽ ho dữ dội và nhiều hơn.
- Bé bị ho có đờm nhưng thuốc bé uống là thuốc ức chế phản ứng ho. Khi đó, lượng đờn bị tích tụ lại ở đường hô hấp lại càng tăng lên. Đến khi thuốc hết tác dụng thì những cơn ho sẽ dữ dội, liên tục hơn để có thể tống đờm ra ngoài nhanh chóng.
Uống thuốc không đủ liều lượng
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bé uống thuốc ho lại ho nhiều hơn là do các bậc phụ huynh không cho bé uống đủ liều lượng. Ban đầu bệnh thuyên giảm nhưng rất dễ tái phát lại. Lúc này ho nhiều và dữ dội hơn, việc điều trị cũng gặp khó khăn hơn.
Hoặc có thể là do bệnh nặng nhưng liều lượng thuốc không đủ mạnh. Chính vì thế, dù có uống thuốc nhưng trẻ vẫn ho nhiều hơn.
Uống thuốc ho lại ho nhiều hơn phải làm sao?
Đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám
Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng uống thuốc ho lại ho nhiều hơn là cha mẹ đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Có như vậy, bệnh mới nhanh khỏi, sức khỏe của bé mới ổn định được.
Trao đổi với bác sĩ để thay đổi đơn thuốc
Trường hợp sau khi đã cho bé đi khám bác sĩ và uống theo đơn thuốc nhưng trẻ uống thuốc ho lại ho nhiều hơn thì cần phải:
- Trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hô hấp và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.
- Hoặc đưa bé đi khám lại. Từ đó chẩn đoán lại chính xác nguyên nhân gây bệnh và thay đổi loại thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.
Chăm sóc trẻ tốt hơn
Ngoài ra để phòng tránh trẻ ho nhiều hơn khi uống thuốc ho và bệnh nhanh khỏi hơn thì cha mẹ cần cho bé nghỉ ngơi. Đồng thời có chế độ chăm sóc trẻ phù hợp.
- Cho bé uống nhiều nước lọc hơn bình thường, có thể uống nước trái cây, nước canh hoặc súp. Bởi lẽ bé bị ho sức đề kháng giảm, lượng nước hàng ngày không đáp ứng đủ cho nhu cầu của cơ thể, không bù lại được lượng nước mất. Lúc này bé sẽ bị mệt mỏi, khô họng rát cổ sẽ dễ bị kích ứng ho nhiều hơn.
- Không tự ý dừng thuốc khi chưa hết lộ trình điều trị. Hoặc thay đổi loại thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Nếu bé bị ho kéo dài, uống thuốc ho lại ho nhiều hơn thì đưa bé đến cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.
>> TÌM HIỂU: Trẻ bị ho và sốt nhẹ về đêm phải làm sao?
Cao Bổ Phế – Giải pháp điều trị ho an toàn, hiệu quả
Để giải quyết tình trạng uống thuốc ho lại ho nhiều hơn, người bệnh có thể tìm đến các biện pháp đông y và bài thuốc Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường được khuyến khích hơn cả.
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là sự kết hợp của 8 vị thảo dược với tính năng đặc trị ho như: Cải trời, kinh giới, tang bạch bì, la bạc tử, trần bì, cát cánh, kim ngân hoa.
Đã từ lâu, 8 vị thuốc trên đã được coi là “thần dược” trị các chứng bệnh về tỳ, phế và được ứng dụng vào chữa bệnh rất nhiều. Nhưng duy chỉ có cao Bổ Phế mới mang lại giá trị toàn diện là bởi:
- Thảo dược được thu hái từ Vườn dược liệu của Bộ y tế, đạt chuẩn CO-CQ.
- Các nguyên liệu được gia giảm theo định lượng chuẩn giúp phát huy tối đa công dụng của thảo mộc.
- Thảo dược được nấu trên bếp củi trong suốt 48 tiếng, 5 tiếng chắt nước cốt một lần, loại bỏ tạp chất rồi cô lại thành cao đặc.
- 10kg thảo dược cô đặc còn 0,7kg cao nguyên chất.
- Cao sánh mịn, mùi thơm, thẩm thấu trực tiếp vào cơ thể, dạ dày không mất công nhào trộn.
Theo đó, bệnh nhân khi sử dụng Cao Bổ Phế sẽ nhận được kết quả tiến triển theo từng ngày:
- 5-7 ngày đầu: Tiêu viêm, giảm sưng
Làm sạch, thông tháo vùng họng giúp cổ họng dễ chịu, bớt ngứa, đau rát. Triệu chứng uống thuốc lại ho nhiều hơn được giảm thiểu.
- 10-15 ngày tiếp theo: Phục hồi
Tiêu viêm, giảm sưng, đau đồng thời khôi phục lớp niêm mạc họng bị tổn thương.
- 20-30 ngày sau: Ngăn ngừa tái phát
Loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng từ đó phòng ngừa triệu chứng tái phát.
1 liệu trình của Cao Bổ Phế tương đương với lọ cao 200gr, khi sử dụng người bệnh chỉ cần pha 1 thìa cafe cao với 150ml nước ấm, vô cùng tiện lợi.
Triệt tiêu cơn ho với chi phí phải chăng!
Liên hệ ngay!
Tóm lại, bé uống thuốc lại ho nhiều hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, cha mẹ không cần quá lo lắng hãy đưa bé đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp uy tín khám chữa càng sớm càng tốt. Hy vọng rằng những thông tin trên đây giúp ích cho nhiều bậc phụ huynh có cơn nhỏ. Hãy chia sẻ cho nhiều người biết giúp chăm sóc trẻ tốt hơn nhé!
>> Cách chữa trị ho nhanh nhất tại nhà
Thông tin liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437