Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh xảy ra phổ biến khi trẻ mới chào đời. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy hiểm cho bé, thậm chí tử vong.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh giai đoạn đầu thường không rõ ràng, gồm:
- Bú kém, bỏ bú
- Sốt 37,5 độ C hoặc bị hạ thân nhiệt
- Thở nhanh > 60 lần/phút
- Khó thở
Dấu hiệu cho biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng:
- Sốt cao, ngủ li bì
- Bú kém, bỏ bú, nôn trớ
- Tím tái da mặt, môi
- Rút lõm lồng ngực
- Chướng bụng
- Thở nhanh, cánh mũi phập phồng
- Trẻ < 2 tháng tuổi: 60 lần/phút trở lên
- Bé 2 tháng – 1 tuổi: 50 lần/phút trở lên
- Trẻ 1 – 5 tuổi: 40 lần/phút trở lên
- Khó thở, thở rên
Khi có các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh trên, cha mẹ phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị, tránh nguy cơ bị tử vong.
>> THAM KHẢO THÊM: Những triệu chứng viêm phổi dễ nhận biết
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Thời tiết lạnh
Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch, sức đề kháng còn non yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Trời trở lạnh đột ngột, cơ thể bé không được giữ ấm sẽ dễ bị viêm phổi.
Nhiễm vi khuẩn
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh do bị nhiễm các loại vi khuẩn: Gram âm, Coli và Listeria. Việc nhiễm khuẩn có thể xảy ra trước hoặc trong hoặc sau sinh. Điều này liên quan mật thiết với thời gian vỡ ối trước khi sinh.
- Vỡ ối từ trên 6 – 12 giờ trước khi sinh: Nguy cơ trẻ bị viêm phổi 33%
- Thời gian vỡ ối trên 12 giờ – 24 giờ trước khi sinh: Nguy cơ trẻ bị viêm phổi 51,7%
- Vỡ ối > 24 giờ: Nguy cơ trẻ bị viêm phổi 90%
Trong khi sinh, sau sinh và chăm sóc trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn từ các dụng cụ, hộ sinh, người chăm sóc và môi trường.
Trước khi trào đời, trẻ sơ sinh hít phải nước ối, phân su bị nhiễm khuẩn cũng có thể bị viêm phổi.
Lúc chuẩn bị trào đời, trẻ cũng có thể bị nhiễm khuẩn do dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ.
Thiếu dưỡng khí
Trong tử cung thiếu dưỡng khí cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Vì thế, mẹ bầu cần phải đi khám đúng định kỳ, đặc biệt là giai đoạn cuối để phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trào ngược dạ dày thực quản
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện, non yếu nên hay bị trào ngược dạ dày thực quản. Căn bệnh này khiến sữa bị hít vào phổi gây ra các triệu chứng hụt hơi, thở gấp, da mặt tím tái, lâu dần gây viêm phổi.
Bệnh lý khác
Một số bệnh như viêm họng, viêm dây rốn, viêm da… cũng có thể biến chứng gây viêm phổi trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng cực kỳ nguy hiểm, nếu không được đưa đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:
- Nhiễm trùng máu
- Tràn dịch màng phổi
- Hệ miễn dịch suy yếu nhanh
- Viêm màng não
- Tràn dịch màng tim, trụy tim
- Còi xương, suy dinh dưỡng
Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi rất nguy hiểm, vì thế, các bậc phụ huynh cần áp dụng các biện pháp điều trị cho trẻ đúng, kịp thời.
Thuốc kháng sinh
Được sử dụng trong trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phổi nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào thì các bậc cha mẹ đều cần phải hết sức lưu ý. Tốt nhất cho trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn thuốc thích hợp.
Thuốc ho
Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi đờm nhầy sản sinh ra nhiều gây tắc nghẽn đường thở. Do đó, sử dụng thuốc ho sẽ giúp làm loãng đờm nhầy trong phổi, trẻ có thể loại bỏ đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Ngoài ra, thuốc ho dành cho trẻ thường có nguồn gốc tự nhiên còn giúp cho phổi, cơ quan khác trong hệ hô hấp được thông thoáng, dịu mát hơn.
Xông hơi, vỗ nhẹ lồng ngực
Sử dụng bát nước nóng, cho trẻ hít hơi nước bốc lên. Mỗi ngày thực hiện 4 – 6 lần và khoảng 10 phút mỗi lần. Để tăng hiệu quả, cha mẹ có thể nhỏ thêm một giọt tinh dầu tràm vào.
Để giúp bé tống đờm nhầy ra ngoài dễ hơn, cải thiện tình trạng viêm phổi, cha mẹ nên thực hiện vỗ nhẹ lồng ngực bé. Cách thực hiện, khum bàn tay lại, vỗ nhẹ vào lồng ngực bé, lực cần đều tránh làm đau bé. Vỗ nhanh trong 1 phút rồi nghỉ 1 phút. Thực hiện vỗ nhẹ lồng ngực cho bé liên tục 5 lần.
Cách phòng ngừa, chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Tiêm vắc xin người viêm phổi
Theo khuyến cáo của các chuyên gia về bệnh hô hấp, biện pháp phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh là tim vacxin. Các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin phòng ngừa bệnh cho bé ngay từ khi mới sinh. Loại vacxin được tiêm để phòng ngừa bệnh viêm phổi là vacxin phế cầu khuẩn.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Để quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi thì cha mẹ chăm sóc trẻ cần chú ý:
- Giữ đủ ấm cho trẻ vào mùa đông, đặc biệt là cổ, ngực và lòng bàn chân. Mùa hè thì cần ăn mặc thoáng mát, không bị bí mồi hôi khiến trẻ nhiễm lạnh.
- Cho trẻ bú bằng sữa mẹ vừa bổ sinh dinh dưỡng cần thiết cho trẻ vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng rất tốt.
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để trẻ đến nơi không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc đông người.
- Giữ môi trường sống, phòng ốc của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng.
- Những dụng cụ cá nhân của trẻ cần được vô trùng, đảm bảo sạch sẽ nhất, chẳng hạn như cốc, thìa, bình sữa, chăn…
- Tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc lá
Như vậy, qua các thông tin trên có thể thấy trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng rất nguy hiểm, thậm chí khiến trẻ tử vong. Chính vì thế việc nắm bắt được các triệu chứng dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh rất cần thiết. Từ đó có biện pháp điều trị, chăm sóc trẻ tốt nhất. Mong rằng chia sẻ trên giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc và bảo vệ con yêu.
>> Tin liên quan: Trẻ bị viêm phổi khỏi nhanh chóng nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách