Viêm phổi bệnh viện là bệnh nguy hiểm gây tử vong cao, xảy ra sau 48 giờ nhập viện. Nguyên nhân chính gây bệnh do bị nhiễm vi khuẩn P. aeruginosa tụ cầu vàng. Khi bị viêm phổi bệnh viện, người bệnh bị sốt cao, khó thở,ho có đờm mủ… Tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về bệnh học viêm phổi bệnh viện trong bài viết dưới đây.
Viêm phổi bệnh viện là gì?
Viêm phổi bệnh viện là tình trạng người bệnh bị viêm phổi khi nhập viện sau 48 giờ. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra chiếm khoảng 30%, 48% tử vong ở những bệnh nhân viêm phổi thở máy và mắc ở khoa điều trị tăng cường, 67% tử vong ở bệnh nhân suy hô hấp cấp.

Nguyên nhân viêm phổi bệnh viện
Nguyên nhân gây ra viêm phổi bệnh viện điển hình nhất là do P. aeruginosa tụ cầu vàng và Acinetobacter. Những bệnh nhân này trước đó đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thở máy.
Các loại vi khuẩn Klebsiella pneumonae, Enterobacter, Proteus, E.Coli, Serratia, Citrobacter, tụ cầu vàng coagulase âm tính, liên cầu cũng là nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện.
Một vài loại vi khuẩn kỵ khí như liên cầu kỵ khí, bacteroides, Fusobacterium cũng có thể gây bệnh.
Các loại vi khuẩn ở họng, miệng là bước quan trọng nhất trong việc sinh ra viêm phổi bệnh viện. Những loại vi khuẩn này đóng vai trò là yếu tố bên ngoài kết hợp với yếu tố từ người bệnh như tuổi cao, suy dinh dưỡng, bị mắc một số bệnh phổi trước đó, hít phải các chất xuất tiết từ dạ dày do hiện tượng trào ngược khiến họng bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn này lan truyền xuống đường hô hấp dưới gây ra viêm phổi phân thùy hoặc thùy bị lây nhiễm. Cơ chế đề kháng cơ học và tế bào ở phổi kém đi khiến nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp tăng.
Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện ít gặp hơn là do hít phải thuốc khí dung nhiễm khuẩn, khiến vi khuẩn lan truyền theo đường máu.
Chẩn đoán viêm phổi bệnh viện
Điệu kiện cần thiết
- Xảy ra sau 48 giờ khi nhập viện
- Có nhiều triệu chứng lâm sàng sốt cao, ho có đờm mủ
- Bệnh nhân phải điều trị tăng cường và thở máy
- Xquang phổi có hiện tượng phổi bị thâm nhiễm

Triệu chứng dấu hiệu viêm phổi bệnh viện
Triệu chứng lâm sàng
Có chẩn đoán chính xác bị viêm phổi bệnh viện là rất khó do các triệu chứng không khác so với các bệnh hô hấp khác. Bệnh nhân có biểu hiện người khó chịu, ho có đờm mủ, sốt, khó thở…
>> TÌM HIỂU RÕ HƠN: CÁC TRIỆU CHỨNG VIÊM PHỔI DỄ NHẬN BIẾT NHẤT
Triệu chứng cận lâm sàng
Những dấu hiệu để chẩn đoán viêm phổi bệnh viện được thông qua những xét nghiệm sau:
- X-quang phổi: qua chụp xquang phổi thấy phổi bị thâm nhiễm có xu hướng lan rộng, hoặc có vị trí bị thâm nhiễm mới, tràn dịch màng phổi, đông đặc phổi.
- Siêu âm màng phổi và chọc dịch màng phổi để có thể chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm phổi bệnh viện không.
- Soi phế quản ống mềm gồm chải phế quản, rửa phế quản phế nang giúp có thể chẩn đoán được viêm phổi bệnh viện do thở máy.
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm khạc đờm không giúp việc chẩn đoán chính xác là có bị viêm phổi bệnh viện không, mà chỉ hỗ trợ chẩn đoán.
- Nuôi cấy đờm, nhuộm gram soi trực tiếp cho biết độ đặc hiệu và sự nhậy cảm trong chẩn đoán vi khuẩn viêm phổi bệnh viện.
- Nhuộm kháng thể huỳnh quang, soi đờm trực tiếp hoặc nuôi cấy đờm có thể được sử dụng nếu nghi ngờ viêm phổi bệnh viện do Legionella pneumophila.

Những yếu tố gây nguy cơ tử vong ở người bị viêm phổi bệnh viện
- Đã sử dụng kháng sinh chữa bệnh về phổi trước khi bị viêm phổi bệnh viện
- Điều trị bằng kháng sinh không có phản ứng
- Hai phổi bị thâm nhiễm
- Mắc bệnh ung thư
- Vi trùng Gr (-) hiếu khí, đặc biệt P. aeruginosa
- Phát hiện ra bệnh khi ở giai đoạn nặng
Điều trị viêm phổi bệnh viện
Viêm phổi bệnh viện gây tử vong cao nên cần phải chữa trị ngay khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm viêm phổi. Việc điều trị viêm phổi bệnh viện cũng như trị viêm phổi cộng đồng thường dựa theo kinh nghiệm.
Liệu pháp kháng sinh phổ rộng phù hợp với các triệu chứng lâm sàng
Được áp dụng cho những bệnh nhân thể nhẹ, khởi phát sớm, cho bệnh nhân mắc viêm phổi ở ngoài khoa điều trị tăng cường. Một số thuốc điều trị viêm phổi được sử dụng như 1 kháng sinh beta lactam phổ rộng (một cephalosporin thế hệ ba không có tác dụng kháng trùng mủ xanh, một cephalosporin thế hệ hai, imipemem kết hợp với ampicillin hay cilastatin phối hợp với sulbactam).
Liệu pháp kháng sinh phối hợp
Khi bệnh nhân bị viêm phổi bệnh viện khởi phát trễ, bệnh nhân mắc viêm phổi ở khoa điều trị tăng cường, viêm phổi do thở máy sẽ được sử dụng liệu pháp này trong trị bệnh.
Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng trị viêm phổi bệnh viện điển hình là 1 kháng sinh beta lactam phổ rộng phối hợp với một aminoglycosid. Kháng sinh phổ rộng hay được dùng là một Cephalosporin kháng mủ xanh thế hệ ba hay imipenem + cilastatin và một penicillin kháng vi khuẩn mủ xanh
Khi có kết quả xét nghiệm dịch đờm, xét nghiệm máu và cấy dịch màng phổi thì có thể cho bệnh nhân dùng kháng sinh phổ hẹp hơn.
Đối với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn gram âm thì cần phải điều trị ít nhất trong 14 ngày. Để củng cố điều trị và giúp bệnh nhân viêm phổi bệnh viện xuất viện sớm hơn thì có thể dùng Fluoroquinolon.
Hiện nay, viêm phổi bệnh viện là vấn đề được ngành y tế chú trọng, tỷ lệ tử vong cao, chi phí chữa trị rất tốn kém nhưng tỷ lệ thật bại lại cao. Do đó việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện là vô cùng cần thiết, không chỉ là nhiệm vụ của bản thân người bệnh mà còn của cả ngành y tế.
>> BẠN CÓ BIẾT: VIÊM PHỔI KẼ LÀ BỆNH GÌ?