Ho ra máu là biểu hiện dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, lao phổi, bệnh nhiễm trùng, bệnh về mạch máu… Hiện tượng này khá nguy hiểm, nếu không được xử lý, điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy ho ra máu là bệnh gì, có chết không, cách điều như thế nào, nên ăn gì để nhanh khỏi?
Ho ra máu là bệnh gì?
Ho ra máu là hiện tượng ho kèm máu từ đường hô hấp dưới, xảy ra khi cố gắng sức ho. Đây là dấu hiệu triệu chứng của bệnh phổi, nhiễm trùng, ung thư, bệnh về mạch máu chứ không phải là bệnh lý.
Tình trạng này thường xảy ra ở mọi lưới tuổi nhưng phụ nữ là đối tượng thường bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Rất nhiều người thường nhầm lẫn ho ra máu với ói ra máu, khạc ra máu là một. Tuy nhiên ho ra máu có triệu chứng khác kèm theo như:
- Đau tức ngực
- Đau đầu, chóng mặt
- Ngứa họng
- Nóng rát sau xương ức
- Khó thở, sốt
- Lượng máu giảm dần
Còn ói ra máu không có bọt kèm theo thức ăn, trước khi ói ra máu thường bị đau bụng. Khạc ra máu không ho, khạc dễ dàng và máu ra từ đường mũi họng. Kèm theo đó là tình trạng chảy máu cam, nướu chân răng…
Nguyên nhân ho ra máu
Ho ra máu do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến gồm:
- Hút thuốc lá gây kích thích họng dẫn đến ho quá nhiều
- Viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng
- Ung thư phổi
- Giãn phế quản
- Lao phổi
- Mắc các bệnh tự miễn
- Thuyên tắc động mạch phổi
- Sử dụng thuốc chống đông máu thường xuyên, kéo dài
- Bị chảy máu cam nặng, nôn mửa quá nhiều
- Suy tim sung huyết
- Bị bệnh Dieulafoy
- Dị dạng động tĩnh mạch phổi AVMs
- Chấn thương như do bị tai nạn xe cộ
- Sử dụng ma túy
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ho ra máu
- Hút thuốc lá, thuốc lào trong thời gian dài
- Tiếp xúc với bệnh nhân lao
- Sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch
- Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch
- Nằm lâu sau khi phẫu thuật
- Cơ địa dễ hình thành cục máu đông, dùng thuốc chứa estrogen…
Ho ra máu có chết không?
Có thể thấy ho ra máu rất nguy hiểm nên nhiều người lo lắng ho ra máu có chết không. Câu trả lời là có. Ho ra máu là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm ung thư phổi, lao phổi, khí phế thũng… Nếu như không phát hiện và có biện pháp trị ho sớm, đúng bệnh thì người bệnh hoàn toàn có thể bị tử vong. Chính vì thế, khi có hiện tượng ho ra máu cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Ho ra máu khám ở đâu?
Tại HN
- Chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện phổi trung ương
- Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Khoa Hô Hấp & Dị Ứng – Bệnh viện Việt Pháp
Tại YPCHM
- Bệnhviện Tai Mũi Họng TP HCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Y dược TP HCM
- Bệnh viện Nhân Dân 115
Điều trị ho ra máu hiệu quả
Chẩn đoán nguyên nhân
Để xác định được nguyên nhân gây ho ra máu từ đó có phương pháp điều trị thích hợp thì bác sĩ sẽ hỏi về tính chất máu khi ho. Dựa vào đó để đánh giá sơ bộ, rồi yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang
- Nội soi phế quản
- Chụp vi tính cắt lơp (CT scan)
- Xét nghiệm máu
Cần làm gì khi bị ho ra máu?
Dựa vào lượng máu khi ho ra sẽ có cách xử lý phù hợp:
Ho ra máu nhẹ < 50ml/ngày
- Lượng máu kèm theo khi ho chỉ thành vệt lẫn trong bọt, đờm nhầy hoặc ngụm máu rất nhỏ. Khi đó người bệnh có thể được điều trị tại nhà.
- Nằm nghỉ ngơi một chỗ yên tĩnh
- Sử dụng thuốc cầm máu, an thần, giảm ho
- Uống nhiều nước mát
- Hạn chế vận động
- Ăn thức ăn lỏng như súp, cháo, phở, sữa…
Sau khi cầm máu được, tình trạng ổn định thì đến bệnh viện khám để xác định được nguyên nhân gây ho ra máu, từ đó có biện pháp điều trị tận gốc.
Ho ra máu trung bình 50 – 200ml/ngày
Nếu tình trạng ho ra máu lượng trung bình thường người bệnh cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị ngay lập tức.
Ho ra máu nặng > 200ml/ngày
Điều trị và theo dõi ở bệnh viện trong thời gian dài. Nếu bị mất máu quá nhiều thì có thể bác sĩ chỉ định truyền máu.
Phương pháp điều trị ho ra máu
Các bác sĩ điều trị có thể thực hiện các thủ thuật để cầm máu như: Nội soi phế quản, thuyên tắc động mạch phế quản hoặc phẫu thuật.
