Viêm họng hạt ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa triệt để sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.Vậy bạn đã biết cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ em chưa?
Đôi nét về bệnh viêm họng hạt ở trẻ em
Viêm họng hạt ở trẻ em là viêm họng mãn tính tái phát do viêm nhiễm vùng miệng, không vệ sinh, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc bị cảm lạnh kèm theo viêm nhiễm kéo dài,…
Triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ bị viêm họng hạt dễ nhận biết nhất là phía sau thành họng có nhiều mụn trắng to nhỏ khác nhau gây đau rát cổ họng; vướng víu như có dị vật trong cổ họng, khó nuốt, chán ăn; ho có khan không có đờm, sau mấy ngày chuyển sang ho có đờm; người mệt mỏi khó chịu, có thể sốt kèm theo nổi hạch và ù tai.
So với viêm họng bình thường thì viêm họng hạt gây đau đớn, khó chịu hơn; súc miệng nước muối chỉ hỗ trợ làm dịu nhẹ cổ họng chứ không chữa khỏi được. Trẻ bị viêm họng hạt cần phải uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.
Để điều trị viêm họng hạt hiệu quả tốt nhất thì cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh từ đó có được cách chữa trị phù hợp.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Những triệu chứng viêm họng hạt dễ nhận biết nhất
Hình ảnh viêm họng hạt ở trẻ em
Giai đoạn đầu quan sát sẽ thấy những hạt li ti màu đỏ trong cổ họng. Khi bệnh tiến triển sẽ quan sát thấy các hạt của viêm họng hạt có kích thước khá lớn.
Bệnh không được chữa trị hoặc chữa không đúng cách khiến viêm họng hạt tiến triển thành mãn tính.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ em
- Viêm xoang, viêm mũi mãn tính: Dịch chảy từ các xoang xuống thành họng làm niêm mạc thành họng sau bị mất lớp nhày bao phủ nên không thực hiện được chức năng là sạch họng. Đây là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập gây viêm họng hạt.
- Viêm amidan mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ.
- Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm phồi,….
- Trẻ không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh kém
- Ngoài ra, một số nguyên nhân từ môi trường xung quanh khác như môi trường sống ô nhiễm; hít phải khói thuốc lá, khói bụi độc hại,…
Cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ
Chữa viêm họng hạt ở trẻ em bằng thuốc tân dược
Những loại thuốc được sử dụng thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc long đờm. Sử dụng thuốc tây chữa viêm họng hạt ở trẻ em cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Các bậc cha mẹ không được tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ; tránh những tác dụng phụ ảnh hường đến sức khỏe bé có thể xảy ra.
Đốt hạt viêm họng hạt cho trẻ
Đây là cách chữa viêm họng hạt phụ thuộc vào độ tuổi bé. Các phụ huynh cần phải được sự đồng ý của bác sỹ mới áp dụng dụng phương pháp này.
Đốt viêm họng hạt cho trẻ là cách không triệt để; chỉ có thể đốt được những hạt to; sau một thời gian sẽ phải tiến hành lại. Cách chữa này cũng có thể để lại sẹo, gây viêm nhiễm ở chỗ đốt. Do đó, cần cân nhắc khi lựa chọn.
Chữa viêm họng hạt ở trẻ em bằng phương pháp dân gian
Có nhiều phương pháp dân gian chữa viêm họng hạt cho trẻ được lưu truyền như sử dụng mật ong, rau diếp cá, chanh đào, gừng,… Mặc dù cách điều trị này có tác dụng chậm hơn; cần phải kiên trì cho bé uống nhưng lại hiệu quả tốt, an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Uống nhiều nước
Cho bé uống nhiều nước là cách hỗ trợ trị viêm họng hạt ở trẻ hiệu quả; được nhiều người áp dụng. Uống nhiều nước sẽ giúp bé tăng sức chiến đấu chống viêm và nhiễm trùng. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ, ngăn ngừa sốt và mất nước do sốt.
Giữ cho cổ họng luôn ẩm ướt với trà nóng hoặc nước hoa quả, nước canh sẽ giúp khơi thông cổ họng nhanh hơn; cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Củ nghệ tươi
Giã nhỏ nghệ tươi, thêm nước lọc vào. Sau đó cho thêm 5g đường phèn, đem hấp cách thủy khoảng 10 phút là dùng được. Cho trẻ uống 1/2 thìa cà phê tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần; uống đến khi triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ biến mất hoàn toàn.
Mật ong
Mật ong là thức uống bổ dưỡng, rất giàu vitamin; đồng thời làm tăng hệ miễn dịch, kháng viêm, chống nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng rất tốt.
- Mật ong hấp lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch cắt nhỏ; cho vào bát chưng với mật ong. Chắt lấy nước cho bé uống 2 lần/ngày, 2 – 3 thìa cà phê/lần. Sau 3 ngày, bệnh viêm họng hạt ở trẻ em giảm hẳn.
- Mật ong hấp tỏi: Tỏi rửa sạch, đập dập, thêm mật ong vào rồi đem hấp cách thủy. Sau khoảng 15 phút là dùng được. Cho trẻ uống 3 lần/ngày, 2 thìa cà phê/lần. Lưu ý, cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em này chỉ dùng cho bé trên 1 tuổi. Sau 3 ngày bệnh chuyển biến tốt rõ rệt.
- Trà chanh mật ong: Pha một tách trà nóng, cho thêm nửa quả chanh vắt và 1 thìa cafe mật ong. Chanh mật ong có chất làm se giúp màng nhầy co lại. Trà chanh mật ong sẽ có hiệu quả bảo vệ cổ họng tăng gấp đôi.
Phòng ngừa viêm họng hạt ở trẻ em
- Tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ cho trẻ.
- Tránh cho trẻ đến nơi nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn, các hóa chất độc hại.
- Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ sạch sẽ thường xuyên.
- Khi cho trẻ ra ngoài, cần phải đeo khẩu trang cho bé.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ và chân cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ đều đặn bằng nước muối sinh lý.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé; tránh đồ ăn lạnh, đồ ăn cay nóng.
- Lau khô mồi hôi cho trẻ khi bé vận động nhiều.
Qua những thông tin về trên, hi vọng sẽ giúp các phụ huynh biết thêm thông tin về bệnh, cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ em cũng như phòng tránh bệnh, bảo vệ con mình tốt hơn.
>> TÌM HIỂU: Viêm họng hạt kiêng ăn gì và nên ăn gì?