Thuốc giãn phế quản được dùng để điều trị hiện tượng viêm và co thắt phế quản, nói cách khác là thuốc dùng cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản. Vậy có những loại thuốc giãn phế quản nào và khi sử dụng cần lưu ý gì để giảm thiểu được tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra.
Thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, tạo điều kiện cho không khí đi qua đường thở dễ dàng hơn tới các phế nang trao đổi khí, giúp cho người bệnh dễ thở hơn và dự phòng tránh những cơn khó thở tiếp theo.

Những loại thuốc giãn phế quản thường gặp
Thuốc giãn phế quản nhóm xanthine
- Đặc trưng là hoạt chất theophylline.
- Có tác dụng đẩy lùi chứng khó thở nhanh và ngắn.
- Có 2 dạng chính là thuốc uống theophylline và thuốc tiêm truyền tĩnh mạch diaphyllin.
- Thuốc giãn phế quản nhóm xanthine thường được chỉ định dùng phối hợp với thuốc nhóm kháng cholinergic hoặc thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic.
Thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic
- Các loại thuốc tác dụng nhanh, ngắn gồm oxitropium bromide, ipratropium bromide.
- Tác dụng chậm và kéo dài có aclidinium bromide và tiotropium bromide.
Thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic
- Thuốc có tác dụng cắt cơn khó thở nhanh và ngắn: salbutamol, fenoterol, terbutaline.
- Thuốc tác dụng chậm, kéo dài: bambuterol, salmeterol, formoterol.

Tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản
Mặc dù được sử dụng theo đơn của bác sỹ chuyên khoa nhưng vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn sau:
Run tay
Một số trường hợp bệnh nhân hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gặp phải tình trạng run tay khi sử dụng thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic.
Tác dụng phụ này không nguy hiểm và sẽ chấm dứt khi ngừng uống thuốc.
Chuột rút
Đây là tác dụng phụ do thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic gây ra. Mặc dù không gây hại cho người bệnh nhưng khiến bệnh nhân bị chuột rút, đau cơ, có trường hợp phải ngừng sử dụng thuốc.
Nhịp tim nhanh
Khi sử dụng thuốc nhóm theophylline và thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic sẽ xảy ran guy cơ nhịp tim nhanh hơn so với bình thường.
Hạ kali máu
Xảy ra tác dụng phụ hạ kali máu khi bệnh nhân hen suyễn, COPD uống thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic. Tình trạng sẽ nặng hơn, nguy hiểm hơn nếu dùng phối hợp với thuốc corticoid đường toàn thân.
Ngộ độc
Đây là tác dụng phụ khá nghiêm trọng khi uống thuốc giãn phế quản theophylline. Các triệu chứng lâm sàng cho biết bị ngộ độc là buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, lo lắng, hồi hộp, trống ngực đánh.
Nếu sử dụng theophylline kết hợp với thuốc kháng sinh nhóm macrolide còn có nguy cơ bị xoắn đỉnh.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản
- Người bệnh phải được chẩn đoán chính xác có phải bị hen phế quản hoặc COPD không và bệnh đang ở giai đoạn nào.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc giãn phế quản về uống mà phải theo chỉ định của bác sỹ.
- Thuốc giãn phế quản dạng hít, tác dụng nhanh, ngắn được dùng đơn lẻ nếu bệnh ở giai đoạn khởi phát (nhẹ, mới xuất hiện). Chỉ chuyển từ thuốc dạng hít sang uống, đồng thời kết hợp với glucocorticoid khi bệnh đã tiến triển nặng hơn.
- Những người bị bệnh tim mạch, loạn nhịp tim, đái tháo đường, cường tuyến giáp, cao huyết áp,… cần phải thận trọng khi sử dụng, chỉ được dùng khi có sự cho phép của bác sỹ.
- Trong khi sử dụng thuốc giãn phế quản, nếu xảy ra tác dụng phụ không mong muốn thì cần phải báo ngay cho bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp nhất.
- Thuốc giãn phế quản là thuốc có tác dụng làm giãn phế quản, giảm sự co thắt giúp người bệnh dễ thở hơn chứ không phải là thuốc chữa khó thở. Do đó, không phải cứ khó thở là sử dụng thuốc, mà cần phải biết được nguyên nhân gây hiện tượng này và dùng thuốc phù hợp. Trường hợp người bị suy tim khó thở dùng thuốc giãn phế quản tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Nếu không sử dụng thuốc giãn phế quản thì phải dùng thuốc gì?
