Viêm amidan là một căn bệnh phổ biến, thế nhưng khi nhắc đến viêm amidan phì đại thì khá nhiều người cảm thấy lạ lẫm. Hãy cùng dành đôi chút thời gian tìm hiểu về bệnh amidan phình to này nhé.
Tin liên quan: Viêm amidan nổi hạch cổ có triệu chứng nhận biết nào?
Viêm amidan phì đại là gì?
Giống như chính tên gọi của nó, phì đại có nghĩa là viêm to hơn; tức là viêm amidan đã tiến triển đến mức độ nặng và nghiêm trọng hơn rất nhiều rồi. Viêm amidan nếu không được chữa trị hoặc chữa không đúng cách sẽ khiến cho amidan bị phình to hơn. Đồng nghĩa với việc mức độ viêm nhiễm cũng ở mức báo động.
Triệu chứng viêm amidan phì đại
Mỗi loại viêm amidan sẽ có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng viêm amidan phì đại điển hình nhất:
Amidan bị sưng to: đây là triệu chứng cơ bản và rõ ràng nhất của viêm amidan phì đại. Chỉ cần há miệng ra cũng thấy vùng amidan sưng đỏ.
Biểu hiện vùng miệng: môi dày, răng cửa trên nhô ra, khó cười nói biểu cảm, răng không đầy, vòm miệng nhô cao, xương hàm biến dài…
Triệu chứng vùng họng: đau họng, đỏ họng, nghẹt mũi, nói bằng giọng mũi, chảy nước mũi, ngủ ngáy…
Biểu hiện ở tai: ù tai, khó nghe, giảm thính lực, viêm tai giữa…
Triệu chứng hô hấp: họng liên quan rất nhiều đến hệ hô hấp của con người. Viêm amidan phì đại thường kéo theo cả viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, ho liên tục, viêm thanh quản, kích thích niêm mạc hô hấp…
Dấu hiệu toàn thân: không tập trung, phản ứng chậm chạp, mệt mỏi, sốt, đái dầm, răng cọ sát vào nhau, lạnh về ban đêm, suy tim, tăng huyết áp…
Nguyên nhân viêm amidan phì đại
- Viêm amidan cấp tính: để amidan có thể sưng to như thế, người bệnh đã trải qua một thời gian bị viêm amidan cấp tính mức độ nhẹ. Do không chữa trị kịp thời và đúng cách khiến cho amidan sưng tấy, sưng phồng lên; các tổ chức amidan sưng huyết.
- Các bệnh mạn tính về đường hô hấp: viêm xoang, hen suyễn, viêm mũi… vừa có thể là triệu chứng, vừa có thể là nguyên nhân gây ra viêm amidan phì đại.
- Dị ứng: một số yếu tố gây dị ứng như môi trường, hóa chất; phấn hoa có thể là nguyên nhân khiến amidan sưng tấy cục bộ lên.
- Do tạng bạch huyết quá phát quá nặng nên khiến các vi khuẩn virus bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm.
- Bệnh khoang miệng: viêm nướu lợi, sâu răng, viêm lợi, lười đánh răng cũng có thể gây ra viêm amidan phì đại.
- Mùa lạnh: thời tiết lạnh khiến hệ miễn dịch của con người yếu đi; những người không có đủ sức khỏe sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Mức độ nguy hiểm của viêm amidan phì đại
Đa số mọi người đều nghĩ viêm amidan thì có gì nguy hiểm, nó chỉ ảnh hưởng đôi chút đến việc ăn uống nói năng thôi. Thế nhưng đối với bệnh viêm amidan phì đại thì mọi thứ không dừng lại ở đó. Những biến chứng sau đây có lẽ sẽ khiến bạn phải thay đổi cách suy nghĩ và không còn chủ quan về căn bệnh này nữa.
Ngừng thở khi ngủ
Thật là đáng sợ nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Amidan sưng quá to sẽ chặn ngang cổ họng khiến chúng ta gặp khó khăn khi thở. Khi ngủ quá say giấc, bạn có thể bị ngưng thở mà không kiểm soát được. Nếu không được cứu chữa kịp thời, oxy sẽ không được cung cấp lên não và hậu quả là tử vong.
