Phác đồ điều trị viêm phổi của mỗi người bệnh là khác nhau do phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Viemphequan.net hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi từ 0-5 tuổi phác đồ chữa viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ thường gồm những yếu tố gì?
Viêm phổi không điển hình là gì?
Viêm phổi một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp cùng với bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi và những bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác.
Bệnh viêm phổi không điển hình do vi khuẩn là một tình trạng nhiễm trùng phổi do nhóm vi khuẩn như Legionella pneumophyla, Chlamydophila pneumonia hay Mycoplasma pneumonia gây ra.
Bất cứ lứa tuổi, giới tính nào cũng có thể bị bệnh viêm phổi không điển hình do vi khuẩn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và người lớn dưới 40 tuổi thường dễ mắc phải căn bệnh viêm phổi nhất.
Hiện nay, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng.
Những yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi không điển hình
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi không điển hình gồm:
Hút thuốc lá sẽ khiến khả năng đề kháng vi khuẩn, virus của cơ thể bị yếu đi. Từ đó giúp các loại vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh hơn.
Làm việc ở nơi đông người, thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người; làm việc ở những nơi công cộng nhiều sẽ là tăng nguy cơ tiếp xúc với người bị viêm phổi.
Sức đề kháng của cơ thể kém: Những người ghép tạng hoặc trải qua các đợt hóa trị, bệnh nhân HIV/AIDS thường có sức đề kháng kém hơn người bình thường nên sẽ dễ mắc bệnh viêm phổi hơn.
Các kĩ thuật y tế chẩn đoán viêm phổi không điển hình
Bác sĩ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu và đờm để chẩn đoán viêm phổi không điển hình. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ thực hiện chụp X quang ngực để phân biệt viêm phổi không điển hình với viêm phế quản cấp tính. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trong của bệnh lý mà bác sĩ đề nghị thực hiện các xét nghiệm sau:
- Chụp CT ngực.
- Cấy đàm.
- Cấy trùng máu.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra vi khuẩn legionella.
- Huyết đồ (tổng phân tích tế bào máu).
- Nội soi phế quản (hiếm khi cần thiết).
- Sinh thiết mở phổi. Đây là kĩ thuật chỉ được thực hiện khi bệnh viêm phổi không điển hình chuyển biến rất nghiệm trọng; và các phương pháp chẩn đoán khác không thể tiến hành được.
Phác đồ điều trị viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ
Chẩn đoán lâm sàng
- Lứa tuổi trẻ.
- Thực thể nghèo nàn, cơ năng rầm rộ.
- Có sốt, ho khan sau ho có đờm
- Thở nhanh (thùy thuộc độ tuổi)
- Ran bệnh lý: trẻ nhỏ, đến muộn bị ran ẩm, phế quản còn trẻ lơn không ran.
- Điều trị B-lactam: Không đáp ứng
>> Những triệu chứng viêm phổi lâm sàng dễ dàng nhận biết
Chẩn đoán lâm sàng 4:
- X-Quang phổi: Viêm phổi tập trung, viêm phổi kẽ và tràn dịch màng phổi.
- Công thức máu: CRP tăng, bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Chlamydophila pneumonia hay Mycoplasma pneumonia, Legionella pneumonia dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản hoặc dịch màng phổi (+).
Nguyên tắc điều trị

- Thông thoáng đường thở.
- Hạ sốt
- Bù đủ dịch
- Sử dụng kháng sinh
- Liệu pháp oxy nếu có suy thở
Liệu pháp kháng sinh
Đối với trường hợp viêm phổi không suy hô hấp
Phác đồ điều trị viêm phổi không điển hình do vi khuẩn gồm có:
- Thuốc kháng sinh Azithromycin 10mg/kg vào ngày thứ nhất, ngày tiếp theo là 5mg/kg/ngày.
- Sử dụng thuốc thay thế: Clarithromycin hoặc Erythromycin, Doxycycline, Levofloxacin, thuốc dị ứng Macrolid.
Trường hợp viêm phổi có suy hô hấp
- Sử dụng thuốc Azithromycin tiêm tĩnh mạch. Thời gian điều trị bệnh từ 5-10 ngày.
- Lựa chọn thuốc thay thế như: Lactobionate erythromycin, Levofloxacin tĩnh mạch.
Tình huống có thể xảy ra
Theo dõi điều trị là một trong những phần quan trọng trong phác đồ điều trị viêm phổi không điển hình do vi khuẩn.
Điều trị thất bại
Trẻ có các triệu chứng sốt kéo dài > 48 giờ, tổn thương nhu mô phổi tăng (trên 2 thùy), suy hô hấp tăng và có biểu hiện ngoài phổi.
Các khả năng khác có thể xảy ra
- Kháng thuốc
- Đồng nhiễm
- Biến chứng ngoài phổi
Các xét nghiệm có thể thực hiện theo thời gian (tùy thuộc vào diễn biến bệnh và các dấu hiệu ngoài phổi):
- Cấy máu, NKQ, cấy dịch màng phổi.
- Siêu âm màng phổi.
- CT ngực (có viêm phổi màng phổi).
- HB niệu (nếu nghi ngờ tán huyết).
- PCR Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydia pneumoniae hoặc Legionella pneumophyla trong dịch não tuỷ (nếu có biến chứng viêm não).
- Điện giải đồ, phosphatasa kiềm, men gan,ure, creatinin…(nếu do Legionella pneumophyla).
Cách xử trí
- Thay kháng sinh Macrolid thành Quinolon và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu có đồng nhiễm.
- Corticoid được cân nhắc để dùng trong trường hợp viêm phổi nặng do M.pneumoniae.
- Có các triệu chứng ngoài phổi hoặc viêm phổi thể nặng: tán huyết; viêm não màng não; Steven Johnson; Guilain Barre; suy đa tạng. Liều lượng ngày đầu 10mg/kg/24 h TMC (không quá 1 tuần).
- Các trường hợp không đáp ứng điều trị đặc hiêụ (sốt > 48 giờ). Uống prednísolon 1mg/kg/ngày trong 7 ngày.
- Lọc máu, ECMO
- Gamma Globulin: 1g/kg/24h –TM 1-2 liều
Trên đây là những thông tin cơ bản thường có trong phác đồ điều trị viêm phổi điển hình do vi khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi. Hi vọng rằng, những kiến thức đó sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc, theo dõi bệnh tình của con và từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa bệnh tăng nặng cho chính xác.
MÁCH CHA MẸ:
=>> Vắc xin ngừa viêm phổi và những tác dụng phụ có thể gặp