Trẻ bị ho nôn trớ nhiều về đêm khi ngủ là hiện tượng hay gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Đa số các bậc phu huynh đều cho rằng đây là triệu chứng bình thường của trẻ. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cho biết trẻ đang mắc phải một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, cảm cúm… Vậy nguyên nhân nào khiến bé bị ho và nôn khi ngủ, làm thế nào để phòng tránh được? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Trẻ bị ho và nôn nhiều về đêm khi ngủ
Ho là phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ dị vật cản trở đường thở ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu như bé bị ho nhiều kèm theo những biểu hiện như thở nhanh, thở khò khè, khó thở, sốt… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và có cách trị ho phù hợp.
Nôn trớ là hiện tượng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, đẩy ngược chất trong dạ dày lên miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra như do ăn quá no, thay đổi tư thế đột ngột… Hoặc cũng có thể là dấu hiệu triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa, thần kinh, hô hấp nào đó.
Nguyên nhân trẻ bị ho và nôn trớ nhiều
Bé bị ho và nôn là hai triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ốm bệnh. Tuy nhiên, ho và nôn thường xuất hiện riêng lẻ chứ rất ít khi xuất hiện cùng lúc.
Ho xuất hiện kèm với nghẹt mũi, đau họng, trong khi nôn xuất hiện cùng với đau bụng.
Nếu ho và nôn xảy ra vào ban đêm khi ngủ thì việc chẩn đoán bệnh khó khăn hơn nhiều.
Trường hợp trẻ nuốt nhiều dịch nhầy từ phổi, xoang mũi vào dạ dày thì ho có thể kích hoạt nôn. Hầu hết trong các trường hợp ho giảm dần thì tình trạng nôn trớ cũng sẽ khỏi.
Nếu trẻ nôn mửa, nôn trớ nhiều thì cũng có thể kích hoạt hiện tượng ho. Bởi lẽ chất nhầy, dịch vị, thức ăn… trào ngược lên thực quản, miệng kích thích đường thở. Kết quả là xuất hiện phản xạ ho.
Bé bị ho và nôn về đêm khi ngủ do đâu?
Thông thường nôn rất ít khi xảy ra vào ban đêm khi ngủ. Ngược lại ho lại trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi lẽ, vào ban đêm khi ngủ, lưu lượng máu đến đường thở bị thay đổi.
Bên cạnh đó, khi nằm ngủ thì cũng khó hỉ mũi nên mũi bị nghẹt và khó thở hơn. Không khí vào ban đêm lại khô hơn nên khiến trẻ bị ho trầm trọng hơn.
Bé bị nôn nhiều vào ban đêm có thể do thức ăn trong bữa tối có vấn đề. Hoặc cũng có thể do bị căng thẳng kéo dài hoặc có thể do những giấc mơ (đối với trẻ lớn).
Nguyên nhân phổ biến
Trẻ bị ho và nôn khi ngủ hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày nguyên nhân phổ biến nhất là do cảm cúm, cảm lạnh.
Do nhiễm trùng đường hô hấp. Phản xạ ho có thể kéo dài trong nhiều ngày liên tục.
Nôn mửa thường do những bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày… Triệu chứng này xuất hiện lẻ tẻ, mỗi ngày 1 – 2 lần và sẽ khỏi ngay sau đó.
Ho có đờm thường kích hoạt sự nôn, trong khi đó ho khan lại rất hiếm khi kèm theo.
Nguyên nhân ít phổ biến
Những cơn ho kéo dài kèm theo nôn mửa có thể là do bệnh ho gà gây ra.
Viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản khiến bé ho và nôn mửa nặng. Những bệnh lý này nếu không được chăm sóc, chữa trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc trẻ bị ho và nôn trớ nhiều
Để khắc phục bé bị ho và nôn trớ nhiều, các bậc làm cha mẹ cần chú ý:
Giữ đủ ấm cho trẻ
Mặc quần áo đủ ấm, không để nhiệt độ điều hòa phòng bé quá lạnh, nhất vào ban đêm và gần sáng khi ngủ. Vào mùa đông thì cần quàng khăn cổ cho trẻ, ra ngoài thì cần mặc đủ ấm và đeo khẩu trang.
Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Trẻ được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Nhờ đó, cơ thể khỏe mạnh sẽ chống lại được những tác nhân có hại gây bệnh.
Nên khuyến khích bé uống nhiều nước, nhất là nước trái cây.
Chia nhỏ bữa ăn
Bé bị ho và nôn trớ thường là cho ăn qua nhiều, dạ dày bé còn nhỏ, cơ thắt tâm vị còn yếu. Do đó, tốt nhất chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé sẽ giúp bé tiêu hóa nhanh hơn và không bị ho nôn trớ ra ngoài.
Nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt.
Thay đổi chế độ ăn
Cha mẹ không nên ép bé ăn quá no, không ăn đồ quá đặc khi bé còn nhỏ. Độ loãng đặc của đồ ăn cho bé thay đổi theo độ tuổi.
Không nên đặt bé nằm ngay sau khi vừa ăn xong.
Nếu cha mẹ ép bé ăn nhiều thì có thể khiến trẻ sợ đồ ăn, ho và nôn trớ nhiều.
>> Những cách trị ho nhanh nhất an toàn và hiệu quả cha mẹ có thể tham khảo
Những điều cần chú ý khi bé đang bị ho và nôn trớ
Cần phải tránh làm rơi đồ ăn vào khí quản, cho bé nằm nghiêng hoặc ngồi nghiêng đầu ra phía trước nếu như bé bị nôn trớ.
Không được bế xốc bé khi đang nôn bởi dịch nôn tràn vào đường hô hấp gây khó thở, thậm chí suy hô hấp, đe dọa tính mạng của trẻ.
Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do ho, nôn trớ. Có thể uống nước hoa quả, oresol. Cho bé uống từ từ, một ít một không uống quá nhanh.
Nên cho bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám khi trẻ có triệu chứng dấu hiệu ho và nôn bất thường.
Phòng tránh trẻ bị ho và nôn trớ nhiều về đêm khi ngủ
Để hạn chế và phòng tránh bé bị ho và nôn về đêm khi ngủ thì cha mẹ cần phải:
- Giữ ấm cho bé, không được để nhiệt độ phòng quá thấp, dưới 25 độ C khi ngủ. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì luôn đi tất chân giữ ấm gan bàn chân.
- Không cho bé đến nơi đón gió, đi chơi xa tránh trường hợp bé bị trúng gió gây ho, nôn về đêm khi ngủ.
- Mặc quần áo dài khi cho bé đi chơi.
- Cần phải quan tâm đến sức khỏe của bé nhiều hơn bởi ho và nôn trớ khi ngủ hoặc về đêm một phần do dị ứng.
- Tránh không cho bé tiếp xúc với những thực phẩm, thức ăn gây dị ứng.
- Sử dụng nước xả vải nhẹ, ít mùi để giúp lưu mùi thơm và làm sạch quần áo của trẻ.
Như vậy, trẻ bị ho và nôn trớ nhiều về đêm khi ngủ kéo dài không dứt thì có thể bé đã bị mắc phải một số bệnh lý hô hấp, tiêu hóa. Khi đó, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho bé bị ho và nôn uống tránh xảy ra những hậu quả khôn lường.
>> Xem thêm: 11 cách chữa ho cho bà bầu không dùng thuốc an toàn, hiệu quả