Tràn khí màng phổi là một căn bệnh khá nguy hiểm đã cưới đi tính mạng của nhiều bệnh nhân. Chính vì thế việc phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh. Vậy dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này là gì?
Tràn khí màng phổi là bệnh gì?
Đây là một loại bệnh phổi, là tình trạng không khí tràn vào giữa phổi và thành ngực gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời tràn khí màng phổi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Có rất nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà khoa học về nguyên nhân gây nên tình trạng tràn khí. Theo một số ý kiến, tràn khí màng phổi có thể là do yếu tố tự phát khi các bóng khí bị vỡ gây ra hiện tượng ứ đọng tại màng phổi. Một số ý kiến khác thì cho rằng, hiện tượng này xảy ra do bệnh nhân có tiền sử các bệnh về đường hô hấp. Chẳng hạn như ho lao, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi,…
Ngoài các nguyên nhân trên, tràn khí màng phổi xảy ra cũng có thể do bệnh nhân chịu tác động từ các yếu tố môi trường như làm việc ở trong môi trường nhiều với khói bụi, ô nhiễm và hoá chất lâu ngày tích tụ.
Đối tượng mắc phải căn bệnh tràn khí màng phổi
Bệnh tràn khí màng phổi thường không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên chúng thường tập trung vào độ tuổi thiếu niên và trung niên. Đối tượng chủ yếu của căn bệnh này chiếm tỉ lệ cao ở nam giới; do nam giới thường xuyên sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu,…
Đặc biệt, căn bệnh này cũng dễ xảy ra với các đối tượng đã từng mắc các căn bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi, tràn dịch,…
Triệu chứng tràn khí màng phổi
Triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này là bệnh nhân có cảm giác:
- Đau nhói ở ngực, nhịp tim đập nhanh liên hồi.
- Khó thở.
- Da người xanh xao tím ngắt.
- Có cảm giác mệt mỏi tột độ.
- Một số bệnh nhân sẽ ngất xỉu.
Ngay khi gặp các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Phòng khi bệnh tình chuyển xấu sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.

Chẩn đoán tràn khí màng phổi
Chẩn đoán xác định
Tràn khí màng phổi hoàn toàn: Dựa vào các dấu hiệu cơ năng rầm rộ như đau tức ngực đột ngột như bị dao đâm; kèm suy hô hấp khó thở, thở nhanh, nông, tím tái, ra nhiều mồ hôi; tụt huyết áp, tam chứng Galliard. Chẩn đoán chính là dựa vào hình ảnh X – quang.
Trường hợp tràn khí màng phổi im lặng và các thể khu trú sẽ kết hợp với tiền sử, bệnh lý hô hấp và hình ảnh X – quang.
Chẩn đoán nguyên nhân
50% tràn khí màng phổi là không rõ nguyên nhân, vì thế thường rất khó để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết phải dựa vào tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Hầu hết, tràn khí màng phổi là tự phát. Khi gắng sức sẽ ho mạnh, cơn hen nặng…
Sử dụng một số thủ thuật thăm dò lồng ngực như:
- Đặt nội khí quản, soi phế quản.
- Đo tỉnh mạch dưới đòn.
- Sinh thiết phổi, màng phổi xuyên thành.
- Chọc dịch màng phổi, dẫn lưu màng phổi…
- Chọc dò, sinh thiết gan, châm cứu trong một số trường hợp.
- Các thủ thuật khác.
Chấn thương lồng ngực: Thường gặp là gảy xương sườn.

Chẩn đoán phân biệt
- Kén phổi: Hình ảnh X quang và cần thiết thì cắt lớp vi tính.
- Khi thủng phổi: Thường cả 2 phổi. Không có triệu chứng cơ năng cấp tính; âm phế bào giảm toàn bộ 2 bên, có thể có triệu chứng suy hô hấp mạn. Xác định chẩn đoán bằng X quang.
- Hang phổi: Căn cứ vào tiền sử,bệnh sử và hình ảnh X quang.
Biến chứng tràn khí màng phổi
- Tràn máu, dịch màng phổi sau tràn khí.
- Dày dính màng phổi.
- Tràn khí màng phổi mạn (không hồi phục).
- Suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp.
- Tràn khí màng phổi có van.
- Nhiễm trùng mủ màng phổi qua không khí vào màng phổi.
- Tràn khí màng phổi tái phát sau nhiều năm.
Phương pháp điều trị tràn khí màng phổi
Quá trình điều trị tràn khí màng phổi phụ thuộc vào mức độ và bản chất nguyên nhân gây bệnh.
Tràn khí màng phổi nhỏ < 15%
- Nằm viện, nghỉ ngơi trên giường.
- Chữa trị các triệu chứng: ho, đau ngực.
- Theo dõi bằng phim X quang lồng ngực 12 – 24 giờ chụp một lần.

Hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi nhỏ theo dõi trong 2 ngày ở bệnh viện là đủ. Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi nhỏ ổn định trong nhiều ngày có thể được theo dõi chặt chẽ bằng phim X – quang kế tiếp mà không cần nằm viện.
Bệnh tràn khí màng phổi nhỏ tiêu đi tự nhiên do khí được hấp thu trong khoang màng phổi. Nhưng cũng có thể tiến triển không lường trước được hình thành tràn khí màng phổi căng. Tiến triển thành tràn khí màng phổi căng được tăng nhanh khi thở máy áp lực dương.
Tràn khí màng phổi căng hoặc tràn khí màng phổi lơn > 15%
Đặt ống dẫn lưu lồng ngực (ống mở lồng ngực)
Các ống nhỏ (khoảng cỡ 16) dùng cho các trường hợp tràn khí không có biến chứng nhỏ. Ống lồng ngực phải đặt dưới mực nước dẫn lưu, sâu trong lọ và hút cho tới khi phổi nở.
Chọc hút màng phổi
Nếu nghi có tràn khí màng phổi căng phải chọc ngay bằng kim to sau đó đặt ống mở lồng ngực.
Gây dính màng phổi bằng hóa chất
Được dùng để xử trí tràn khí màng phổi tự phát giai đoạn đầu. Biện pháp này gây đau, phải cho giảm đau đầy đủ bằng meperidin hoặc morphin. Bột talc là một chất dùng để gây dính màng phổi, phòng tràn khí màng phổi tái phát rất có kết qủa.
Người bệnh được khuyên ngừng thuốc và cần biết nguy cơ tái phát tràn khí là 50%.

Các đợt tái phát
Chỉ định soi lồng ngực hoặc mở lồng ngực mở khi bị tràn khí màng phổi hai bên; các đợt tái phát và không thể đặt được ống mở màng phổi lần thứ nhất (phổi không nở lại được hoặc có dò khí).
Phẫu thuật cho phép quan sát được các bóng có cuống bị vỡ gây ra tràn khí màng phổi và giảm được rất nhiều nguy cơ tái phát.
Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân viêm phổi pneumocystis
Xử trí tràn khí màng phổi trong trường hợp này còn là thử thách của y học. Dùng ống lồng ngực nhỏ nối với van Heimlich có thể cho phép bệnh nhân về nhà, có thể phải mổ.
Tiên luợng
Khoảng một nửa bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát bị tái phát sau khi đặt ống mở màng phổi lần đầu. Tái phát sau mở ít gặp. Điều trị có kết qủa, không có biến chứng lâu dài.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh và góp phần điều trị bệnh tràn khí màng phổi hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ các chỉ định của bác sĩ điều trị như:
- Uống thuốc đúng liều và đúng giờ.
- Kiên trì thực hiện các biện pháp được cơ sở y tế yêu cầu.
- Khám sức khoẻ định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để nắm bắt tình hình sức khoẻ.
- Thông báo ngay cho bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị.
- Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn sức khoẻ.
- Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.
- Không xuất hiện ở những nơi có nhiều khói bụi và ô nhiễm.
- Dùng khẩu trang khi đi ra đường.
- Thường xuyên tập thể dục và bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dù bạn chưa từng bị, đã từng bị hay đang bị tràn khí màng phổi, hãy thật cẩn trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh tràn khí màng phổi nêu trên để luôn có được sức khoẻ cường tráng.
>> Xem thêm: 3 cách điều trị bệnh xẹp phổi thường dùng