Xơ phổi là hiện tượng các mô ở sâu bên trong phổi bị tổn thương mãn tính khiến các mô phổi dày lên, cứng hơn do khả năng đàn hồi bị mất đi và tạo thành sẹo trên phổi, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh xơ phổi là gì?
Bệnh xơ phổi là gì?
Xơ phổi là tình trạng bệnh mạn tính với các mô ở sâu bên trong phổi bị tổn thương, cứng hơn, dày lên do mất tính co giãn và tạo thành sẹo. Những sẹo này được gọi là xơ phổi.

Phân loại xơ phổi
Bệnh xơ phổi có chữa được không người ta còn căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, bệnh xơ phổi được chia ra làm 3 loại:
- Xơ phổi thứ phát: Do tổn thương phổi sau khi bị bệnh phổi, lao phổi, nhồi máu phổi hoặc viêm phổi.
- Xơ phổi khu trú: Hít phải các chất kích thích, chất hóa học độc hại như bụi than, silica,…
- Cuối cùng, bệnh phổi mô kẽ lan tỏa, xơ phổi vô căn, bệnh viêm phế năng dị ứng ngoại lai.
Nguyên nhân xơ phổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây xơ phổi:
- Do bức xạ: Những người đang xạ trị để điều trị bệnh ung thư.
- Sử dụng thuốc: Có rất nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới phổi. Ví dụ như các loại thuốc hóa trị, thuốc dùng điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc tâm thần,…
- Phải làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với chất độc như bụi silic, sợi amiăng hoặc phơi nhiễm dài với các chất hữu cơ như bụi ngũ cốc, phân chim, mía đường,…
- Những người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có nguy cơ bị xơ phổi.
- Người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
- Do yếu tố di truyền.
- Những người ở độ tuổi từ 50-70 tuổi dễ mắc bệnh xơ phổi hơn các lứa tuổi khác.
Yếu tố nguy cơ gây xơ phổi
- Hút thuốc lá, hoặc tiền sử hút thuốc lá trước đây.
- Dùng thuốc, môi trường sống và nghề nghiệp.
- Trào ngược dạ dày – thực quản.
- Do di truyền.
- Nguyên nhân do nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, xơ phổi hóa tự phát: Khi nguyên nhân không được biết đến, danh mục các chất và bệnh có thể dẫn đến chứng xơ phổi là dài. Nhiều trường hợp, xơ hóa phổi tự phát không rõ nguyên nhân.
Đối tượng có nguy cơ bị xơ phổi
- Người hút thuốc lá, chất kích thích hoặc có tiền sử hút thuốc trước kia.
- Nhóm người ở độ tuổi từ 50 – 70 tuổi có nguy cơ bị bệnh. Tuy nhiên, những người mắc bệnh phổi mô kẽ: sarcoidosis hoặc phổi do di truyền gây xơ phổi thì thường trẻ tuổi.
- Bệnh nhân bị các bệnh nhiễm khuẩn, trào ngược dạ dày thực quản.
- Gia đình có tiền sử có người bị xơ phổi.
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại
Biến chứng bệnh xơ phổi
Bệnh xơ phổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Oxy máu thấp hơn bình thường. Tình trạng này có thể phá vỡ hoạt động của cơ thể; thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
- Tăng áp động mạch phổi. Đây là bệnh lý nghiêm trọng; trở nên tồi tệ dần dần, cuối cùng gây tử vong.
- Suy tim phải: xảy ra khi tâm thất phải phải bơm mạnh hơn bình thường để di chuyển máu qua động mạch phổi bị tắc nghẽn.
- Suy hô hấp: Giai đoạn cuối của xơ phổi; xảy ra khi mức oxy trong máu giảm thấp nguy hiểm. Oxy máu thấp cấp có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và bất tỉnh.

Triệu chứng xơ phổi
Xơ phổi có thể xuất hiện âm ỉ, tiến triển từ từ nhưng cũng có thể bùng phát cấp tình rồi thuyên giảm; hoặc tái phát liên tục rồi thuyên giảm nhiều lần. Tuy nhiên, đều có các triệu chứng nhận biết sau:
- Người mệt mỏi, khó thở và thở mệt
- Đau tức ngực
- Ho kéo dài, ho ra máu
- Ngón tay dùi trống bị tím tái
- Nếu nghe phổi thấy có tiếng ran nổ nhỏ hạt cuối khi người bệnh hít vào.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
Chẩn đoán xơ phổi cực kì khó khăn. Sự khác biệt giữa xơ phổi tự phát và không tự phát không rõ ràng; rất dễ bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen phế quản, suy tim cũng dễ gây nhầm lần. Vì thế, các bác sĩ chần phải xem xét trước khi đưa ra chẩn đoán xác định. Các xét nghiệm cần thực hiện:
Chụp X quang
Chụp X – quang sẽ hiển thị các mô sẹo điển hình của chứng xơ phổi. Một số ít trường hợp ngực X quang bình thường, và thử nghiệm thêm được yêu cầu để làm rõ nguyên nhân gây khó thở.
Chụp cắt lớp vi tính (HRCT) độ phân giải cao
Cung cấp các hình ảnh chi tiết sắc nét của phổi hơn so với CT thông thường hay X quang ngực thường xuyên.