Sau đó, tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh, nguyên nhân gây ho ra máu mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Có thể là:
- Sử dụng thuốc steroid giảm viêm nhiễm
- Kháng sinh trị lao phổi, viêm phổi
- Thuốc ức chế ho
- Hóa trị, xạ trị chữa ung thư phổi
- Truyền dịch hoặc uống thuốc bù lượng máu mất đi
- …
Ho ra máu nên ăn gì?
Người bị ho ra máu nên ăn các thực phẩm, đồ ăn lỏng, loãng, dễ nuốt. Cụ thể:
Canh ngân nhĩ
Tác dụng: Chữa ho lâu ngày, ho ra máu, thanh nhiệt, hầu họng miệng khô rát.
Chuẩn bị: 200g ngân nhĩ, 100g đường phèn.
Cách thực hiện: Ngân nhĩ ngâm nước trong 24 giờ, rồi rửa sạch. Thêm 1 lít nước vào, đun sôi đến khi ngân nhĩ nhừ. Cho đường phèn vào, khuấy đều đến khi đường phèn tan hết là được. Mỗi ngày người bệnh uống 100ml chia làm 4 – 5 lần.
Canh ngó sen, thịt heo
Tác dụng: Chữa các bệnh táp nhiệt thương phế gây tình trạng ho ra máu, ho khạc đờm có máu.
Chuẩn bị: 100g ngó sen, 100g thịt heo (thịt vai), 3g hạt tiêu, 30g dầu ăn, mì chính, muối ăn mỗi loại 8g, 3g đường trắng và 6g bột đậu.
Cách thực hiện: Rửa sạch ngó sen, thịt heo. Thịt heo thái mỏng, ướp với các loại gia vị mì chính, muối, đường, hạt tiêu trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó xào thịt heo với ngó sen, thêm nước vào đun sôi rồi tắt bếp.
Nước song hà
Tác dụng: Trị ho, ho có đờm lẫn máu, ho ra máu
Chuẩn bị: Ngó sen 50g, cuống lá sen 30g và 50ml mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện: Rửa sạch ngó sen và cuống lá sen sau đó dùng để đun lấy nước uống. Trước khi uống cho mật ong vào khuấy đều lên là được.
Cháo huyền mạch
Cháo huyền mạch là một trong những món ăn người bệnh ho ra máu nên ăn. Món ăn này có tác dụng trị ho ra máu tươi, miệng khô, tiểu tiện vàng hiệu quả.
Chuẩn bị: Huyền sâm 6g, gạo tẻ 60g, mạch đông 6g và đường trắng 15g.
Cách thực hiện: Mạch đông, huyền sâm rửa sạch, cho vào nồi thêm nước vào hầm thành cháo. Khi cháo đã chín nhừ cho thêm đường vào khuấy đều là ăn được. Ăn cháo huyền mạch vào buổi sáng thay bữa sáng.
Nước mã thầy mật ong
Tác dụng: Trị ho, ho có đờm lẫn máu, khạc ra máu
Chuẩn bị: Mã thầy tươi 100g và mật ong nguyên chất 30ml
Cách thực hiện: Rửa sạch mã thầy rồi gọt vỏ, giã nát, chắt lấy nước ép. Thêm mật ong nguyên chất vào khuấy đều lên rồi uống. Uống 20ml/ngày.
Ho ra máu kiêng gì?
Ngoài ho ra máu nên ăn gì, người bệnh cần kiêng cách thực phẩm đồ ăn sau:
- Không ăn đồ ăn, thức uống quá lạnh hoặc quá nóng.
- Kiêng không ăn thực phẩm tanh như cá, cua, tôm… để tránh gây kích ứng cổ họng khiến những cơn ho xuất hiện nhiều hơn.
- Tránh xa các thực phẩm, đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt… Những thực phẩm này có thể khiến họng bị sưng nóng đỏ, viêm nhiễm nặng hơn gây ho nhiều hơn.
- Không ăn món rán, chiên xào, nướng nhiều dầu mỡ.
- Những món ăn khác như lạc rang, lòng đỏ trứng gà, da gà, xốt có chứa bột đao, bột năng có thể khiến ho ra máu nặng hơn.
- Tránh xa bia rượu, đồ uống có gas, có chứa chất kích thích.
Phòng ngừa ho ra máu
Tình trạng ho ra máu có thể kiểm soát được nếu như người bệnh áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau:
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế tối đa việc uống rượu bia, đồ uống có gas
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung các thực phẩm nên ăn và kiêng đồ ăn khiến tình trạng ho ra máu nặng hơn
- Điều trị căn nguyên gốc rẫ gây ho khạc ra máu triệt để
- Tránh xa những chất, tác nhân gây dị ứng, kích thích khiến người bệnh ho
Trên đây là những thông tin hữu ích về hiện tượng ho ra máu. Mong rằng qua các thông tin này người bệnh hiểu rõ hơn và có biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp. Chúc bạn sớm khỏe mạnh!
>> CHA MẸ CẦN BIẾT: Nuốt đờm có sao không? Cách hút đờm trong cổ họng