Bé ho nhiều nhưng không sốt có thể là phản ứng của cơ thể để tống dị vật, chất nhầy ở cổ họng bên ngoài. Thông thường, trẻ ho nhiều về đêm không sốt không liên quan đến những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào?
Bé ho nhiều nhưng không sốt do đâu?
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ vi khuẩn, virus, chất nhầy, vật thể lạ ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu trẻ ho nhiều sẽ bị khó chịu, mệt mỏi cần có cách trị ho kịp thời.
Trường hợp trẻ ho nhiều về đêm và sốt thường là triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra. Phổ biến nhất là cảm cúm, cảm lạnh. Khi đó, sốt (thân nhiệt tăng) sẽ giết chết virus, vi khuẩn có hại.
Ngược lại, bé ho nhiều nhưng không sốt thì không không phải do nhiễm trùng mà do:
- Bị nôn trớ quá nhiều
- Dị ứng
- Hen phế quản
- Hít phải khí độc hại, thức ăn, đồ chơi nhỏ
- Viêm xoang
- Nhiễm lạnh
- Viêm tiểu phế quản
- Viêm tắc thanh quản
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Ho gà

Sai lầm thường gặp khi bé ho nhiều nhưng không sốt
Mỗi khi bé bị ho, sổ mũi… cha mẹ thường mua thuốc kháng sinh, siro về cho bé uống mà không có đơn thuốc kê của bác sĩ. Đây là biện pháp sai lầm mà các bậc phụ huynh cần tránh để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bé. Ví dụ như bệnh tiến triển nặng hơn, nhờn thuốc, khó chữa hơn…
Cha mẹ cần chú ý trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt không phải là bệnh lý mà có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp. Tuy nhiên, nếu bé không sốt, không quấy khóc vẫn ăn, ngủ, chơi đùa bình thường thì không cần quá lo lắng. Cha mẹ chỉ cần theo dõi tình hình sức khỏe và chăm sóc bé kỹ hơn.
Cách chữa bé ho nhiều nhưng không sốt
Để chữa khỏi tình trạng bé ho nhiều nhưng không sốt, đặc biệt về đêm thì cần phải xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho. Sau đó mới có được biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Sử dụng thuốc trị ho có nguồn gốc thảo dược
Một số bài thuốc có thể dùng trị ho ở trẻ có nguồn gốc thảo dược như:
- Trị ho bằng lá hẹ
- Mật ong và lá húng chanh
- Siro ho từ những thảo dược tự nhiên
- Quất hấp đường phèn
- Chữa ho bằng gừng
- ….
Cụ thể:
- Cách trị ho có đờm
- Cách trị ho khan
- Những cách trị ho nhanh nhất

Những cách cách chữa ho nhiều nhưng không sốt ở trẻ này an toàn và hiệu quả. Những thảo dược thiên nhiên sẽ giúp long đờm, giảm ho, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nếu bé bị nôn trớn khi ho thì nên dùng những cách chữa có tinh dầu gừng giúp giảm nôn trớ và ấm họng hiệu quả.
Ngoài ra, cần phải vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để giảm ho và trẻ ngủ ngon hơn.
Không cho bé ăn sát giờ đi ngủ
Trường hợp trẻ ho nhiều về đêm không sốt, ngoài sử dụng các loại thuốc trị ho thảo dược thì không nên cho bé ăn sát giờ đi ngủ. Hầu hết, những bé ăn uống sát với giờ đi ngủ thức ăn không kịp tiêu hóa, dịch vị lại tiết ra nhiều nên khi ngủ thường bị chướng dạ dày, gây ứ.
Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì các cơ dạ dày bị suy yếu, không khép kín được miệng trên dạ dày. Khi đó dịch vị ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, tràn vào thành thanh quản gây ho sặc từng cơn, nôn trớ ở trẻ nhỏ.
Vì vậy, để điều trị và phòng ngừa trẻ bị ho nhiều về đêm không sốt thì cần cho bé ăn trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ.
Chế độ chăm sóc bé bị ho nhưng không sốt
Cho bé uống nhiều nước trong ngày, ăn thức ăn dễ tiêu, loãng. Tránh ăn thực phẩm gây kích thích khiến trẻ ho nhiều như tôm, cua…
Tránh môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm bởi bé sẽ bị ho nhiều hơn.
Kê cao gối cho trẻ khi ngủ, vai và đầu cần cao hơn thân. Điều này sẽ ngăn đờm nhầy chảy xuống họng. Giữa ấm cho bé khi ngủ, không bị hở cổ, bụng, gan bàn chân khiến bị bị nhiễm lạnh, ho nhiều về đêm nhưng không sốt.

Khi bé ho nhiều nhưng không sốt kéo dài hơn 7 ngày, kèm những triệu chứng dấu hiệu khác như khó thở, sổ mũi, đau họng thì cần cho bé đi khám bác sĩ. Tuyệt dối không được tự ý cho bé uống kháng sinh khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không có thể khiến bệnh tiến triển nặng và khó chữa hơn.
Cần chú ý gì khi trẻ ho nhiều nhưng không sốt?
- Nếu bé bị hen suyễn thì cần phải tránh những tác nhân gây kích thích cơn hen như:
- Nước hoa, lông chó mèo, phấn hoa
- Khói thuốc lá
- Hoạt động thể dục thể thao mạnh
- Ngoài ra, cần cho bé uống thuốc steroid và những loại thuốc khác theo đơn kê của bác sĩ.
- Trẻ sơ sinh thì cần phải quan sát các dấu hiệu triệu chứng ở bé.
- Bé dưới 4 tuổi thì tuyệt đối không uống thuốc trị ho mà không có chỉ định của bác sĩ. Những loại siro thì cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Trẻ lớn hơn có thể nói chuyện được hỏi cảm giác của trẻ, ho khi nào… Từ đó xác định được nguyên nhân gây ho không sốt ở trẻ.
Khi nào trẻ bị ho nhưng không sốt cần gặp bác sĩ?
Nếu bé có các dấu hiệu triệu chứng sau thì cha mẹ cần phải liên hệ ngay với bác sĩ:
- Khó thở
- Nôn mửa liên tục, kéo dài
- Khó nuốt thức ăn
- Người mệt mỏi, ốm yếu
- Thở khò khè, đau tức ngực khi thở sâu
- Có cảm giác cổ họng có dị vật
- Nói chuyện nhỏ với từng hơi thở
- Ho ra máu
- Môi, móng tay bị tím tái
Qua trên, chắc hẳn bạn biết được trẻ bị ho nhiều nhưng không sốt phải làm sao. Đồng thời biết được nguyên nhân, những lưu ý khi chăm sóc bé. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ khi bị ho nhiều nhưng không sốt. Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
>> Tìm hiểu: Ho gió là gì? Cách trị ho gió hiệu quả nhất