Thuốc trị bệnh lao phổi hầu hết là kháng sinh nặng, liều cao nên thường gây những tác dụng phụ không mong muốn. Tìm hiểu một số loại thuốc điều trị và những tác dụng phụ của thuốc lao phổi.

Những loại thuốc điều trị lao phổi phổ biến
Có 2 nhóm thuốc trị lao phổi là thuốc thiết yếu và thuốc thứ yếu.
Thuốc thiết yếu: Rifampicin, Isoniazid, Etham – butol, Streptomycin, Pyrazinamaid và Thiacetazon.
Thuốc thứ yếu: Prothionamid, Cycloserein, Ethionamid, PAS, Capreomycin và Kanamycin.
Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, việc sử dụng loại thuốc nào và kết hợp với nhau như nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, điều trị lần đầu hay đã nhiều lần. Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Tuy nhiên, thuốc chữa lao phổi là kháng sinh liều cao và rất nặng nên dù tuân thủ các nguyên tắc khi điều trị nhưng cũng không thể tránh được những tác dụng phụ của thuốc lao phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Tác dụng phụ của thuốc lao phổi
Cũng như các loại thuốc Tây y khác, thuốc điều trị lao phổi cũng có những tác dụng phụ nguy hại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dùng thuốc. Một số tác dụng phụ của thuốc lao phổi cần biết:
Gây viêm gan
Ba thuốc điều trị bệnh lao phổi hiệu quả nhất là Rifampicin, Pyrazinamid và Izoniad đều chuyển hóa qua gan gây ra tác dụng phụ không mong muốn là viêm gan. Đây là lý do giải thích vì sao bệnh nhân sử dụng thuốc lao phổi đều phải uống thêm thuốc bổ gan, nhằm giảm những tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp
Thuốc trị lao phổi Pyrazinamid có công dụng giảm aciduric sẽ khiến nồng độ acid trong máu tăng, gây ra hiện tượng đau mỏi khớp. Ở những người bị bệnh gút, Pyrazinamid có thể là nguyên nhân gây các cơn đau gout cấp.
Gây độc cho thận
Streptomicin là thuốc điều trị lao phổi bắt buộc phải được thử test lẩy bì trước khi tiêm để hạn chế tình trạng sốc thuốc phản vệ ở mức thấp nhất. Tác dụng phụ của thuốc lao phổi Streptomicin có thể gây mẩn ngứa ngoài da, gây độc thận nên cần phải kiểm tra chức năng thận, và giảm liều lượng nếu bệnh nhân đang bị suy thận. Ngoài ra, Streptomicin còn khiến người bệnh chóng mặt, ù tai, nôn nao, không đi lại được. Khi xuất hiện các biểu hiện này thì cần phải ngừng sử dụng streptomycin ngay lập tức.
Giảm thị giác, gây mù màu
Thuốc chữa lao phổi Ethambuton có tác dụng phụ nặng nề là gây viêm dây thần kinh hậu nhãn khiến thị lực người bệnh bị giảm hoặc mù màu xanh và đỏ.

Rối loạn tiêu hóa, phản ứng dạ dày
Sử dụng thuốc lao Ethionamid người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, phản ứng dạ dày, ruột, cảm thấy nôn nao, cồn cào, buồn nôn và nôn.
Các thuốc điều trị lao phổi khác như Viomycin, Prothinamid, Thiacetazon, Capreomycin, PAS, … cũng gây ra những tác dụng phụ tương tự.
Một số tác dụng phụ của thuốc lao phổi khác
Hầu hết các loại thuốc chữa lao phổi đều gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa nhẹ, nặng, nổi mề đay, tổn thương niêm mạc mắt, miệng, giảm tiểu cầu, ức chế sinh tủy, hội chứng Lyel, Steven Jonson,… xuất hiện tình trạng kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị đợt sau.
