Hen là bệnh viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đàm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc. Trong quá trình chữa trị hen suyễn cần phải có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản khoa học, xử lý các cơn hen kịp thời.
Khi nào nghĩ đến hen?
Nếu có những biểu hiện dưới đây, có thể bạn đang mắc bệnh hen phế quản:
- Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần
- Cơn ho về đêm tái phát nhiều lần
- Có ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức
- Ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm.
- Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày
- Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi điều trị thuốc hen
Tiến triển và biến chứng bệnh hen phế quản
Tiến triển bệnh
Mỗi người bệnh hen có tiến triển bệnh không giống nhau. Có người bị liên tục, có người khỏi sau một thời gian; cũng có trường hợp sau khi sinh thì đỡ, nhưng cũng có sau sinh lại nặng lên. Trong quá trình tiến triển bệnh có thể gây những biến chứng sau:
Biến chứng hen phế quản
- Nhiễm khuẩn: sốt, ho khạc đờm đặc, khó thở, có khi có suy hô hấp.
- Giãn phế nang.
- Lao phổi.
- Suy thất phải.
Nhận định chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Hỏi bệnh
- Các triệu chứng cơ năng người bệnh gặp phải
- Tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh hen suyễn của bản thân và gia đình.
- Điều kiện sinh sống và làm việc.
Khám bệnh
- Toàn trạng: cân nặng, chiều cao, dấu hiệu nhiễm khuẩn, tím, phù.
- Hô hấp: tần số thở, tính chất khó thở, ho và khạc đờm, số lượng và màu sắc đờm.
- Tuần hoàn: tần số tim, mạch, huyết áp.
- Tinh thần: lo lắng, bồn chồn, giảm ý thức.
- Tham khảo các kết quả xét nghiệm.
>> Điều trị hen phế quản đẩy lùi cơn hen nhanh chóng
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Mục tiêu của kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
- Đạt và duy trì kiểm soát triệu chứng
- Duy trì hoạt động bình thường, bao gồm gắng sức
- Duy trì chức năng phổi gần với bình thường
- Phòng đợt kịch phát
- Tránh tác dụng phụ của thuốc
- Phòng tử vong do hen
Tránh các yếu tố khởi phát bệnh
Các yếu tố kịch phát hen phế quản
1.1. Những yếu tố môi trường
- Dị nguyên trong nhà
- Dị nguyên ngoài nhà
- Nhiễm trùng: chủ yếu là nhiễm virus
- Các yếu tố nghề nghiệp
- Thuốc lá: Hút thuốc chủ động và thụ động
- Ô nhiễm môi trường không khí
1.2. Những yếu tố nguy cơ kích phát cơn hen
- Tiếp xúc với các dị nguyên
- Thay đổi thời tiết, khí hậu, không khí lạnh.
- Vận động quá sức, gắng sức.
- Một số mùi vị đặc biệt, hương khói các loại (đặc biệt khói thuốc lá).
- Cảm xúc mạnh.
- Tránh hoặc giảm tiếp xúc yếu tố nguy cơ nên được áp dụng bất cứ lúc nào có thể.
- Giảm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ sẽ cải thiện kiểm soát hen và giảm dùng thuốc.
- Giảm tiếp xúc với dị nguyên trong nhà
- Tránh khói thuốc
- Tránh khói xe
- Phát hiện chất kích thích nơi làm việc
- Phòng nhiễm trùng ở trẻ em và nhũ nhi
- Bệnh nhân hen nên được chích ngừa cúm, nhưng dường như không phòng ngừa được đợt kịch phát và kiểm soát hen.
Giáo dục về hen suyễn
Lập kế hoạch hành động khi cơn hen cấp đến
Nếu bạn chưa có, hãy làm việc với bác sĩ để lập kế hoạch hành động khi cơn hen cấp. Bạn có thể nhờ bác sĩ giải thích, sau đó hỏi lại và học thuộc lòng hoặc ghi lại và dán nó vào những nơi dễ thấy trong nhà hoặc cơ quan làm việc. Nó sẽ giúp ích bạn trong những đợt cấp đầu tiên khi bạn chưa quen đối phó với cơn hen cấp
Ví dụ, kế hoạch hành động của bạn có thể bao gồm:
- Bao nhiêu thuốc để dùng và khi nào dùng.
- Danh sách các yếu tố kích phát cơn hen suyễn và kế hoạch tránh chúng
- Phải làm gì khi bạn có các triệu chứng cụ thể của cơn hen suyễn cấp: cách dùng thuốc đúng cách, liều lượng.
Ghi nhật ký theo dõi bệnh hen suyễn của bạn
Nhật ký là một cách để theo dõi mức độ kiểm soát hen suyễn của bạn. Hàng ngày, viết ra:
- Bất kỳ triệu chứng hen nào mà bạn có và cảm giác của bạn.
- Bạn ở đâu và những gì bạn đang làm ngay trước khi có cơn hen cấp.
- Khi nào bạn sử dụng thuốc và với liều lượng bao nhiêu.
- Chỉ số PEF của bạn.
Tất cả các thông tin này, được ghi lại trong nhật kí một cách khoa học, giúp bạn và bác sĩ có thể hiểu được tình trạng bệnh suyễn của riêng bạn vì mỗi người là một cá thể riêng biệt.
Bạn có thể lên kế hoạch để không tiếp xúc các yếu tố khởi phát cơn hen cấp; hoặc có thể có các biện pháp đối phó nếu sắp tiếp xúc các yếu tố kịch phát. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra nhật ký của bạn để lên kế hoạch điều chỉnh tăng giảm liều.
Đánh giá kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:
- Người bệnh hết khó thở.
- Không bị biến chứng.
- Biết cách phòng cơn hen tái phát.
- Thực hiện những lời khuyên về giáo dục sức khoẻ.
Như chúng ta đã biết hen suyễn là tình trạng viêm phế quãn mãn tính khó hồi phục và không thể điều trị dứt điểm bệnh, chỉ có thể có các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, dùng thuốc để kiểm soát bệnh, trong đó hàng đầu là tránh các yếu tố khởi phát bệnh và giáo dục bệnh hen suyễn.
>> CẦN BIẾT: Hen phế quản kiêng ăn gì và nên ăn gì?