Gần đây số lượng trẻ em nhập viện do mắc bệnh ho gà tăng cao. Vậy bệnh ho gà có nguy hiểm không? Dấu hiệu của bệnh là gì?
Hé mở: Bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetalla Pertussis gây nên. Bệnh truyền qua đường hô hấp, lây lan mạnh nhất trong 2 tuần đầu của bệnh.
Theo nghiên cứu thì ho gà lây do tiếp xúc với người mang bệnh ngay trong nhà 75-100% hơn là ở trường học 20-50%. Người tiêm phòng không đầy đủ hay không tiêm phòng, trẻ em đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ho gà rất cao.
Vậy câu hỏi đặt ra là bệnh ho gà có nguy hiểm không?
Trả lời: Bệnh ho gà gây biến chứng rất nguy hiểm, nhiễm trùng là biến chứng chính với biểu hiện bệnh là giãn phế quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi. Trong đó bệnh viêm phổi dễ gặp và có nguy cơ gây tử vong cao nhất.
Ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi sẽ xảy ra hiện tượng co giật hay bệnh lý về não. Trẻ sốt cao, co giật, hôn mê. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại di chứng liệt một chi, liệt nửa người, rối loạn tâm thần hoặc liệt dây thần kinh não.
Biến chứng do tăng áp ở bụng hay lồng ngực sẽ gây tràn khí màng phổi, xuất huyết, tràn khí dưới da, sa trực tràng, thoát vị bẹn-rốn. Một số trường hợp trẻ bị sụt cân, mất nước.
Thiếu niên và người lớn cũng có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Biến chứng phổ biến nhất thường gặp do bệnh ho gà ở người lớn là: mất kiểm soát bàng quang, sụt cân, gãy xương sườn do ho nặng, sụt cân…
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh ho gà
Triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày đầu tiên, nhưng đôi khi thời gian ủ bệnh kéo dài tới 3 tuần. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là:
- Ở giai đoạn đầu bệnh khởi phát với các triệu chứng: ho nhẹ. Sau đó ho nặng dần thành cơn có khi kéo dài cả vài tháng nếu không có biện pháp điều trị. Những cơn ho không dứt khiên trẻ nhỏ chảy nước mắt, nước mũi.
- Giai đoạn bệnh ho gà nặng sẽ kèm theo rít như tiếng gà rít. Sau cơn ho trẻ nôn, vã mồ hôi, thở gấp, mạch nhanh.
Chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm ho gà
Ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng trên, xét nghiệm ho gà sẽ cho kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Có 3 xét nghiệm người bệnh cần thực hiện là:
- Xét nghiệm dịch. Bác sĩ lấy dịch ở họng hoặc mũi bằng tăm bông, sau đó mang đi xét nghiệm xem có vi khuẩn ho gà không.
- Chụp X – quang. Kiểm tra mức độ viêm và lượng dịch trong phổi trong trường hợp các triệu chứng nặng hơn.
- Xét nghiệm máu. Dùng để kiểm tra lượng bạch cầu trong máu đang ở mức độ nào. Nếu bạch cầu tăng cao chứng tỏ cơ thể đang xuất hiện tình trạng viêm, sưng.
Từ kết quả của xét nghiệm ho gà, bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra phác đồ điều trị đúng.
Xét nghiệm ho gà ở đâu?
Miền Bắc, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới TW và khoa Hô hấp – BV Nhi Trung Ương (bệnh nhân là trẻ em) là địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm ho gà chính xác nhất.
Khu vực miền Nam có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ho gà tại Khoa Nội phổi – Bệnh viện Chợ Rẫy…
Nguyên tắc điều trị bệnh ho gà
Sau khi đã tìm hiểu được bệnh ho gà có nguy hiểm không, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp điều trị bệnh ho gà đã tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
- Đối với phụ nữ mang thai phải tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ thai nhi ngay từ thời kỳ đầu của bào thai.
- Với trẻ nhỏ, cần tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin 5 trong 1 theo đúng lịch trình. 2 tháng tuổi tiêm mũi một, 3 tháng tuổi tiêm mũi hai, tiêm mũi 3 khi 4 tháng. Và tiêm mũi thứ 4 nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi. Tránh cho bé tiếp xúc với những người đang có nguy cơ mắc bệnh.
- Ngoài ra, cần cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, tăng số lần bú mẹ cho trẻ (nếu còn bú) để tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị bệnh ho gà.
>> Xem thêm: Thuốc kháng sinh điều trị ho gà bạn cần biết
Bệnh ho gà bao lâu thì khỏi?
Khó có thể xác định chính xác bệnh ho gà bao lâu thì khỏi, bởi quá trình phục hồ bệnh có thể xảy ra nhanh hoặc chậm. Nó phụ thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn nào, sức đề kháng và biện pháp điều trị. Hầu hết, nếu được điều trị đúng phương pháp thì sau khoảng 3 tuần bệnh ho gà mới khỏi.
Cách chữa ho gà cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh khi bị ho gà không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng như:
- Viêm phổi ở trẻ nhỏ
- Xẹp phổi
- Thiếu oxy não, viêm não
- Xuất huyết kết mạc
- Suy hô hấp gây tử vong
Vì vậy, chữa ho gà ở trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng và cần điều trị càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Ngay lấp tức đưa vào bệnh viện để theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt và điều trị nội trú tại bệnh viện.
Trẻ lớn hơn và chưa có biến chứng
Được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu trong khoảng 2 tuần theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc long đờm, giảm ho, kháng sinh histamine,… bởi có thể gây nguy hiểm.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc Erythromycine 30 – 50 mg/kg/24 giờ, uống 4 lần/ngày. Hoặc Cotrimoxazole 30 – 50 mg/kg/24 giờ. Kèm theo Salbutamol 0,2 mg/kg/ngày. Prednisolone 1 – 2 mg/kg/ngày.
Thời gian điều trị tối đa là 14 ngày. Riêng đối với trẻ sơ sinh thì chống chỉ định dùng Cotrimoxazole.
Cách chăm sóc trẻ bị ho gà
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh bị lạnh đột ngột.
- Vệ sinh mũi họng, răng miệng và vệ sinh các nhân sạch sẽ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp. Nếu không bệnh sẽ trở lên trầm trọng hơn.
- Giữ vệ sinh nhà, không gian nhà luôn sạch sẽ, thoáng đãng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng, bệnh nhanh khỏi hơn. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Uống nhiều nước tránh mất nước.
- Cách ly, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người. Bởi ho hà có khả năng lây lan rất cao.
Bài viết trên đã giải đáp bị bệnh ho gà có nguy hiểm không. Bên cạnh đó là dấu hiệu nhận biết cũng như các biện pháp phòng tránh, điều bệnh ho gà. Cần thông báo cho bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu bất thường để chữa trị kịp thời.