Ngậm nước muối tốt cho sức khỏe nhưng người bị viêm amidan có nên ngậm nước muối không, và cần phải lưu ý gì là băn khoăn của nhiều người bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời c ho mình nhé!
Viêm amidan có nên ngậm nước muối?

Bị viêm amidan có nên ngậm nước muối không? Câu trả lời là có. Do nước muối có tính sát khuẩn, khử trùng rất tốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus trú ngụ ở các mảng bám trong miệng. Ngậm và súc miệng họng với nước muối cường độ mạng còn có thể đánh bật các tác nhân gây bệnh ra bên ngoài. Chỉ cần người bị viêm amidan thường xuyên đều đặn ngậm, súc miệng nước muối bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn.
Hướng dẫn cách súc miệng bằng nước muối đúng chuẩn
Súc miệng bằng nước muối
Chuẩn bị: 1 thìa cà phê muối tinh và 1 cốc nước ấm.
Thực hiện:
- Cho muối vào cốc nước, khuấy đều để muối tan hết trong nước. Sau đó dùng nước muối này súc miệng.
- Cách khác có thể pha 9g muối với 1 lít nước đun sôi để nguội; sử dụng trong ngày. Không nên pha muối quá nhiều vì có thể khiến cổ họng bị tổn thương.
- Hoặc có thể mua nước muối sinh lý 0,9% ở hiệu thuốc để súc miệng.

Cách súc miệng họng bằng nước muối
- Ngậm một ngụm nước muối súc họng. Ngửa cổ ra đằng sau để nước muối chạm vào thành họng. Sau đó, dùng hơi đẩy nước lên tạo thành tiếng kêu lọc xọc.
- Nhổ nước muối ra và thực hiện lại vài lần đến khi cổ họng dễ chịu hơn.
- Sau cùng súc miệng lại bằng nước đun sôi để nguội nhằm tống hết vi khuẩn và mảng bám ra ngoài.
Liều lượng: Mỗi ngày bệnh nhân amidan nên ngậm, súc miệng hầu họng bằng nước muối khoảng 4 – 5 lần, chú ý cần thực hiện vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Dùng muối hạt trực tiếp
Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần ngửa đầu, há miệng rồi rắc một ít muối hạt trực tiếp lên cuống họng. Cứ để như vậy trong một thời gian ngắn; tình trạng đau rát ở cổ họng sẽ dịu bớt hẳn.
Với cách này người bệnh nên thực hiện nhiều lần trong ngày; và hoàn toàn yên tâm về tính an toàn của nó.
Lưu ý khi ngậm nước muối chữa viêm amidan
-
- Không nên dùng nước muối nồng độ cao quá 0,9%.
- Cần phải súc miệng sau súc họng trước khi ngậm nước muối chữa viêm amidan.
- Không quên súc miệng lại bằng nước lọc
- Cách pha nước muối sinh lý: có thể mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc; hoặc có thể tự pha theo tỷ lệ: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g muối.
- Sau khi khỏi bệnh vẫn nên duy trì thói quen ngậm, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý để ngừa viêm amidan tái phát cũng như các bệnh đường hô hấp khác.

Khi nào viêm amidan cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa?
Viêm amidan có nên ngậm nước muối không? – Ngậm nước muối chỉ có tác dụng làm dễ chịu hơn các dấu hiệu bệnh; mà không có tác dụng trị khỏi bệnh, nhất là trường hợp bệnh nặng. Vì thế, người bệnh cần phải đến bệnh viện, cơ sở chuyên khoa Tai – Mũi – Họng uy tín để khám chữa khi có những triệu chứng sau:
- Sốt cao: Nếu người bệnh amidan bị sốt cao thì cần đến bệnh viện điều trị để hạ sốt nhanh chóng; nhằm hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến thần kinh.
- Viêm amidan tái phát nhiều lần: Bệnh tái phát nhiều lần thì cần phải điều trị ở bệnh viện, để lâu có thể gây nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe.
- Ngậm nước muối nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm. Khi đã sử dụng nước muối nhưng không có hiệu quả, bệnh nhân vẫn đau đớn khó chịu thì cần đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.
Cần chú ý: Người bệnh chỉ nên đến bệnh viện, cơ sở chuyên khoa Tai – Mũi – Họng uy tín để được thăm khám, điều trị an toàn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị hoặc tìm đến các cơ sở kém chất lượng có thể bị tiền mất mà bệnh tình không thuyên giảm.

Phòng ngừa viêm amidan tái phát, tiến triển nặng
- Giữ ấm cơ thể tránh nhiễm lạnh.
- Vệ sinh mũi hầu họng sạch sẽ.
- Ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt.
- Tránh xa các thực phẩm gây kích ứng như ớt, hạt tiêu, đồ quá cay, quá nóng…
- Uống nước ấm, tránh uống nước lạnh.
Trên đây là giải đáp viêm amidan có nên ngậm nước muối không; hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Bạn có thể tham khảo áp dụng để nhanh chóng khỏi bệnh nhé!
Xem thêm: Bệnh viêm amidan hốc mủ có lây không?