Ho ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh liên quan tới đường hô hấp. Bệnh viêm phế quản là một trong số đó. Vậy khi bị viêm phế quản ho ra máu cần phải xử lý như thế nào nếu không cầm được máu?
Vì sao viêm phế quản ho ra máu?
Ho ra máu thường xuất hiện phổ biến ở người mắc:
- Lao phổi
- Giãn phế quản
- Ung thư phế quản
- Viêm phổi ho ra máu
- Bệnh viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản cấp cũng có thể mắc phải triệu chứng này.

Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phế quản bị ho ra máu là do niêm mạc ở đường thở người bệnh bị xung huyết, phù nước và dịch dính bài tiết ra nhiều. Ngoài ra, tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên, huyết tương thẩm thấu ra ngoài rất dễ ho có đờm kèm theo máu.
Dấu hiệu triệu chứng viêm phế quản ho ra máu
Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt, cảm giác nóng ra sau xương ức, nặng nề và ngột ngạt như có vật nặng chèn ép lên ngực. Bên cạnh đó, triệu chứng khò khè, ngứa cổ và luôn cảm thấy có gì đó lọc xọc trong ngực, miệng và họng có mùi tanh của máu. Sau cùng là ho khan rồi khạc đờm ra máu.
Máu khi ho có thể có màu đỏ tươi ra trong hoặc sau cơn ho. Hoặc máu có thể có bọt, bóng khí không lẫn với thức ăn. Máu cũng có thể lẫn với đờm. Điều đó chứng tỏ là máu xuất hiện từ phế quản mà ra.
Viêm phế quản ho ra máu có nguy hiểm không?
Các bác sĩ chuyên khoa hô hấp cho biết, hầu hết các trường hợp bị viêm phế quản ho ra máu không nguy hiểm, sẽ chấm dứt ngay sau đó. Tuy nhiên nếu ho ra máu thường xuyên, liều lượng máu ngày càng nhiều, lớn hơn 100ml/ngày phải ngay lập tức đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bởi nếu động mạch nhỏ của phế quản mà bị vỡ có thể gây chảy máu nhiều, không kiểm soát được, dẫn tới trụy tuần hoàn và gây tử vong cho người bệnh.
Phải xử lý như thế nào khi bị viêm phế quản ho ra máu?

Trước khi tới bệnh viện thăm khám, bạn nên theo dõi kỹ xem mức độ ho ra máu như thế nào để có hướng điều trị chính xác sẽ giúp hỗ trợ chữa trị sau này nhanh và hiệu quả hơn. Bạn có thể xử trí bằng cách:
Ho ra máu nhẹ
Ho ra máu với lượng máu khi ho dưới 50ml/ngày, có chỉ thành vệt lẫn trong đờm thì nên:
- Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh
- Dùng thuốc giảm ho và an thần cầm máu
- Uống nước mát
- Giảm hoạt động
- Ăn dưới dạng lỏng như sữa hoặc súp, cháo.
- Tuyệt đối, không dùng đồ ăn khó tiêu, cứng và đồ uống có cồn, chất gây kích thích.
Ho với lượng máu trung bình
Từ 50-200ml/ngày thì bạn nên tới ngay bệnh viện để xét nghiệm và có phương án điều trị kịp thời.

Đối với trường hợp viêm phế quản ho ra máu nặng
Ho ra máu nặng với lượng trên 200ml/ngày thì cần tới ngay bệnh viện để theo dõi điều trị. Truyền máu có thể sẽ được áp dụng nếu máu mất quá nhiều.
>> TÌM HIỂU: Những cách điều trị viêm phế quản hiệu quả nhất
Ngăn ngừa viêm phế quản ho ra máu
Viêm phế quản ho ra máu có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì thế, để ngăn ngừa tình trạng này người bệnh nên chú ý:
- Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc
- Hạn chế tới chỗ đông người, tránh tiếp xúc với người bị viêm phế quản
- Giữ cơ thể ấm áp khi thời tiết lạnh, thoáng mát khi trời nắng nóng.
- Vệ sinh Tai – Mũi – Họng sạch sẽ mỗi ngày.
- Khi ra ngoài, cần đeo khẩu trang, tránh khói bụi, dị vật.
- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao.
- Giữ môi trường, không gian sống luôn sạch sẽ.
- Không đi ra ngoài trời nắng
- Tránh xa đồ uống, có chữa chất kích thích như chè, cà phê, rượu, bia thuốc lá.
- Ăn thực phẩm giàu năng lượng, hoa quả tươi bù vào lượng vitamin thiếu hụt
Viêm phế quản khạc ra máu nên ăn gì?
Thịt heo xào ngó sen
Đây là món ăn rất tốt cho người bệnh viêm phế quản ho ra máu. Ngó sen kết hợp với thịt heo có tác dụng chữa táo nhiệt thương phế gây ra tình trạng khạc ra máu, ho có máu, ho có đờm kèm máu.

Nguyên liệu:
- Ngó sen 100g
- Thịt heo vai 100g
- Hạt tiêu 3g
- Gia vị khác: Mì chính, dầu ăn, đường trắng và bột đậu
Cách chế biến: Rửa sạch ngó sen, thịt heo. Sau đó, thái mỏng thịt heo, ướp với muối, tiêu và mì chính. Sau vài phút, đem thịt heo xào với ngó se. Cuối cùng, cho nước vào đun sôi và tắt bếp.
Nước mã thầy, mật ong
Quả mã thầy có tác dụng tỳ vị hư hàn và huyết hư. Mật ong kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu cổ họng. Khi bị viêm phế quản khạc ra máu nên uống nước mã thầy, cho thêm mật ong cho hiệu quả trị bệnh cao hơn.
Chuẩn bị: Mã thầy tươi 100g và 300ml mật ong nguyên chất.
Cách làm: Mã thầy rửa sạch rồi gọt vỏ, giã lấy nước ép. Cho thêm mật ong vào, khuấy đều. Mỗi ngày uống 200ml nước mã thầy mật ong. Sau vài ngày, những cơn ho do viêm phế quản, khạc ra máu, ho ra đờm có máu dần biến mất.
Canh ngân nhĩ người bị viêm phế quản ho ra máu nên ăn
Nguyên liệu: 200g ngân nhĩ và 100g đường phèn.
Cách chế biến: Ngân nhĩ ngâm trong nước 24 giờ, rồi rửa sạch. Cho ngân nhĩ vào xoong, thêm 1 lít nước vào nồi đun sôi, đến khi nhừ cho đường phèn vào hòa tan. Mỗi ngày người bệnh uống 4 – 5 lần và 100ml/lần.

Nước ngó sen, mật ong
Nguyên liệu cần có: Mật ong 50ml, ngó sen 50g, cuống lá sen 30g.
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên. Sau đó cho vào nồi đun lửa to, đến khi sôi tắt bếp, lọc lấy nước uống.
Viêm phế quản ho ra máu nếu biết chăm sóc, xử lý khi bị bệnh thì không quá nguy hiểm. Ngược lại sẽ rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Các tốt nhất người mắc viêm phế quản ho ra máu nên đến bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt.
>> Bạn có biết: Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không, đẩy lùi bệnh bằng lá trầu không