Các loại thuốc giãn phế quản không được sử dụng phổ biến hiện nay do tác dụng phụ chúng mang đến khiến người bệnh càng thêm lo lắng, mệt mỏi. Thay vào đó họ tìm đến các bài thuốc dân gian để chữa giãn phế quản hay nói cách khác là chữa bệnh phổi bị tắc nghẽn và hen phế quản. Kể đến nhiều nhất là các cây thuốc kim ngân hoa, trần bì, cải trời, kinh giới, tang bạch bì, nếu được sử dụng đúng tỷ lệ thì sự kết hợp của những loại thảo dược này chính là BÀI THUỐC VÀNG cho bệnh nhân bị hen phế quản và bệnh phổi bị tắc nghẽn.
Hiểu được nguồn gốc của bệnh và nhu cầu bức thiết của người bệnh nhà thuốc Đông Y hàng đầu Tâm Minh Đường đã bào chế ra bài thuốc Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường với tác dụng điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản, các bệnh về phổi.
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường – Xua tan nỗi lo bệnh hen phế quản
Tìm hiểu CAO BỔ PHẾ TMĐ có gì để chữa bệnh giãn phế quản tốt đến như vậy?
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là sản phẩm thuốc “Nam dược trị Nam nhân”, cực kỳ phù hợp với cơ địa của người Việt Nam với những ưu việt so với các sản phẩm khác trên thị trường như sau:
? 100% thảo dược tự nhiên bao gồm: kim ngân hoa, bách bộ, cát cánh, trần bì, cải trời, kinh giới, la bạc tử, tang bạch bì, không hề pha lẫn TÂN DƯỢC. Nguyên liệu đạt chứng chỉ CO-CQ do Bộ Y Tế chứng nhận.
? Thuốc Đông Y nhưng đã được sắc sẵn ở dạng cao, mang đến sự TIỆN LỢI cho người dùng
? Cao bổ phế là sự tích tụ tinh hoa quý nhất của các loại dược liệu trong bài thuốc, dễ thẩm thấu nên mang đến hiệu quả điều trị cao cho người bệnh
? Hiệu quả chữa bệnh cực kỳ hiệu quả đã được hơn 80% bệnh nhân khẳng định
? Mức chi phí HỢP LÝ, chỉ 350.000 nghìn đồng cho 1 liệu trình chữa trị từ 8-10 ngày
? Sử dụng được cho trẻ em trên 5 tuổi và người già
Ưu điểm của Cao Bổ Phế trong điều trị bênh giãn phế quản
Trước hết Cao Bổ Phế tập trung vào gốc sinh bệnh bằng cách điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ, từ đó tăng cường sức đề kháng, sức khỏe được cải thiện. Các triệu chứng tại phế quản sẽ được giảm rõ rệt, các cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn lúc đầu.
Tiếp theo phải kể đến đó là đây là bài thuốc với tuổi đời cao, được áp dụng điều trị với bao bệnh nhân hàng trăm năm nay vì vậy không thể phủ nhận hiệu quả mà bài thuốc này mang đến là rất tốt.
Cuối cùng đó là bài thuốc này cực kỳ AN TOÀN, tất cả các vị thuốc trong sản phẩm đều có tác dụng điều hòa tạng phủ, không gây độc hại cho cơ thể. Sử dụng bài thuốc sau 2-3 liệu trình bệnh tình sẽ cải thiện và có thể khỏi dứt điểm phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân.
Hiệu quả điều trị của Cao Bổ Phế:
CLICK MUA NGAY ĐỂ TẠM BIỆT GIÃN PHẾ QUẢN
ĐỊA CHỈ MUA HÀNG TRỰC TIẾP:
Cơ sở Hà Nội: Đông Y Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Nhà số 138 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 02462.9779.23 – Mobile: 098.6806.095 (Lương y Bình)
Cơ sở Sài Gòn: Đông Y An Dược
Địa chỉ: Nhà số 325/19 đường Bạch Đằng, P.15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 028.6683.1025 – Mobile: 091.2742.216 (Lương y Nga)
Trên đây là một số loại thuốc giãn phế quản và những lưu ý khi sử dụng thuốc, mong rằng các bạn biết thêm được những thông tin hữu ích, giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn và hạn chế tối đa tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.