Biến chứng liên quan đến hô hấp
Gây ra các bệnh như giảm thính lực, viêm phổi, áp xe họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, áp xe amidan…
Các biến chứng xa
Nhiễm trùng huyết, viêm cơ tim, viêm màng tim, viêm cầu thận, nhiễm trùng đường tiêu hóa.., tuy nhiên tỷ lệ xảy ra thấp.
Lưu ý: Nếu trẻ em bị viêm amidan phì đại gặp phải các vấn đề như sốt, sưng họng đỏ… phải đưa trẻ tới bệnh viện điều trị ngay. Sức đề kháng của trẻ rất yếu, nếu không chữa kịp thời trẻ có thể tử vong khi ngủ.
Cách chẩn đoán và điều trị viêm amidan phì đại
Để chẩn đoán và điều trị viêm amidan phì tốt chính xác và hiệu quả nhất thì nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Chẩn đoán phì đại amidan cần dùng những kỹ thuật y tế nào?
Amidan bị sưng to (phì đại amidan) bất thường cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa; để loại trừ nhiễm trùng tiềm ẩn và có phương pháp điều trị đúng đắn. Trẻ em bị phì đại amidan cũng cần gặp bác sĩ kiểm tra; nếu trẻ khó khăn khi ngủ, ăn uống, ngay cả khi sưng amidan nhưng không thấy đau.
Bệnh sử và triệu chứng
Chẩn đoán viêm amidan bằng cách xem xét bệnh sử y khoa và hỏi các triệu chứng bạn đang mắc phải. Khám xung quanh cổ để tìm các triệu chứng sưng.
Nuôi cấy vi trùng cổ họng
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể tiến hành nuôi cấy vi trùng cổ họng. Bao gồm:
- Phết mẫu bệnh phẩm ở mặt sau cổ họng.
- Xét nghiệm mẫu mô để tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Chụp phim X-quang để giúp bác sĩ nhìn rõ các mô mềm trong cổ họng.
Nghiên cứu giấc ngủ kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ
Trường hợp bạn có triệu chứng khó ngủ, ngáy to, bác sĩ có thể thực hiện một nghiên cứu giấc ngủ để kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ do phì đại hạch hạnh nhân. Thực hiện nghiên cứu này, bạn cần phải ngủ qua đêm trong phòng thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để bác sĩ theo dõi hơi thở và các triệu chứng khác.
Điều trị viêm amidan phì đại bằng phương pháp nào?
Bệnh viêm amidan phì đại thường được yêu cầu điều trị khi ảnh hưởng đến tình trạng thở, ăn và ngủ.
Trường hợp, phì đại amidan do nhiễm trùng tiềm ẩn gây ra thì có thể dùng thuốc kháng sinh.
Nếu do dị ứng, bệnh nhân viêm amidan phì đại có thể sử dụng thuốc corticosteroid dạng xịt cho mũi; hoặc uống thuốc kháng histamine để giảm nhẹ các triệu chứng.
Viêm amidan phì đại ảnh hưởng đến tình trạng hô hấp mà không do nguy cơ tiềm ẩn nào, có thể được chỉ định cắt amidan.
- Phẫu thuật cắt amidan giúp cải thiện tình trạng khó thở, ngưng thở khi ngủ.
- Khi cắt amidan, bác sĩ cũng có thể loại bỏ tuyến adenoid; tuyến nằm ở phía sau mũi và gần vòm miệng.
- Cắt amidan là thủ thuật đơn giản, được thực hiện bằng gây mê toàn thân. Đa số, người bệnh được xuất viện trong ngày phẫu thuật; và sẽ phục hồi hoàn toàn trong khoảng 7 – 10 ngày.
Trên đây là một số kiến thức liên quan đến bệnh viêm amidan phì đại. Nên nhớ rằng đây không phải một căn bệnh đơn giản; bệnh nhân không được tự ý mua thuốc bên ngoài mà cần theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.