Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn người bệnh tới gặp tử thần nhanh hơn không kém? Hãy tìm hiểu và đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nào trong bài viết dưới đây, nếu bạn muốn chữa bệnh COPD sớm, kịp thời!
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một dạng bệnh lý đặc trưng bởi sự hạn chế luồng không khí thở ra tại phổi không hồi phục hoàn toàn. Đối tượng thường mắc phải căn bệnh này là nam giới trên 40 tuổi, thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với khói, bụi nghề nghiệp, tăng nhạy cảm đường hô hấp và thiếu men Alpha 1 – antitrypsin,…
Theo tổ chức Y tế Thế giới, COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên toàn thế giới sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Hiện mỗi năm, COPD khiến hơn 3 triệu người trên thế giới bị chết.
=>> 6 cây thuốc trị bệnh phổi đặc hiệu bạn thường bỏ qua |
Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với khói thuốc

Theo các chuyên gia y tế, 95% người nghiện thuốc lá hoặc thuốc có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Còn đối với những người hút thuốc lá thụ động thì cũng làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến giảm chức năng của phổi.
Tăng nhạy cảm đường dẫn khí
Tăng nhạy cảm đường dẫn khí là tình trạng đường dẫn khí phản ứng quá mức với những chất kích thích từ không khí, chẳng hạn như khói thuốc lá và chất ô nhiễm. Tuy chưa có cuộc nghiên cứu rõ rằng nhưng theo chuyên gia hô hấp, bệnh nhân bị tăng nhạy cảm đường dẫn khí và có hút thuốc lá sẽ tăng nguy cơ bị COPD, đồng thời tăng tỷ lệ suy giảm chức năng phổi.
Ô nhiễm môi trường

Cũng giống như các bệnh lý hô hấp khác, COPD cũng xuất phát từ nguyên nhân ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể là ô nhiễm khí bụi bẩn, về khói thuốc lá, mùi hóa chất độc hại, khói than,…
Bị nhiễm trùng đường hô hấp từ lúc còn nhỏ
Nếu như hồi nhỏ, bạn thường mắc các chứng bệnh như hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, ho lao và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng có thể là nguyên nhân gây COPD khi trưởng thành.
Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Sau đây là 5 triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính điển hình:
Ho dai dẳng

Tình trạng ho kéo dài và gần như không thể kiểm soát được là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh COPD bạn nên chú ý. Ho có thể là ho có đờm hoặc là ho khan. Giai đoạn đầu, cơn ho có thể gián đoạn nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn thì người bệnh có thể ho mỗi ngày và nhiều lần trong ngày.
Đau đầu vào buổi sáng
Theo Norman Edeman thuộc Hiệp hội các bệnh phổi ở Mỹ, một trong những triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bệnh nhân thường gặp là những cơn đau đầu “tra tấn” vào buổi sáng. Nguyên nhân là do người bệnh không thở đủ sâu vào ban đêm nên lượng carbon dioxide mạch máu trong não giãn ra.
Tức ngực và khó thở

Khó thở là dấu hiệu triệu chứng đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi bạn cảm thấy thở gấp, tức ngực, khó thở hoặc thở gắng sức ngay cả khi nghỉ ngơi thì nên chú ý tới COPD để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.
Đờm đặc dính
Đờm là một loại chất sản sinh trong đường thở, giúp loại bỏ các bụi bẩn ở phế quản và được đào thải ra ngoài qua động tác ho. Tuy nhiên, nếu đờm trở nên đặc đính vào đường thở, các vi khuẩn sẽ dễ trú ngụ gây nên các vấn đề về đường hô hấp như như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Chán ăn và sụt cân
Ở giai đoạn nặng và rất nặng, vấn đề phổ biến khi mắc phải COPD là chán ăn và sụt cân nhanh. Nếu tình trạng này không được giải quyết thỏa đáng, bạn có thể bị suy dinh dưỡng và tử vong bất cứ lúc nào vì kiệt sức!
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như suy tim, suy hô hấp, thậm chí gây tử vong.

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Hiện nay, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ phải chung sống với bệnh cả đời. Điều trị COPD chỉ là giải phát trị triệu chứng và ngăn ngừa khả năng tái phát lại. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Chúng có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh; đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nhóm thuốc chủ vận ß2
Có tác dụng kích thích thụ thể ß2 trên cơ trơn phế quản giúp thông khí dễ dàng hơn; phục hồi hô hấp cho cơ thể. Nhóm thuốc chủ vận ß2 được sử dụng pử dạng thuốc xịt. Giảm nhanh những cơn khó thở xảy ra đột ngột. Bao gồm hai nhóm là tác động ngắn hạn và dài hạn.
- Nhóm tác động ngắn hạn: bao gồm salbutamol, terbutalin…
- Nhóm tác động dài hạn: gồm có salmeterol, formoterol…
Tác dụng phụ của nhóm thuốc này: run cơ, nhức đầu, tim đập nhanh, buồn nôn, vọp bẻ…
Nhóm thuốc kháng cholinergic
Cơ chế hoạt động: Ức chế acetylcholine gây giãn phế quản và giảm tiết dịch nhầy. Thường được sử dụng dưới dạng xịt. Nhóm thuốc kháng cholinergic dùng thay thế cho những người bệnh bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chủ vận ß2; được chia thành 2 nhóm:
- Tác động ngắn hạn như: ipratropium.
- Tác động dài hạn như: tiotropium.

