Viêm mũi dị ứng gây ra tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, đau nhức mũi,… khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Để giảm các dấu hiệu này, giúp người bệnh dễ chịu hơn thì cần áp dụng các biện pháp điều trị cần thiết. Tham khảo cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây an toàn, không tốn kém và đem lại hiệu quả cao dưới đây.
6 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng
Lá cây húng chanh
Húng chanh là loại rau thơm được người dân Việt Nam ưa chuộng; nhưng ít người biết đến công dụng chữa viêm mũi, viêm xoang, trị viêm họng của loại cây này.
Theo y học hiện đại, lá húng chanh có chứa lượng tinh dầu lớn, tinh dầu húng chanh giàu salixylat eugenol, phenol có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ.
Trong dân gian, húng chanh được lưu truyền là vị thuốc có vị cay, tính ấm, tiêu đờm, tiêu độc; được sử dụng để chữa trị các bệnh về đường hô hấp như ho có đờm, viêm phế quản, hen phế quản, viêm họng.
Cách sử dụng lá húng chanh chữa viêm mũi: Lấy một ít lá húng chanh tươi, rửa sạch, để ráo nước; sau đó hãm với nước sôi; uống nước húng chanh này như trà, uống hàng ngày, sẽ giúp cho thông mũi, bệnh nhân dễ thở hơn. Hoặc có thể dùng lá húng chanh để xông mũi.
Lá cây ngải cứu
Ngải cứu lấy lá và hoa sau đó rửa sạch; đem phơi khô ở nơi mát mẻ, có gió nhẹ. Lưu ý không phơi ở ngoài nắng vì sẽ làm mất tác dụng trị bệnh. Sau khi lá ngải cứu đã khô ráo, dùng tay vò cho đến khi lá tơi hẳn, có thể lấy được gân lá ra. Lấy miếng giấy nhỏ cuốn lá lại thành hình điếu thuốc. Rồi dùng để hơ các sau huyệt số 1 nằm trên đỉnh đầu, điểm giao giữa 2 đường chéo từ vành tai, huyệt số 2 cách huyệt 1 khoảng 2cm nối ra phía trước và sau, huyệt số 3 là huyệt nằm bên trái và bên phải huyệt số 1 2 cm.
Khi thực hiện cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu cần phải để cách huyệt trên đầu 1 khoảng 1,5cm; hơ đến khi có cẩm giác ấm nóng thì chuyển qua huyệt khác; cứ thế luân phiên trong thời gian thực hiện 30 phút.
Áp dụng cách chữa bệnh này 15 ngày thì nghỉ 1 tuần sau đó lại thực hiện 15 ngày nữa. Cứ như vậy đến khi bệnh hỏi thì dừng lại.
Lá cây bạc hà
Bạc hà là thảo dược có chứa nhiều loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt như L-menthol, L- limonene, L- a-pinen, menthyl acetat tác dụng chữa trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Người bệnh viêm mũi dị ứng chỉ cẩn mỗi ngày uống 1 – 2 tách trà bạc hà, sau 1 thời gian triệu chứng của viêm mũi dị ứng sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, có thể sử dụng lá bạc hà để xông mũi,
Bạc hà là thảo dược phổ biến nhất, có tính cay ấm. Những loại tinh dầu có trong bạc hà như, , , sẽ giúp kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt. Khi bị viêm xoang, mỗi ngày bạn nên uống một tách trà bạc hà triệu chứng viêm xoang sẽ giảm hắn.
Hoặc bạn cũng có thể xông hơi với tinh dầu bạc hà để làm thông xoang mũi. Tinh dầu trong bạc hà sẽ giúp mũi thông thoáng hơn, tình trạng nghẹt mũi giảm đi rõ rệt. Thực hiện xông mũi bằng lá bạc hà mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần trong khoảng 15 phút. Trước khi xông mũi người bệnh cần vệ sinh rửa mũi sạch sẽ, khi xông thì thư giãn cơ thể, hít thở sâu để cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây bạc hà mang lại hiệu quả cao nhất.
Lá cây bèo cái
Nhắc đến bèo cái, hầu hết mọi người đều biết đến là loại cây quen thuộc ở các vùng quê nước ta, thường được sử dụng làm thức ăn gia súc, mà ít người biết công dụng chữa viêm mũi dị ứng của nó,
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây bèo cái
Dùng lá bèo cái rửa sạch, ngâm với nước muối, để ráo nước. Sau đem giã nát, lọc lấy nước cốt là có thể uống. Để cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây bèo cái phát huy tác dụng tốt hơn có thể cho thêm một chút mật ong và vài lát gừng. Người bệnh mỗi ngày uống khoảng 3 cốc hỗn hợp thuốc này; sau vài lần sẽ thấy tình trạng bệnh giản rõ rệt.
Lá lốt
Trong lá lốt có chứa nhiều tinh dầu piperin; đây là hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng sinh hiệu quả; có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng rất tốt.
Có nhiều cách trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt tại nhà. Dưới đây là 2 cách thông dụng nhất:
Cách 1: Lá lốt tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó, vò nát lá lốt vắt lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt này nhỏ vào mũi 2 lần/ngày. Một vài ngày sau triệu chứng viêm mũi giảm rõ rệt.
Cách 2: Dùng lá lốt xông mũi, rửa sạch lá lốt, ngâm vào nước muối loãng; rồi cho vào nồi nhỏ đun sôi trong khoảng 10 phút; sau đó đen ra xông hơi trực tiếp lên mũi. Mỗi ngày thực hiện xông hơi 1 lần. Tinh dầu lá lốt bốc hơi lên mũi giúp mũi thông thoáng hơn, giảm khó chịu. Đây là cách sử dụng lá cây chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang vô cùng hiệu quả.
Cây hoa xuyến chi
Là loài cây mọc hoang dại trong tự nhiên nhưng lại là bài thuốc chữa bệnh hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Cách sử dụng cây hoa xuyến chi trị viêm mũi dị ứng rất đơn giản. Dùng 1 nắm xuyến chi, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm vào nước cốt này, rồi chấm vào trong 2 lỗ mũi. Thực hiện nhẹ nhàng để niêm mạc mũi không bị tổn thương. Áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng này sau vài ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
Trên đây là những cây thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh nhất, bạn đọc có thể tham khảo và áp dung. Tuy nhiên, khi đã áp dụng những bài thuốc trên mà bệnh không tiến triển thì cần đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
>> XEM THÊM: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất