Trẻ bị viêm họng rất phổ biến. Khi đó, trẻ thường bị đau rát cổ họng, ho, bỏ bữa…. Vậy trẻ bị viêm họng phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Con số biết nói về tình trạng viêm họng ở trẻ em
Theo thống kê, căn bệnh viêm họng hiện chiếm khoảng 49% dân số; và đang có dấu hiệu gia tăng ở trẻ em. Tuy có những biểu hiện hết sức đơn giản những nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngày nay, do ảnh hưởng về thời tiết mưa nắng thất thường; khói bụi và ô nhiễm môi trường, các căn bệnh về hô hấp dần chiếm lĩnh cơ thể chúng ta. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn cần nắm vững một số lưu ý sau đây.

Biểu hiện khi trẻ bị viêm họng
Đối với trẻ còn bú sữa bị viêm họng sẽ có các triệu chứng dễ dàng nhận ra như bỏ bú, khóc, sốt nóng, nôn ói; hơi thở nóng và có mùi hôi, chảy nước mũi, ho,… Riêng đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên thường có các biểu hiện sau:
Đau họng và ngứa rát cổ họng
Đây là triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm họng. Bạn cần lưu ý ngay khi phát hiện con em mình có các biểu hiện đau cổ họng, khó ăn, khó thở và có đờm.
Ho khan hoặc ho đờm
Tình trạng diễn ra ngay sau biểu hiện đầu, bạn sẽ thấy trẻ có các cơn ho rải rác; và sau đó xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài và chuyển sang ho đờm.
Đau đầu và sốt
Khi virut tấn công phát triển, sẽ kéo theo các hiện tượng đau đầu kéo dài và kèm theo các cơn sốt. Ở giai đoạn này bạn cần áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời vì tình trạng bệnh khá nguy hiểm.
Nổi hạch sưng đau ở cổ
Có rất nhiều trường hợp khi bị viêm họng, bạn sẽ thấy trẻ xuất hiện hạch ở cổ kèm theo những cơn sốt kéo dài. Ngoài các triệu chứng viêm họng thường gặp còn có một số biểu hiện khác như: hắt hơi, sổ mũi; cơ thể nhức mỏi, khó chịu,…

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày, có nguy hiểm không?
Thông thường, trẻ bị viêm họng cấp sốt trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao không khỏi thì cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Trẻ bị viêm họng sốt cao 39 – 40 độ C không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không có biện pháp hạ sốt sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước nhanh, đau nhức, co giật. Chính vì thế, cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
>> THAM KHẢO NGAY: Các cách chữa viêm họng không dùng thuốc tại nhà
Trẻ bị viêm họng phải làm sao?
Điều trị bệnh viêm họng
Hiện nay, có rất nhiều phương thuốc chữa viêm họng hiệu quả từ đông y, tây y,… Nhưng phần lớn trẻ bị viêm họng được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt kết hợp với các thuốc kháng khuẩn.
Để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể kết hợp các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên như:
- Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày
- Ngậm lát chanh trộn với muối hạt
- Uống 2 tách trà nóng bằng 1 thìa cà phê mật ong và nửa quả chanh vắt mỗi ngày
- Ăn cháo nóng nhiều hành và tía tô, uống nước tía tô hoặc nước ép củ cải,…
- Dùng các bài thuốc như lá hẹ hấp đường phèn; lá húng chanh hấp đường phèn; quất hấp mật ong…
Trẻ bị viêm họng không nên ăn gì
Bạn cần cho trẻ tránh xa các món thức ăn nhiều dầu mỡ, có vị cay, nóng, bánh kẹo; nước ngọt và các thực phẩm quá nhiều đường, điều này sẽ khiến cổ họng trẻ bị viêm họng sưng đau, sinh ra nhiều đờm gây khó thở và giảm sức đề kháng.
Đặc biệt không cho trẻ uống nước đá; hoặc các thức uống lạnh vì chúng sẽ gây kích ứng cổ họng gây sưng viêm. Không dùng nước lạnh tắm cho trẻ để giúp bệnh tình nhanh thuyên giảm và hạn chế những cơn sốt hoành hành.

Bạn sẽ làm gì để phòng tránh căn bệnh viêm họng cho con em mình?
Dưới đây là một số các biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất. Đây là những cách không những đẩy lùi được căn bệnh viêm họng mà còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và luôn giữ được sức khỏe dẻo dai.
- Vệ sinh răng, miệng hàng ngày bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối loãng.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi; hạn chế đưa trẻ đến những nơi ô nhiễm.
- Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng và hạn chế ngậm kẹo hay ăn kem.
- Phòng ngủ của trẻ cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa; nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ khoảng 28 độ.
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, tập thể dục mỗi sáng; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Phải ngăn chặn chứng bệnh ngay từ những biểu hiện đầuu tiên; không được để tình trạng nặng lên mới áp dụng điều trị.
- Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian; không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm họng đến bệnh viện?
Nếu thấy bé có dấu hiệu sốt cao, xuất hiện các nốt ban xuất hiện trên người thì cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù viêm họng không phải là bệnh lý nguy hiểm; nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng như tổn thương phổi, viêm amidan.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ nhỏ.
- Nếu viêm họng kép dài khoảng 1 tuần hoặc triệu chứng bệnh nặng hơn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám, điều trị.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nếu mỗi người chúng ta kiên trì thực hiện các phương pháp trên, chắc chắn tỷ lệ trẻ bị viêm họng sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Hi vọng với những chia sẻ trẻ bị viêm họng phải làm gì sẽ như một cuốn cẩm nang bổ ích; giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho con em mình ngay từ những hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.
>> XEM NGAY: Viêm họng cấp là gì?