Viêm thanh quản ở trẻ em, nhiều cha mẹ cho rằng đơn giản, dễ điều trị nên thường chủ quan. Nhưng chính vì thế mà bệnh có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm như viêm phôi, bỏ vợ con…
Thông tin về viêm thanh quản ở trẻ em
Viêm thanh quản có thể coi là căn bệnh không nguy hiểm, có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh tiến triển quá nặng sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Ở trẻ em, viêm thanh quản thường gây ra các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, phù nề khiến trẻ ngạt thở và suy hô hấp. Bởi lẽ thanh quản là nơi hẹp nhất trong đường thở của trẻ, một khi bị sưng phù, đường thở dần bị vít kín, oxy không được xung cấp vào cơ thể để nuôi các bộ phận dẫn đến tình huống khó thở và tắc thở gây tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh
Viêm thanh quản ở trẻ em thường có nguyên nhân từ vi khuẩn, virus tấn công; khóc thét quá nhiều hoặc cơ thể bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ trai dễ mắc bệnh hơn trẻ gái, nguy cơ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh rất cao và độ tuổi nguy hiểm nhất là dưới 18 tháng tuổi.
Bệnh viêm thanh quản mãn tính nặng hơn và kéo dài hơn. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích. Bao gồm:
- Các hóa chất độc hại và các chất gây dị ứng.
- Khói thuốc lá.
- Trẻ bị viêm xoang lâu ngày.
- Sử dụng thuốc hít hen suyễn lâu ngày gây nhiễm nấm cấp thấp.
- Trào ngược axit, khiến trẻ nôn chớ, nôn mửa thường xuyên.
Trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi là đối tượng dễ bị viêm thanh quản nhất. Lý giải cho điều này bởi các bé khi vui chơi thường la hét rất to. Và do hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus gây bệnh.
Dấu hiệu viêm thanh quản ở trẻ
Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh này là:
- Triệu chứng cảm lạnh
- Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi
- Ho khan to, khàn, ông ổng như tiếng chó sủa đặc biệt là vào ban đêm.
- Khó nói, giọng nói yếu, giọng khàn.
- Mất tiếng nói.
- Họng khô.
- Rát cổ họng.
Các triệu chứng này thường nhẹ, chỉ cần cho cổ họng nghỉ ngơi; đồng thời uống nhiều nước là thanh quản tự khỏi. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên mối nguy hiểm cho trẻ. Bởi đây đều là những triệu chứng cảm cúm bình thường nên người bệnh không bận tâm, không đến bác sĩ để khám.
Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng ngày càng rõ ràng hơn:
- Khó nuốt
- Tiếng thở khò khè, thở hắt ra
- Rãi chảy nhiều
- Màu sắc vùng da quanh mũi và miệng biến đổi tím tái, sẫm màu thì các bà mẹ mới phát hiện ra.
Lúc đó bệnh trở nên khó chữa hơn nhưng các phụ huynh yên tâm bởi nếu được chữa trị kịp thời, các bác sĩ có thể kìm hãm lại bệnh viêm thanh quản ở trẻ em, tránh thanh quản bị vít gây tắc thở.

Khi nào nên cho trẻ bị viêm thanh quản đến gặp bác sĩ
Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận, khi trẻ viêm thanh quản sau 1 tuần không khỏi hoặc triệu chứng bệnh nặng hơn thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ:
- Sốt cao;
- Khó nuốt;
- Cổ họng rất đau rát;
- Ho ra máu.
Chẩn đoán trẻ bị viêm thanh quản
Để chẩn đoán viêm thanh quản ở trẻ nhỏ, các bác sĩ dùng thiết bị để xem dây thanh quản của bé. Thiết bị có thể bằng dây ống để soi và dẫn truyền hình ảnh lên máy tính.
Nếu bé chỉ bị sưng đỏ ở thanh âm thì có thể do bé la hét quá nhiều.
Sưng đỏ lan rộng thì có thể do virus, vi khuẩn hoặc tác động của môi trường.
Nếu thanh quản bị tổn thương nặng, loét có các nốt sần, u nang… thì cần phải lất mô sinh thiết để loại bỏ nguyên nhân ung thư cổ họng.
Cách điều trị viêm thanh quản ở trẻ nhỏ
Điều trị viêm thanh quản ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Do virus, la hét quá nhiều: Không phải điều trị y tế gì. Cha mẹ chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi, sau 1 tuần là sẽ khỏi bệnh.
Nguyên nhân viêm thanh quả do vi khuẩn: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, loại viêm thanh quản này thường ít gặp hơn so với các loại khác.
Bên cạnh đó, có thể dùng cả thuốc corticosteroid để giảm viêm. Dùng cho cả viêm thanh quản cấp tính lẫn mãn tính.
Để quá trình điều trị viêm thanh quản ở trẻ nhanh chóng, các bậc phụ huynh nên:
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn.
- Hàng ngày súc miệng bằng nước muối loãng.
- Dùng máy tạo ẩm hoặc hít hơi nước nóng trong phòng trẻ.
- Không dùng thuốc thông mũi sẽ khiến cổ họng trẻ khô hơn.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế nói chuyện lớn tiếng và nói nhiều; cũng không nên thì thầm, hãy nói chuyện như bình thường.
- Ngậm các viên kẹo ngậm, nó sẽ giúp bôi trơn cho cổ họng.
XEM NGAY: Viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Biến chứng viêm thanh quản ở trẻ em
Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời bệnh tiến triển nặng hơn, gây biến chứng nguy hiểm:
- Gây suy hô hấp, phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Vi khuẩn gây viêm thanh quản lây lan các khu vực khác trong đường hô hấp hoặc máu.
- Tê liệt thanh quản, ung thư cổ họng. Nếu không được điều trị bệnh nặng hơn. Trẻ khó thở, khó nuốt, viêm phổi.
- Ung thư cổ họng nặng có thể gây tử vong ở trẻ.
Phòng ngừa viêm thanh quản ở trẻ em
Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn là chờ đến việc chữa trị.
- Tạo cho trẻ không gian sống trong lành, thoáng mát
- Tránh khói bụi và chất độc hại
- Luôn giữ ấm cho cơ thể trẻ chủ yếu là vùng cổ
- Vệ sinh mũi và miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây bệnh.

Viêm thanh quản ở trẻ em không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ, ngay khi có những dấu hiệu cảm lạnh hoặc sốt bình thường, các bà mẹ nên cho con em mình đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời tránh tình trạng bệnh quá nặng mới đưa đi cấp cứu. Hãy đề phòng cẩn trọng trước mọi tình huống để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ một cách tốt nhất.