Viêm họng do trào ngược dạ dày gây đau sưng họng, khó nuốt, khàn tiếng ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày phải làm sao, chữa trị như thế nào?
Viêm họng trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất dịch dạ dày như acid và thức ăn chưa được chuyển hóa vượt qua lỗ tâm vị trào lên thực quản. Hiện tượng này kéo dài, thường xuyên sẽ khiến cho niêm mạc thực quản và họng bị tổn thương do acid dạ dày gây ra, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus có hại tấn công gây viêm họng.

Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày:
- Ợ chua, buồn nôn, nôn, ợ nóng.
- Nngười bệnh cảm thấy bị bỏng rát xương ức.
- Sau một thời gian xuất hiện tình trạng đau rát họng kèm theo ho khan, ho có đờm.
- Khi thấy những triệu chứng này cần khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Phân biệt viêm họng do trào ngược dạ dày và viêm họng bình thường
Theo Ths. BS Ninh Hương Giang, Bệnh viện E Hà Nội: “Viêm họng do trào ngược và viêm họng thông thường rất dễ nhầm lẫn với nhau. Viêm họng do trào ngược có thể nhận biết nhờ các biểu hiện đi kèm như:
- Cồn cào ruột gan, nóng rát ở ngực
- Ăn không tiêu, đầy hơi.
- Nấc liên tục
- Ợ chua, buồn nôn…
- Hơi thở có mùi hôi
Tuy nhiên một bộ phận khá lớn, khoảng 43 – 75% người bệnh không hề có triệu chứng trào ngược; hoặc chỉ cảm thấy vướng ở cổ họng, nghẹn, đau tức ngực, dễ bị khàn giọng khi nói to, nói nhiều. Vì thế, khi thấy các biểu hiện khác thường về sức khỏe, người bệnh nên đi khám sớm; tránh tự ý điều trị khi chưa được chẩn đoán bệnh”.
Cách chữa trị viêm họng do trào ngược dạ dày
Để đẩy lùi bệnh nhanh chóng, bạn cần áp dụng những biện pháp sau:
Có lối sống khoa học và lành mạnh
Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn. Người bệnh cần thư giãn cơ thể, tránh lo lắng, stress sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm họng do trào ngược dạ dày.

Ăn uống đúng giờ giấc. Có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới. Tránh xa các loại thực phẩm giàu chất béo; đồ ngọt như sô cô la, ca cao; cam, quýt, cà chua; các thực phẩm gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu; đồ uống có gas, chất kích thích, cafein.
Ngủ đúng giờ trên chiếc giường nghiêng. Cơ thắt thực quản dưới yếu sẽ khiến hiện tượng trào ngược dễ xảy ra hơn. Cần nâng cao đầu giường lên khoảng 15 – 20cm. Khi đó, trọng lực sẽ hỗ trợ trong việc ngăn chặn dịch axit chảy trào ngược lên thực quản.
Tập thể dục đều đặn, phù hợp với thể lực và đúng cách.
Thuốc Tây
Để có thể điều trị triệt để được bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày thì cần phải chữa trị song song hai bệnh. Sử dụng các loại thuốc giảm nhanh các dấu hiệu trào ngược dạ dày và viêm họng. Một số loại thuốc thường được bác sỹ chỉ định dùng gồm:
- Thuốc kháng acid dịch vị: giúp trung hòa acid dịch vị trong dạ dày, giảm dư thừa nhằm hạn chế tình trạng acid trào ngược lên thực quản và cổ họng.
- Các loại thuốc kháng thụ thể H2 và ức chế bơm protone: có tác dụng giảm bài tiết acid dạ dày.
- Kháng sinh: hỗ trợ chữa trị giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng.
- Thuốc kháng histamin: giảm tình trạng ngứa cổ họng, kích thích những cơn ho khan.

Phương pháp dân gian
Ngoài sử dụng các loại thuốc tây trên, có thể sử dụng các mẹo dân gian chữa viêm họng do trào ngược dạ dày.
Tỏi
Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn allicin, hoạt chất kháng sinh mạnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh. Người bị viêm họng chỉ cần ngậm một nhành tỏi sống đã được dập nát trong họng khoảng 2 – 3 phút rồi nuốt từ từ. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sau khoảng 1 tuần các biểu hiện của viêm họng giảm rõ rệt.
Mật ong
Mật ong nổi tiếng có tính kháng khuẩn rất tốt, giảm đau, giảm viêm, trung hòa acid. Đồng thời phủ lên niêm mạc họng một lớp mềm bảo vệ, dịu cổ họng, giảm đau rát hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần ngậm một chút mật ong ở cổ họng vài phút rồi nuốt từ từ. Mỗi ngày chỉ cần ngậm 1 thìa mật ong bệnh viêm họng giảm hẳn.
Lưu ý: Không nên ngậm quá nhiều trong ngày do nghĩ ngậm càng nhiều càng nhanh khỏi. Mặc dù không có tác dụng phụ nhưng mật ong có tính nóng, ăn nhiều sẽ nổi mụn trứng cá.
Phẫu thuật
Khi cả hai biện pháp thay đổi lối sông và sử dụng thuốc nhưng không có hiệu quả; bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Thực hiện phẫu thuật tạo một van mới vùng cơ tâm vị (nơi giáp ranh với bao tử). Mục đích ngăn chặn dịch vị và thức ăn trào lên thực quản và họng.
Cách phòng ngừa viêm họng do trào ngược dạ dày
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Súc miệng họng bằng nước muối ấm pha loãng mỗi ngày.
- Có chế độ ăn uống khoa học. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ; nên bổ sung nhiều rau củ quả cung cấp dinh dưỡng, chất xơ và vitamin tốt cho cơ thể. Tránh uống nhiều bia rượu, nước uống có gas,…
- Luôn giữ tinh thần thư thái, thoải mái; không để áp lực căng thẳng, stress quá mức khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn gây trào ngược dạ dày.
Trên đây là cách điều trị bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày, hi vọng giúp ích cho mọi người. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
>> BẠN ĐÃ BIẾT: Viêm họng thanh quản là gì?