Nhóm thuốc corticosteroid
Bao gồm các loại như fluticason, beclomethason, prednisolon, budesonid… Nhóm thuốc này tác động kháng viêm lên đường hô hấp giúp cho phế quản không bị co hẹp do viêm nhiễm; cũng như giảm sự tổn thương ở phổi. Thường được dùng dưới dạng thuốc viên hoặc dạng xịt.
Chú ý: Người có tiền sử cao huyết áp, loét dạ dày, đái tháo đường… tuyệt đối không dùng nhóm thuốc corticosteroid.
Nhóm thuốc cromone gồm: cromolyn natri, nedocromil natri… Được dùng dưới dạng xịt. Loại thuốc này ngăn cản sự phóng thích các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin… Đây chính là những chất gây ra phản ứng viêm và dị ứng đường hô hấp.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không được sử dụng nhóm thuốc này.
Khi sử dụng thuốc dạng xịt, cần phải dùng đều đặn và đúng số lần xịt, nhát xịt mà bác sĩ chỉ định. Không tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.
Theophyllin là hoạt chất thuộc nhóm xanthin; có tác dụng giãn phế quản, giảm các triệu chứng khó thở, khò khè… ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Theophyllin thường ở dạng thuốc viên với hàm lượng 100mg.
Thuốc kháng sinh: được chỉ định khi có hiện tượng bội nhiễm ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Lượng đờm khạc ra nhiều.
- Màu sắc đờm thay đổi.
- Khó thở tăng.

Thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactamin
Điển hình như amoxicillin, cefuroxim, cefotaxim…; Quinolon gồm offloxacin, ciprofloxacin…; Macrolid như erythromycin, clarithromycin, azithromycin… thường được ưu tiên trong điều trị bệnh COPD.
Chú ý rằng tất cả các loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là thuốc kê đơn; phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ; để đạt được kết quả cao nhất và hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra.
2 bài tập điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại nhà
Mỗi buổi tập vận động để giúp điều trị COPD thường kéo dài ít nhất 3 phần:
- Các động tác khởi động: Giúp tăng nhịp thở, thân nhiệt, nhịp tim để có thể chuẩn bị; có thời gian thích nghi dần với vận động.
- Thực hiện bài tập gồm 2 bài tập tay và chân.
- Các động tác thư giãn: Làm giảm dần nhịp thở, nhịp tim để cơ thể người bệnh COPD trở về trạng thái bình thường.
Các động tác khởi động
Những động tác này thường gồm động tác tay và chân nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể; chuẩn bị tốt cho phần vận động chính. Các động tác thường được dùng gồm:
- Đứng thẳng, hai tay đưa ra trước, xoay người sang phải hít vào; trở về tư thế ban đầu thở ra. Lặp lại động tác xoay sang phải, thực hiện 10 lần.
- Đứng thẳng, tay ngang vai, bàn tay chạm bờ vai; xoay người sang phải hít vào; trở về tư thế ban đầu thở ra. Lặp lại động tác xoay sang phải, thực hiện 10 lần.
- Người đứng thẳng, hai tay đưa lên cao hít vào; trở về tư thế ban đầu thở ra. Lặp lại động tác 10 lần.
Nếu người bệnh không đứng được lâu có thể chọn cách ngồi trên ghế.
Thực hiện bài tập
Các bài tập vận động chính gồm bài tập vận động sức bệnh và tăng sức cơ.
- Bài tập vận động tăng sức bền: Tập các động tác lập đi lặp lại kéo dài để luyện tập cho cơ thể sự dẻo dai, bền bỉ và tăng sức chịu đựng.
- Vận động tăng sức cơ: Tập các động tác có kháng lực hoặc chịu đựng trọng lượng giúp tăng cường lực của một vài nhóm cơ cần thiết.
Bài tập chân