Ngoài ra, còn có một số biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy do tác dụng phụ của thuốc lao phổi như nước tiểu có màu đỏ, chân tay tê bì, xạm da, đau nhức xương khớp. Người bị lao phổi khi muốn tránh thao cần phải có biện pháp thay thế khác, do thuốc lao phổi làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
Các bài thuốc dân gian hỗ trợ trị lao phổi
Ngoài sử dụng các thuốc lao phổi trên, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng các bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa bệnh lao phổi sau đây.
Tỏi chữa lao phổi
Dùng 30 – 35g tỏi sống, bóc vỏ, giã nát. Sau đó cho vào nồi nhỏ, hâm nóng. Lấy giấy bìa cuốn thành phễu, khoét lỗ để cạnh hai lỗ mũi. Hít lấy hơi thuốc trong khoảng 30 phút. Thực hiện cách chữa này 2 lần/ngày.
Trứng gà hỗ trợ trị lao phổi
Chuẩn bị: 1 quả trứng gà, 10g bách bộ và lượng đường trắng vừa đủ.
Cách thực hiện: Sắc bách bộ lấy nước. Sau đó đập trứng gà vào đun khoảng 2 phút; rồi thêm đường trắng vào, khuấy đều, ăn khi còn nóng.
Chườm nóng bằng gừng, quế chi
Dùng gừng tươi và quế chi tán nỏ, sao nóng rồi thêm long não vào. Chườm ấm lên vùng ngực trước và liên sống bả. Cách trị lao phổi này dùng trong trường hợp ngời bệnh khó thở, ho ra máu, ra mồ hôi trộm.
Liệu pháp dán huyệt
Chuẩn bị: 10g tỏi, 6g lưu hoàng, bột nhục quế và băng phiến mỗi loại 3g.
Cách thực hiện: Tỏi bóc vỏ, giã nát; rồi trộn đều với bột nhục quế, lưu hoàng, băng phiến. Đắp hỗn hợp trên lên huyệt dũng tiền cả hai bên, dùng băng cố định. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
Huyệt dũng tuyền là huyệt nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 (ngón trỏ) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Chủ trị chứng khái huyết do bệnh lao phổi.
Trị bệnh lao phổi từ gạo lứt
Gạo lứt thuốc trị lao phổi giúp sạch đờm ở phổi, dứt ho, dứt suyễn nhanh chóng. Một số bài thuốc chữa lao phổi từ gạo lứt:
Bài thuốc dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phổi, khỏi ho
Chuẩn bị: 100g gạo lứt, 50g bách hợp khô, 100g đường trắng.
Cách thực hiện: Vo kĩ gạo và đãi sạch bách hợp; cho vả 2 vào nồi thêm 1 lít nước, ninh nhừ sau đó cho đường vào là dùng được.
Mỗi ngày ăn 1 bát chia làm 2 lần ăn. Dùng liên tục trong 5 ngày liền triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh phế lợi hầu, bồi bổ sức khỏe, hết ho, trị lao phổi
Chuẩn bị: 100g gạo lứt, 50g quả trám, 100g cà rốt và 100g đường trắng.
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch cho vào nồi, thêm 1 lít nước.
- Trám rửa sạch luộc sôi và bỏ hạt, thái nhỏ.
- Cà rốt rửa sạch thái hạt lựu.
- Ninh cháo đến khi hạt gạo nở ra thì cho thêm cà rốt, trám vào đun nhỏ lửa, ninh nhừ.
- Thêm đường trắng vào, để nguội là dùng được. Ăn hàng ngày, chia làm 2 lần. Ăn liên tục trong 1 tuần.
Trên đây là một số tác dụng phụ của thuốc lao phổi. Vậy làm thế nào để quá trình điều trị bệnh tránh được tác dụng phụ nguy hiểm đó, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể? Đây là điều đang được giới chuyên môn quan tâm và chưa có được lời giải đáp. Chính vì vậy, việc phòng ngừa lao phổi, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh là vô cùng quan trọng.
>> XEM THÊM: Bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe