Giai đoạn giao mùa hoặc tiết trời mùa đông giá lạnh như những ngày hiện tại Miền Bắc đang trải qua khiến trẻ em bị cảm lạnh, ho và sổ mũi liên tục. Lo lắng cho con những nhiều bậc cha mẹ lại không biết làm gì khi bé bị ho đờm. Đôi khi, cách chăm sóc không đúng làm bệnh nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Ho có đờm ở trẻ nhỏ là do đâu?

Là một phản xả tự nhiên rất có lợi cho cơ thể. Phản xạ này giúp tổng đẩy các chất bụi bẩn, dị vật và các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ qua mũi miệng. Ho có thể sinh ra chất nhầy đó là hiện tượng ho có đờm.
Nguyên nhân dẫn tới ho có đờm ở trẻ chủ yếu là do:
- Nnhiễm virus, vi khuẩn, nấm bởi sức đề kháng còn non yếu
- Suy dinh dưỡng
- Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí độc hại, nhiều hóa chất
- Ăn uống thiếu dưỡng chất
- Mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm
- Còn là triệu chứng báo hiệu các bệnh lý nguy hiểm như: Viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi, giãn phế quản…
Trẻ bị ho có đờm uống thuốc gì?
Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ bị ho có đờm việc đầu tiên cần phải cho bé uống nhiều nước. Đây là cách hiệu quả nhanh chóng, do nước làm loãng đờm, dịu cổ họng, bé dễ thở hơn ngay tức thì.
Vỗ rung lồng ngực trị ho có đờm cho bé
Cha mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng trẻ để đờm được tống ra ngoài dễ dàng hơn.
Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực trị ho có đờm cho bé: Để bé nằm nghiêm, lòng bạn tay của bạn nắm hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Khi đờm được tống ra khỏi miệng phải nhanh chóng dùng khăn sạch hoặc ngón tay móc lấy ra để bé có thể thở được.
Chú ý: Bố mẹ phải kiểm soát độ mạnh để tránh làm tổn thương bé.
Mỗi ngày thực hiện vỗ rung long đờm từ 2 – 3 lần. Thời gian vỗ rung, bạn duy trì khoảng 3-5 phút ở mỗi bên, dứt điểm và không quá mạnh.
Trong quá trình vỗ bạn chỉ cần di chuyển cổ tay chứ không di chuyển cánh tay hay vai của mình. Tuyệt đối, không vỗ vào vùng dạ dày, xương sống hay xương ức. Trẻ bị ho khan không thực hiện phương pháp vỗ rung lồng ngực.
Mẹo dân gian trị ho có đờm cho trẻ
Ngoài những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm nhanh chóng trên, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa ho có đờm ở trẻ nhỏ sau đây.
Lá hẹ
Có tác dụng trị ho có đờm cho bé hiệu quả. Sử dụng 5 – 10 lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, rồi hấp cách thủy với đường phèn. Sau đó cho trẻ uống nước của hỗn hợp này. Trẻ lớn hơn 1 tuổi có thể uống nước lá hẹ sống không cần hấp cách thủy.
Rẻ quạt
Trong đông y, rẻ quạt được gọi là xạ can. Cây có tác dụng long đờm, trị ho hiệu quả cao. Cách làm rất dơn giản. Lá rẻ quạt phơi khô, sau đó sắc thành nước, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Húng chanh
Có khả năng sát trùng cổ họng cực kỳ tốt. Khi trẻ bị ho có đờm, lấy 10 lá húng chanh và 3 – 4 quả quất xanh (tắc) xay nhuyễn. Thêm đường phèn lượng vừa đủ, rồi đem hấp cách thủy 20 phút là được. Dùng cho bé uống hàng ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần.
Trẻ bị ho có đờm nhưng không sốt
Khi trẻ sơ sinh ho có đờm không sốt, cha mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản sau để xem tình trạng bé có thuyên giảm không. Đó là:
Chú ý vệ sinh mũi, họng cho bé hằng ngày. Đây là việc đầu tiên và đơn giản nhất giúp bé tránh các bệnh đường hô hấp như ho có đờm.

Không tự ý cho bé dùng bất kì loại thuốc nào. Thói quen của cha mẹ là khi thấy bé khó chịu, có biểu hiện ho, sốt là đi tìm kháng sinh cho uống. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Bởi cơ thể bé còn rất nhạy cảm, không thể tùy tiện dùng thuốc. Cũng như ho có đờm là do virus gây nên, dùng kháng sinh cũng không khỏi được. Trong trường hợp này cha mẹ cần bình tĩnh. Nếu bé bị ho, sổ mũi, chỉ cần dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ.
Giữ vệ sinh không khí phòng bé nằm và môi trường xung quanh tránh để bé ngửi phải khói thuốc hay bụi bẩn, dễ sinh bệnh.
Nếu trẻ bị ho bộc phát, đơn thuần thì sẽ tự khỏi tuy nhiên nếu bé bị ho kéo dài, tím tái môi, tay chân hay thở nhanh, thở mệt….thì cần đưa đến bác sĩ ngay để được điều trị chuyên sâu.
Trẻ ho nhiều đờm về đêm
Nếu bé nhà bạn bị ho nhiều đờm về đêm, để chữa khỏi bạn cần:
- Cần cho bé ăn ít ăn thức ăn đặc. Tốt nhất nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong một ngày.
- Khi ăn trẻ bị nôn trớ thì nên cho bé ăn tiếp luôn. Như vậy, trẻ sẽ không bị nôn nữa.
- Giữ ấm cho bé, nhất là vùng cổ, chân. Đề phòng trường hợp bị lạnh đột ngột.
- Cha mẹ nên cho bé uống 1 thìa mật ong nhỏ trước khi đi ngủ. Điều này giúp cổ họng được xoa dịu, các cơn ho vào ban đêm được đẩy lùi, trẻ sẽ có giấc ngủ ngon.
- Cho trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng hẳn sang một bên vào buổi đêm khi ngủ. Nằm như thế, chất dịch không chảy vào cổ họng gây ho.
Trẻ bị ho có đờm vào buổi sáng
Nhiều bé bị ho có đờm vào buổi sáng khi ngủ dậy. Cách tốt nhất cha mẹ nên cho bé ăn những loại cháo dưới đây.
Cháo gừng
Bé bị ho có đờm vào buổi sáng thường chán ăn và bỏ bữa. Do đo, cháo gừng vừa có thể giúp đẩy lùi cơn ho có đờm, vừa hoàn thiện bữa ăn cho bé.

Cháo đỗ xanh
Cháo đỡ xanh giúp điều trị các bệnh đường hô hấp, hệ hô hấp suy giảm và ho có đờm lâu ngày. Các mẹ có thể dùng cháo đỗ xanh để trị ho có đờm cho bé vào buổi sáng.
Trên đây là những cách xử trí khi trẻ bị ho có đờm. Những cách xử lý này cho tác dụng nhanh chóng đã được nhiều cha mẹ áp dụng thành công. Vì thế, bạn hãy yên tâm sử dụng cho bé nhà mình nhé!
>> Mách mẹ Việt cách chăm sóc trẻ ho có đờm sổ mũi đúng cách