Xét nghiệm chức năng phổi
Nhằm xác định chức năng phổi làm việc như thế nào. Đánh giá không khí phổi có thể giữ, và có thể di chuyển không khí nhanh vào và ra khỏi phổi.
Phương pháp đo oxy
Đây là cách dễ dàng để theo dõi quá trình của bệnh, đôi khi có thể chính xác hơn là chụp X quang.
Thử nghiệm gắng sức
Được thực hiện trên xe đạp hoặc máy chạy bộ để theo dõi chức năng phổi khi đang hoạt động.
Bệnh xơ phổi có thể được chẩn đoán xác định bằng cách kiểm tra lượng nhỏ mô phổi (sinh thiết) trong phòng thí nghiệm. Các mẫu mô có thể thu được bằng các cách sau:
- Nội soi phế quản (sinh thiết)
- Rửa phế quản
- Phẫu thuật sinh thiết
Các thắc mắc về bệnh xơ phổi
Bệnh xơ phổi có lây không?
Hiện nay, ý thức bảo vệ sức khỏe của mỗi người được nâng lên hơn trước. Vì thế, khi gặp bất cứ căn bệnh gì cũng thường lo lắng xem có bị lây lan ảnh hưởng tới người thân và những người xung quanh hay không?
Vậy: Bệnh xơ phổi có lây không? Viemphequan.net xin trả lời, bản thân căn bệnh xơ phổi không lây. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát là do lao phổi thì khả năng lây bệnh từ người mắc sang người khác là rất cao.
Do đó, cần tìm hiểu bệnh án và trao đổi với bác sỹ chuyên khoa về bệnh tình của mình. Từ đó, biết rõ nguồn gốc gây bệnh xơ phổi do đâu. Nếu xơ phổi do lao phổi thì cần có những phương pháp cách ly an toàn cho người thân, người xung quanh. Ví dụ như sử dụng đồ dùng cá nhân cốc chén, bát đĩa, quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng… riêng và được tiệt trùng khi sử dụng.
Bệnh xơ phổi có chữa được không?

Hiện nay, bệnh xơ phổi chưa có cách chữa khỏi dứt điểm mà chủ yếu điều trị nhằm làm chậm quá trình sẹo phổi và ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy. Các loại thuốc thường dùng chữa xơ phổi là thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticosteroide. Hoặc phương pháp oxy liệu pháp, cấy ghép phổi với những trường hợp nặng.
Bên cạnh đó, việc phục hồi chức năng phổi như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tập thể dục thường xuyên, ngưng hút thuốc lá, giảm acid trào ngược… cũng là biện pháp điều trị hữu hiệu bệnh xơ phổi được áp dụng.
Xơ phổi có nguy hiểm không?
Có thể khẳng định rằng bệnh xơ phổi rất nguy hiểm, không đơn giản như các bệnh phổi thông thường khác. Nhưng mức độ nguy hiểm cũng tỷ lệ thuận với bệnh đang ở giai đoạn nào. Phát hiện càng sớm thì cơ hội phục hồi càng cao; không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu coi thường, chủ quan, điều trị không đúng phương pháp; các mô sẹo tăng lên, tình trạng khó thở cũng tăng theo. Thậm chí còn gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác:
- Tâm phế mạn, suy thận mãn tính
- Suy hô hấp
- Thiếu oxy trong máu…
Người bệnh xơ phổi gần như không thể làm được gì bởi thể trạng rất yếu. Họ chỉ cần làm nặng hoặc chạy nhanh một chút là cơn khó thở kéo đến và phải nhập viện bất kì lúc nào. Tất cả những biến chứng trên đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì thế bệnh xơ phổi rất nguy hiểm.
Bệnh xơ phổi có chết không?
Xơ phổi rất nguy hiểm, nếu không có biện pháp điều trị đúng, kịp thời và phòng ngừa thì rất dễ gây tử vong. Như vậy, bệnh xơ phổi có nguy cơ cao gây chết người. Bạn cần hết sức chú ý.
Cách điều trị bệnh xơ phổi
Việc điều trị bệnh xơ phổi dựa vào các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticosteroide và sử dụng oxy liệu pháp trong những trường hợp nặng.
Dùng thuốc Tây
Trong trường hợp xơ phổi ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp của bạn, dùng thuốc Tây là điều cần thiết. Một số thuốc phổ biến như Prednisone, methotrexate, Cyclosporin… Tuy nhiên hãy cẩn trọng với tác dụng phụ của chúng.
Oxy liệu pháp
Rõ ràng bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hít thở oxy. Và liệu pháp này có thể tạm thời giúp bạn vượt qua điều này.
Sử dụng bài thuốc đông y
Một trong những bài thuốc đông y điều trị bệnh xơ phổi nhận được sự đánh giá cao từ phía chuyên gia cũng như sự tin tưởng của bệnh nhân đó là Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường.

