Hen phế quản là tình trạng phù nề và hẹp đường thở do viêm mạn tính phế quản gây nên. Hiện tượng này nếu kéo dài không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong do nghẹt thở. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đề cập cụ thể hơn về hướng dẫn điều trị hen phế quản Bộ y tế để giúp bạn có hướng chữa bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn điều trị hen phế quản Bộ y tế
Nguyên tắc điều trị hen
Điều trị hen phế quản Bộ y tế đưa ra nhằm kiểm soát 6 mục tiêu sau:
- Một là không có triệu chứng hen (hoặc có ít nhất)
- Hai là không thức giấc do hen
- Ba là không phải dùng thuốc cắt cơn hen (hoặc dùng ít nhất)
- Bốn là chứa năng phổi PEF, FEV1 trở lại bình thường
- Năm là không hạn chế hoạt động thể lực
- Cuối cùng là không có cơn kịch phát
Điều trị hen phế quản bao gồm 2 dạng: điều trị cắt cơn hen và điều trị dự phòng ngoài cơn hen
Thuốc điều trị hen lúc này có thể dùng tại chỗ như hít, khí dung, tiêm hoặc uống. Việc dùng thuốc tại chỗ như corticosteroid dạng hít là một loại thuốc dự phòng hen có hiệu quả nhất hiện nay.
Các thuốc điều trị hen ở người lớn
Các thuốc giãn phế quản và corticoid

Các thuốc khác bao gồm:
- Kháng leukotriene : montelukast, singulair
- Cromones
- Kháng Ige
Điều trị dự phòng hen phế quản
Bắt đầu điều trị hen như thế nào?
Bước 2 là điều trị khởi đầu cho những người bệnh đến khám có triệu chứng hen dai dẳng mà chưa điều trị corticosteroid. Sau đó, nếu người bệnh đến khám cho thấy trên 3 triệu chứng hen cùng xuất hiện thì sẽ chuyển sang điều trị hen phế quản theo bước 3.
Tăng bước điều trị hen như thế nào?
Nếu tình trạng hen phế quản chưa được kiểm soát trong vòng 1 tháng thì sẽ được xem xét và tăng bước điều trị. Trường hợp chỉ định tăng bước điều trị ngay khi người bệnh xuất hiện cơn hen cấp.
- Tăng liều ÍC: Tăng gấp 2 lần coi như không có hiệu quả. Nếu tăng gấp 4 lần liều ÍC (trong vòng 1-2 tuần) thì sẽ có hiệu quả tương đương với corticoid uống.
- Corticoid uống cần phải được điều trị trong vòng 7 ngày.
Cách giảm bước điều trị hen
Khi hen của người bệnh đã được kiểm soát và duy trì trong 2- 3 tháng thì có thể xem xét để giảm bước điều trị:
Nếu đang dùng LABA+ICS liều trung bình, cao thì sẽ giảm liều mỗi 3 tháng. Nhưng vẫn giữ nguyên liều Laba.
- Đang dùng LABA+ICS liều thấp thì sẽ ngừng Laba
- Nếu đang dùng thuốc kiểm soát khác ngoài LABA+ICS liều trung bình, cao thì sẽ giảm liều Ics 50% mỗi 3 tháng nhưng vẫn duy trì thuốc kiểm soát khác.
- Nếu đang dùng thuốc kiểm soát khác ngoài LABA+ICS liều thấp thì sẽ ngừng thuốc kiểm soát khác
- Đang dùng ICS liều trung bình, cao thì sẽ giảm 50% mỗi 3 tháng
- Nếu đang dùng ICS liều thấp thì chuyển sang dùng liều ngày lần
- Đang dùng ICS liều thấp nhất trong 2 tháng thì có thể ngừng điều trị thuốc và tiếp tục theo dõi đề phòng.
Điều trị cơn hen kịch phát
Các yếu tố sau đây là những yếu tố nguy cơ diễn biến nặng cần đặc biệt lưu ý:
- Đã có tiền sử lên cơn hen nặng, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong
- Đã từng nhập viện hoặc cấp cứu vì hen trong năm vừa qua hoặc đã đặt nội khí quản cấp cứu vì hen
- Đang sử dụng hoặc vừa mới ngừng sử dụng glucocorticosteroid uống
- Quá lệ thuộc vào thuốc cường P2 tác dụng nhanh
- Có tiền sử rối loạn tâm lý hoặc quá lo lắng hoảng sợ
- Không hợp tác hoặc không tuân thủ kế hoạch điều trị hen trong quá trình thực hiện kiểm soát hen.
Điều trị cơn hen cấp tại nhà hoặc y tế cơ sở
Khi xuất hiện cơn hen cấp cần dùng ngay thuốc cường b2 dạng hít tác dụng ngắn (SABA), có thể lặp lại 3 lần/giờ và đánh giá đáp ứng theo bảng dưới đây:
Bảng: Đánh giá đáp ứng với điều trị ban đầu
Tốt | Trung bình | Kém |
Hết các triệu chứng sau khi dùng thuốc cường b2 và hiệu quả kéo dài trong 4 giờ. PEF > 80% giá trị lý thuyết hoặc giá trị tốt nhất của người bệnh | Triệu chứng giảm nhưng xuất hiện trở lại < 3 giờ sau khi dùng thuốc cường b2 ban đầu PEF = 60-80% giá trị lý thuyết hoặc giá trị tốt nhất của người bệnh | Triệu chứng tồn tại dai dẳng hoặc nặng lên mặc dù đã dùng thuốc cường b2. PEF <60% giá trị lý thuyết hoặc giá trị tốt nhất của người bệnh |
Xử trí tiếp | Xử trí tiếp | Xử trí tiếp |
Có thể dùng thuốc cường b2 cứ 3-4 giờ 1 lần trong 1-2 ngày. Liên lạc với thầy thuốc để nhận được sự hướng dẫn theo dõi | Thêm corticoid viên. Tiếp tục dùng thuốc cường b2. Đi khám thầy thuốc | Thêm corticoid viên hoặc tiêm, truyền. Khí dung thuốc cường b2 và gọi xe cấp cứu. Chuyển ngay vào khoa cấp cứu |
Một số trường hợp đặc biệt cần chú ý khi điều trị hen phế quản
Hen và thai nghén: cần được theo dõi điều trị chặt chẽ, đề phòng cơn hen cấp
Phẫu thuật ở người bệnh hen: Cần phẫu thuật phải được đo chức năng hô hấp trước để có thời gian điều trị bổ sung nếu cần nhất là những trường hợp có FEV1 <80%.
Hen và hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân của mối liên quan giữa hen và hội chứng trào ngược dạ dày thực quản còn chưa rõ. Tuy nhiên quan sát cho thấy hội chứng này ở người bị hen cao hơn gấp 3 lần so với người không bị hen.
Hen và sốc phản vệ: Là tình trạng đe doạ tính mạng vừa biểu hiện giống hen vừa làm nặng thêm cơn hen nguy hiểm.

Cách phòng tránh bệnh hen phế quản
- Hướng dẫn và kiểm tra việc dùng thuốc theo đường phun và hít
- Hướng dẫn bệnh nhân tránh các yếu tố kích phát như: không hút thuốc, tránh khói thuốc, khói bếp than, các mùi hắc, tránh các tác nhân gây dị ứng như lông chó, lông mèo, phấn hoa,…
- Giữ gìn môi trường quanh khu vực mình sinh sống luôn sạch sẽ thoáng mát
- Tránh những thức ăn có nguy cơ gây dị ứng như nhộng, hải sản
- Thường xuyên tập thể dục nhằm nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp giúp các bạn về hướng dẫn điều trị hen phế quản Bộ Y tế. Hi vọng, sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn cũng như người thân trong gia đình.
>> XEM THÊM: Bệnh hen suyễn có di truyền không?