Viêm họng xung huyết là bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư vòm họng nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu viêm họng xung huyết là gì, nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả.
Viêm họng xung huyết là gì?
Viêm họng xung huyết là cách gọi khác của viêm họng cấp. Đây là loại viêm họng nguy hiểm cần phải chữa trị bệnh nhanh chóng. Để điều trị hiệu quả cần phải xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh
- Vi khuẩn, virus, các vi sinh vật khác là nguyên nhân chính gây viêm họng, xung huyết vòm họng.
- Thời tiết thất thường, hanh khô; chênh lệch múi giờ, chênh lệch nhiệt độ khiến cổ họng dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Thường xuyên ăn các món quá cay nóng, chất kích thích, đồ ăn lạnh; thức ăn nhiều dầu mỡ làm kích thích viêm cổ họng.
- Do mắc các bệnh đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm xoang, viêm thanh quản,…
- Có hệ miễn dịch suy yếu, bị bệnh tiểu đường, dị ứng cơ địa… khiến suy giảm tuần hoàn máu gây viêm họng xung huyết.
- Do hít phải không khí bịu bẩn, hóa chất độc hại; thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh.
- Ngoài ra, cơ thể suy nhược, áp lực, stress, mệt mỏi cũng là điều kiện thuận lợi để cho các mầm bệnh tấn công gây viêm họng xung huyết.
Triệu chứng
Người bị viêm họng xung huyết thường có các triệu chứng dễ nhận biết sau:
- Cổ họng luôn cảm thấy nóng rát, vướng víu như có dị vật mắc ở cổ họng; vòm họng bị đau rát.
- Sốt cao trên 39 độ C, người ớn lạnh; ho không đờm nhưng lại kèm theo dịch nhầy.

- Luôn trong trình trạng ngạt mũi, khó thở, đầu đau nhức, có khi bị chảy máu mũi.
Đến bệnh việm khám kiểm tra sẽ thấy niêm mạc họng bị sưng tấy đỏ; màn hầu, trụ sau, trụ trước đều bị phù nể, hạch dưới hàm bị sưng tấy gây đau. Kết quả xét nghiệm máu thấy chỉ số bạch cầu trong máu tăng cao, chỉ số C Reaction Protein dương tính.
Bị viêm họng xung huyết phải làm sao?
Vệ sinh hầu họng sạch sẽ
Viêm họng xung huyết khiến cổ họng bị đau rát, khó chịu. Nước muối có tính sát khuẩn. Hàng ngày súc miệng, hầu họng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp giảm tình trạng đau rát, vướng víu cổ họng; đồng thời giúp cho cổ họng thông thoáng, dịu nhẹ hơn.

Uống thuốc đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý
Uống thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sỹ đầy đủ, đúng liều lượng. Kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh khỏi hơn. Khi uống thuốc không nên thay nước lọc bằng sữa, trà hoặc nước ngọt.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Khi bị viêm họng xung huyết người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá biểm, rau xanh, hoa quả,… Những món ăn cần được chế biến mềm, loãng và nhạt. Tránh xa những đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đóng hộp, nước ngọt, rượu bia,…
Đến bệnh viện khám chữa
Nếu đã thực hiện các cách trên mà không thấy viêm họng xung huyết thuyên giảm thì phải đến bệnh viện kiểm tra, khám chữa. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp theo nguyên nhân gây bệnh. Bởi để lâu bệnh có thể gây ung thư vòm họng.
Cách chữa viêm họng xung huyết
Do virus
Chủ yếu là tăng cường sức đề kháng cho người bệnh bằng chế độ ăn uống; đồng thời kết hợp với điều trị triệu chứng bệnh như giảm ho, giảm đau họng và hạ sốt.

Do vi khuẩn đặc biệt (liên cầu)
Kháng sinh
Sử dụng kháng sinh trong trường hợp viêm họng do liên cầu. Những biểu hiện cần nghĩ ngay đến viêm họng liên cầu bêta tan huyết nhóm A (loại có thể gây biến chứng viêm khớp, viêm thận và thấp tim) là:
- Khởi phát đột ngột.
- Sốt cao 39 – 40 độ C.
- Hạch góc hàm hai bên, mủ trắng bẩn ở khe hốc amidan.
- Xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao và ASLO dương tính.
Thuốc kháng sinh thường dùng là nhóm bêta lactam. Nếu dị ứng với nhóm bêta lactam thì có thể dùng nhóm macrolid như clathromycin, azithromycin, erythromycin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc bằng đường uống hoặc đường tiêm.
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Loại thuốc thường dùng nhất là paracetamol dạng gói bột, viên nén, viên sủi hỗn dịch hoặc viên đặt hậu môn.
Thuốc giảm ho
Tùy thuộc vào người bệnh bị ho khan hay ho có đờm mà bác sĩ sẽ kê các nhóm thuốc khác nhau để trị triệu chứng này. Tuy nhiên chỉ sử dụng khi ho quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bởi những con ho sẽ tự khỏi khi tình trạng viêm nhiễm ở họng hết.

Thuốc súc họng
Giúp cho pH ở họng luôn ở môi trường kiềm nhẹ, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại; đồng thời giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa. Một số loại thuốc súc họng thường được sử dụng: bicacmin, givalex, eludril… Các thuốc này không được nuốt.
Cách đơn giản hơn là có thể tự pha nước muối ấm nhạt để xúc họng.
Thuốc ngậm chứa kháng sinh, kháng viêm và sát khuẩn như oropivalone, mybacin (neomycin), lysopain… Mỗi ngày ngậm 4 – 6 viên, ngậm trong khoảng 1 tuần.
Thuốc xịt họng: Locarbiotal, hexaspray, eludril… chứa kháng sinh, kháng viêm, giảm đau tại niêm mạc họng. Thời gian sử dụng không quá 10 ngày.
Hàng ngày, nhấp từng ngụm nước ấm thường xuyên tránh khô miệng; giúp các triệu chứng khó chịu trong viêm họng xung huyết giảm đi đáng kể.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng xung huyết. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.
>> XEM THÊM: Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và những thông tin cần biết