Một trong những bệnh về đường hô hấp đó là viêm thanh quản, nguyên nhân gây ra căn bệnh này có thể kể đến như do đặc thù công việc phải nói hay giao tiếp nhiều khiến dây thanh quản bị tổn thương gây viêm hoặc cũng có thể do sự tác động của thời tiết… Dù là bất kỳ nguyên nhân nào gây ra thì việc nhận biết sớm dấu hiệu viêm thanh quản cũng là điều cần thiết để có những cách điều trị hợp lý.
Dấu hiệu viêm thanh quản
Mỗi một loại bệnh đều có những dấu hiệu riêng để nhận biết, dấu hiệu đó có thể rõ ràng cũng có thể dễ gây nhầm lẫn sang loại bệnh khác, vì thế nếu cảm thấy trong người có những biểu hiện bất thường, cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Tuy nhiên chúng tôi vẫn giới thiệu đến bạn một số những dấu hiệu bệnh viêm thanh quản ban đầu để có thể phát hiện khi bệnh vừa mới xuất hiện.
Sốt, mũi chảy nước, cổ họng đau nóng

Một dấu hiệu bệnh viêm thanh quản đầu tiên đó là sốt, chảy nước mũi, cổ họng đau nóng. Biểu hiện này xảy ra là do có thể trước đó người bệnh bị tổn thương về đường hô hấp như viêm mũi nhưng không được điều trị đúng. Vùng viêm lan rộng dẫn đến tình trạng sốt; cơ thể người bệnh mệt mỏi; cổ họng đau rát kèm theo ho khan dữ dội.
Đây là những biểu hiện ban đầu của viêm thanh quản; tốt nhất khi thấy những biểu hiện này nên lập tức đi khám trước khi bệnh có những diễn biến nghiêm trọng hơn.
Phát ra âm thanh lạ trong cổ họng khi thở

Nếu để ý những người có nguy cơ bị viêm thanh quản khi thở sẽ phát ra những âm thanh lạ, khò khè. Dấu hiệu này rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh hen suyễn. Những âm thanh lạ này xuất hiện là do khi dây thanh quản bị tổn thương; khi thở dây thanh quản cũng bị tác động và rung dẫn tới phát ra tiếng khò khè.
>> Chớ chủ quan với bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em
Giọng khàn, mất tiếng
Sau vài ngày không được chữa trị, người bệnh sẽ thấy có những dấu hiệu bệnh viêm thanh quản nguy hiểm hơn như giọng bị khàn và tiếng nói phát ra nghe bất thường, khó nghe và chính bản thân người bệnh cũng cảm thấy khó nói. Lúc này dây thanh quản đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Đặc biệt với những người có đặc thù công việc phải giao tiếp nhiều là đối tượng dễ bị viêm thanh quản. Nếu thấy những dấu hiệu này, tốt nhất nên ngừng nói trong vài ngày để dây thanh quản phục hồi những chỗ bị viêm. Nếu không có thể gây mất giọng vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sau này.
Khi nào người bệnh viêm thanh quản cần gặp bác sĩ?
Bệnh viêm thanh quản thường không nghiêm trọng, hoàn toàn có thể xử lý được các trường hợp viêm thanh quản cấp; ví dụ như uống nhiều nước, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, cần gặp bác sĩ nếu:
- Các dấu hiệu viêm thanh quản kéo dài trên 2 tuần;
- Người bệnh khó thở, ho ra máu;
- Đau họng ngày càng tăng, khó nuốt;
- Sốt không thuyên giảm.
Xét nghiệm chẩn đoán viêm thanh quản?
Bác sĩ khám lâm sàng kiểm tra tình trạng khàn giọng có phải do nhiễm trùng đường hô hấp không.
Đối với bệnh nhân bị khản tiếng kéo dài hơn 1 tháng, nhất là người hút thuốc thì cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp kiểm tra cổ họng và đường hô hấp trên.
Các xét nghiệm thường được tiến hành gồm:
- Nội soi thanh quản
- Sinh thiết phế quản
Dựa vào các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn.

Có những phương pháp nào dùng để điều trị viêm thanh quản?
Viêm thanh quản nhẹ
- Dùng các loại thuốc không chứa aspirin như acetaminophen.
- Có thể dùng siro ho, thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng.
- Nghỉ ngơi bằng cách nói nhỏ hoặc viết ra giấy thay vì nói to, nói bình thường.
Viêm thanh quản do nhiễm khuẩn
Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho người bệnh.
Viêm thanh quản do khối u
Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u đi.
Chế độ sinh hoạt cho người bệnh viêm thanh quản
Để hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp:
- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ; không tự ý uống thuốc hoặc bỏ thuốc trong toa được kê.
- Uống nhiều nước mỗi ngày; có thể uống nước trái cây, nước canh, súp gà…
- Sử dụng máy làm ẩm hoặc thở trong hơi nước ấm.
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để thanh quản của bạn được nghỉ ngơi.
- Nếu sốt cao, khó thở hoặc các biểu hiện viêm thanh quản kép dài hơn 2 tuần cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức..
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Bệnh viêm thanh quản cấp thường do nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. Ngoài các nguyên nhân viêm thanh quản mãn tình thường gặp là trào ngược dạ dày thực quản; u thanh quản và nghề nghiệp phải sử dụng giọng nước nhiều… Nhưng dù là nguyên nhân nào thì người bệnh nên hạn chế nói và khám bác sĩ ngay khi bệnh không thuyên giảm sau 1 – 2 tuần.
Như vậy có thể nói những dấu hiệu bệnh viêm thanh quản không quá khó để nhận ra bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi giọng nói. Tuy nhiên những dấu hiệu ban đầu rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh về đường hô hấp khác. Để đảm bảo bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống tương lai thì tốt nhất khi thấy những dấu hiệu bất thường cần đến khoa hô hấp để được bác sỹ chẩn đoán đúng nhất.