Để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả tại nhà, bạn nên sử dụng bài tập chân. Bài tập này sẽ giúp tăng cường sức lực ở các bắp thịt chân, tăng cường độ dẻo dai của toàn cơ thể, cải thiện chức năng của tim – phổi.
Với bài tập chân bạn nên tập giữ thăng bằng, tập ngồi – đứng, tập đi cầu thang hoặc nâng chân có trọng lực, đi bộ và đạp xe.
Bài tập tay
Khác với tác dụng của bài tập chân, bài tập tay giúp người COPD tăng cường sức lực và độ dẻo dai của các bắp thịt vùng vai, cánh tay. Nhờ đó giúp hỗ trợ tốt cho động tác hô hấp.
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng bài tập tay rất đơn giản. Bệnh nhân có thể thực hiện dễ dàng những động tác thường ngày như quét dọn, chải tóc, nấu nướng; hoặc sử dụng máy tập quay tay, nâng tạ.
Hướng dẫn nâng tạ trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đúng cách. Ban đầu chưa quen thì có thể dùng các vật nhẹ hơn thay cho tạ như chai nước có trọng lượng khoảng 0n5kg; sau đó tăng dần lên tại 1kg, 2kg, 3kg…
Các động tác thư giãn
Khi đã thực hiện các bài tập điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chính; trước khi ngừng tập người bệnh cần thực hiện các động tác nhẹ nhàng và chậm dần. Các động tác thư gian giúp cơ thể từ từ về trạng thái bình thường. Một số động tác căng giãn sau:
- Ngồi trên giường, một chân duỗi thẳng. Gập người về phía trước, khớp gối giữ thẳng cho đến khi thấy đau ở khoeo chân.
- Đứng góc trong phòng, hoặc khung cửa ra vào; bàn tay và vai đặt trong khung cửa, một chân bước ra phía ngoài. Đẩy người về phía trước đến khi có cảm giác căng ở cơ ngực.
- Gập cánh tay và đưa khuỷu tay lên cao để gần tai. Dùng bàn tay còn lại đẩy nhẹ khuỷu về phía sau cho đến khi có cảm giác căng đau.
Lưu ý khi vận động điều trị COPD tại nhà
Trong quá trình tập luyện chân và tay thì bệnh nhân nên chú ý:

- Luôn thở chúm môi với thời gian thở ra gấp 2 lần thời gian hít vào.
- Không ăn quá no trong vòng 1-2 giờ trước khi tập luyện.
- Nếu hiện tượng khó thở xuất hiện trong lúc tập luyện thì nên thở chậm lại, tập trung vào việc thở chúm môi đến khi có đủ oxy cần thiết cho cơ thể thì luyện tập lại.
- Nên uống nhiều nước trong lúc đang tập luyện.
- Tuyệt đối dừng tập ngay khi xuất hiện triệu chứng: đau ngực, khó thở nhiều, đau chân kiểu co thắt, cảm thấy lảo đảo, choáng váng, buồn nôn.
Những thắc mắc cần biết về bệnh COPD
Có nguy hiểm không?
Căn bệnh này có sức tàn phá cơ thể rất lớn, ngoài việc làm tổn thương phổi, chúng còn làm giảm chức năng xương, khớp khiến bệnh nhân dễ bị thái hoá, đột quỵ hoặc các chứng bệnh ung thư nguy hiểm khác.
Ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, cần cấp tốc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu để lâu, nguy cơ tử vong xảy ra cho nạn nhân là rất cao.
Có chữa được không?
Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào chữa khỏi dứt điểm bệnh. Người mắc CPOD sẽ phải chung sống cả đời. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chỉ là đẩy lùi triệu chứng bệnh. Tuy nhiên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh tình và sự kiên trì của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.
Việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không phải một sớm một chiều có thể hoàn tất. Người bệnh cần điều trị liên tục để làm giảm các triệu chứng bệnh; hạn chế tổn thương phổi và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát.
Nên ăn gì và kiêng gì?
Người bị bệnh phổi tắc nghẽn nên ăn một số loại thực phẩm, thức ăn sau đây:
- Món ăn, thức uống chiết xuất từ đậu
- Rau sẫm màu
- Hoa quả tươi màu sáng
- Ăn nhiều chất xơ
- Không nên bỏ qua axit béo amega

Các loại thực phẩm người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần phải kiêng:
- Không ăn thức ăn quá mặn
- Kiêng ăn tôm cá, chất tanh, bởi dễ bị phát bệnh
- Tránh xa rượu, bia và thuốc lá
Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ngoài việc làm đúng theo các chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần:
- Kết hợp tập thể dục thể thao siêng năng.
- Có chế độ ăn uống hợp lý.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Không làm việc quá sức.
- Tránh xa ô nhiễm môi trường và khói bụi.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
- Luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tạo được không gian sống thoáng đãng, hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
- Tái khám đúng lịch và theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc.
Như vậy, nếu gặp bất kỳ triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nào đề cập ở trên, hãy tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành các bài kiểm tra cần thiết. Từ đó xác định mức độ bệnh và có hướng điều trị kịp thời.