Cơ chế hoạt động của Cao Bổ Phế
- Phục hồi chức năng nội tạng tỳ và phế.
- Tăng cường sức đề kháng, ức chế vi khuẩn.
- Loại bỏ triệu chứng ho, hen, viêm nhiễm.
- Điều trị bệnh từ gốc rễ, loại bỏ nguy cơ tái phát.
Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh xơ phổi như trên phải kể đến sự tinh ý của các lương y Tâm Minh Đường khi đã gia giảm vào bài thuốc những vị thảo mộc có dược tính mạnh như: Kim ngân hoa, tang bạch bì, trần bì, cát cánh, cải trời, la bạc tử, bách bộ, kinh giới.
Đồng thời, để chắt lọc tối đa dược chất của thảo mộc, các chuyên gia đã quyết định bào chế Cao Bổ Phế ở dạng cao nguyên chất. Điều này đã nhận được sự đánh giá cao từ PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM): “So với các bài thuốc đông y ở dạng viên, hoàn, tán, bột, Cao Bổ Phế được bào chế ở dạng cao mang lại hiệu quả vượt trội hơn hẳn”

Ưu điểm của Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường:
- Dược liệu sạch, đạt chuẩn CO-CQ.
- Cao được đun nấu suốt 48 tiếng ở nhiệt độ 100 độ C, không chứa tân dược.
- Cứ 10kg thảo dược chỉ cô đặc được 0,7kg cao nguyên chất giúp chắt lọc tối đa dược chất.
- Cao sánh mịn, mùi thơm thảo dược, dễ dàng thẩm thấu vào cơ thể.
Trên thực tế, trong gần 10 năm ứng dụng Cao Bổ Phế đã điều trị bệnh xơ phổi cho hàng ngàn bệnh nhân. Chính vì sự thành công này, năm 2018 Tâm Minh Đường đã nhận được bằng khen và cúp vàng cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Đây là minh chứng cho nỗ lực đem đến sản phẩm và dịch vụ chữa bệnh toàn diện của nhà thuốc tới người bệnh.
Dứt điểm bệnh xơ phổi chỉ trong 20 ngày!
Liên hệ ngay!
Thông tin liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437
Từ bỏ thói quen xấu
Uống rượu bia, đặc biệt là hút thuốc. Bạn sẽ không bao giờ khỏi bệnh nếu vẫn còn cầm điếu thuốc trên tay.
Cấy ghép phổi
Đây là lựa chọn cuối cùng cho những người trẻ tuổi bị xơ phổi nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc. Để được xem xét cấy ghép phổi, người bệnh cần phải có đầy đủ sức khỏe, bỏ hút thuốc,…
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật ghép phổi là mang lại hiệu quả trị bệnh xơ phổi. Nhưng cách này có nhiều nguy cơ và biến chứng, đồng thời chỉ áp dụng được cho số ít bệnh nhân. Do đó, có thể nói vẫn chưa có phương pháp điều trị xơ phổi nào hiệu quả hoàn toàn, quá trình trị bệnh chỉ làm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Một số biện pháp hỗ trợ chữa trị xơ phổi
- Bỏ hút thuốc lá, tránh nhiễm hóa chất độc hại, hít phải khói bụi, ngừng dùng các loại thuốc có liên quan hoặc là nguyên nhân gây xơ phổi.
- Tiêm phòng bệnh cúm và bệnh do phế cầu.
- Thực hiện bài tập phục hồi chức năng hô hấp
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao khoa học.
Phòng tránh bệnh xơ phổi
Xơ phổi là bệnh không thể điều trị được hiệu quả triệt để nên cần phải tích cực phòng ngừa. Những biện pháp phòng ngừa:
- Chữa trị khỏi hoàn toàn các bệnh luput ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm gan siêu vi C, viêm khớp dạng thấp, hội chứng suy giảm miễn dịch,…
- Phòng ngừa các bệnh lý về phổi do nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, lao phổi, nấm phổi
- Đối với người lao động đặc thù làm trong môi trường bụi bẩn, nhiều hóa chất độc hại cần mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang,…
- Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Hạn chế rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như heroin,…
Hy vọng qua những thông tin về bệnh xơ phổi trên, mỗi người chúng ta sẽ ý thức hơn trong việc phòng ngừa bảo vệ sức khỏe của mình. Chúc mọi người khỏe mạnh!