Giãn phế quản là tình trạng các phế quản của phổi bị giãn ra và khó hồi phục được. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có ung thư phổi hay lao phổi mới nguy hiểm tới sức khỏe bệnh nhân mà không biết rằng giãn phế quản cũng nằm trong top những bệnh về phổi có thể đe dọa tính mạng người bệnh!
Giãn phế quản là gì?
Giãn phế quản là trình trạng giãn không hồi phục một phần cây phế quản, có thể ở phế quản lớn, phế quản nhỏ vẫn bình thường, hoặc phế quản lớn bình thường, phế quản nhỏ bị giãn. Kèm theo sự rối loạn cấu trúc các lớp phế quản, tăng tiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn từng đợt.
Giãn phế quản nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng sang thể bội nhiễm. Khi đó việc chữa trị gặp khó khăn hơn và dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Giãn phế quản nguyên nhân do đâu?
Cũng giống như viêm phế quản, giãn phế quản chiếm tỷ lệ người mắc phải khá cao. Có hai loại giãn phế quản là: Giãn phế quản mắc phải và giãn phế quản bẩm sinh. Giãn phế quản mắc phải chiếm tới 90% người được chẩn đoán bị bệnh giãn phế quản. Đây là một trong những bệnh về phổi nguy hiểm chiếm tỷ lệ tử vong nhiều nhất.
Nguyên nhân gây nên dạng bệnh lý này hầu hết là do:
- Bệnh nhân đã mắc một bệnh nào đó về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, xoang, viêm mũi,…
- Do nhiễm virus (Herpes), vi khuẩn (H.influenzae, M.catarrhalis, vi khuẩn lao hoặc vi nấm).
- Xơ hóa phổi gây xơ hóa phế quản làm chít hẹp phế quản, cản trở hô hấp từ đó phế quản bị giãn ra.
- Lao hạch, polyp phế quản hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng gây tổn thương niêm mạc hô hấp gây giãn phế quản.
Phân loại giãn phế quản
Có thể phân loại bệnh giãn phế quản theo những cách sau đây:
Theo nguyên nhân: giãn phế quản bẩm sinh và giãn phế quản mắc phải.
Theo lâm sàng: giãn phế quản thể khô (thường bị ở thùy trên, ho khạc ra máu, ít đờm), giãn phế quản thể ướt (bị ở thùy dưới hoặc lan tỏa ra 2 phổi, ho khạc nhiều đờm. có các đợt bội nhiễm vi khuẩn) và giãn phế quản hỗn hợp vừa khạc đờm nhiều vừa ho ra máu.
Hình ảnh x-quang giãn phế quản: Hình trụ, hình túi, hình tràng hạt và thể hỗn hợp
Theo giải phẫu: Giãn phế quản cục bộ và giãn phế quản lan tỏa.
- Giãn phế quản cục bộ thường mắc phải, các ổ giãn khu trú, ít khạc đờm.
- Giãn phế quản lan tỏa thường bị từ trẻ, ho khạc đờm nhiều, khó thở, suy hô hấp, tâm phế mãn xuất hiện sớm.
Triệu chứng bệnh giãn phế quản
Hội chứng giãn phế quản thường có các biểu hiện sau:
- Khạc đờm
- Ho ra máu
- Khó thở
- Đau ngực
Khạc đờm: đây là dấu hiệu chẩn đoán điển hình. Người bị giãn phế quản khạc đờm rất nhiều, có thể tới 500ml/ngày, có trường hợp lên đến 1 lít/ngày. Đờn có màu đục như mủ, màu xanh, vàng, có mùi hôi thối. Khi để đờm lắng xuống có thể thấy 3 lớp rõ rệt: lớp trên cùng là lớp bọt, giữa là nhầy mủ, dưới là mủ đục.
Ho ra máu: ho có đờm, máu. Lượng máu có thể dưới 50ml hoặc >200ml.
Khó thở: Đây là dấu hiệu thường gặp, người bệnh khó thở, thở cò cứ, dễ gây nhầm lẫn với hen suyễn.
Đau ngực: biểu hiện cho thấy bị nhiễm khuẩn phổi ở vùng giãn phế quản.
Khi khám phổi, dùng ống nghe có thể nghe thấy nhiều tiếng nổ lép bép vùng giãn phế quản.
Giãn phế quản có nguy hiểm không?
Dấu hiệu, triệu chứng giãn phế quản cho biết đây bệnh về phổi nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức gồm:
- Sốt trên 38 độ C.
- Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài. Đờm có thể lẫn mủ.
- Lồng ngực bị biến dạng.
- Khó thở, tức ngực.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn phế quản có thể xảy ra:
- Ổ giãn phế quản lan rộng, bội nhiễm tái phát
- Áp xe phổi, mủ phổi
- Khí phế thũng
- Ho lẫn máu, ộc ra máu gây tắc nghẽn đường thở
- Suy tim trầm trọng làm người bệnh khó thở dẫn tới tử vong nhanh
>>BẠN CÓ BIẾT: Viêm phế quản là gì?
Giãn phế quản có lây không?
Giãn phế quản có lây không? Câu trả lời là có nếu như bạn có tiếp xúc lân cận với người bệnh trong giai đoạn viêm long hô hấp trên do lây siêu vi từ người bệnh. Giãn phế quản lây nhiễm qua đường hô hấp. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng tránh giãn phế quản?
Điều trị và phòng ngừa bệnh giãn phế quản có khó không?
Chữa trị bệnh giãn phế quản
Cũng như các bệnh lý về đường hô hấp khác, bệnh giãn phế quản mặc dù là một trong những bệnh về phổi chiếm tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng thuốc, đúng phương pháp có thể ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị giãn phế quản quan trọng nhất là dẫn lưu hết đờm mủ để phế quản được thông thoáng, không bị tắc nghẽn. Đồng thời bệnh nhân nên uống nhiều nước, sử dụng thuốc giãn phế quản theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Có nhiều dạng thuốc làm giãn phế quản như:
- Nhóm thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn: Thuốc giãn phế quản salbutamol, fenoterol, terbutaline.
- Nhóm thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài: Thuốc giãn phế quản aclidinium bromide, tiotropium bromide, glycopyrronium bromide.
Những loại thuốc giãn phế quản trên ở dạng xịt, hít, uống hoặc tiêm trực tiếp.
Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi. Khi thấy có dấu hiệu bệnh nặng cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám, làm test giãn phế quản và điều trị kịp thời.
Ngoài ra có thể tham khảo cách chữa giãn phế quản bằng Đông y hiệu quả dưới đây
Bài thuốc | Vị thuốc | Cách dùng |
Tứ nhị thang | Tang bạch bì, bách bộ, bạch thược, địa cốt bì, bạch cập, bách hợp đều 15g, ngũ vị tử, tô tử đều 10g | Sắc mỗi ngày 1 thang, uống sáng, chiều |
Lương cách tán gia giảm | Đại hoàng, cam thảo, trúc diệp, mang tiêu, bạc hà đều 6g, hoàng cầm, liên kiều, chi tử đều 9g | Sắc thành nước thuốc, uống hòa với mật ong 18g |
Các phương pháp phòng bệnh giãn phế quản
- Giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh, phòng ngừa vi khuẩn, virus xâm nhâp vào cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, ẩm thấp
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rèn luyện sức khỏe thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa giãn phế quản.
Trên đây là thông tin về giãn phế quản, hi vọng có ích với bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> TIN LIÊN QUAN: Viêm phế quản có lây không?