Viêm phổi là một trong những loại bệnh lý về đường hô hấp chiếm tỷ lệ người mắc và tử vong cao. Chích ngừa viêm phổi là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa loại bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại rằng đã tiêm vacxin ngừa viêm phổi liệu có bị bệnh nữa không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Chích ngừa viêm phổi liệu có bị bệnh viêm phổi không?
Theo các bác sỹ chuyên khoa hô hấp, bệnh viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn ở vùng nhu mô phổi; viêm ở các ống phế nang, túi phế nang, tiểu phế quản và các tổ chức kẽ.
Bệnh viêm phổi có thể lây truyền qua không khí. Bệnh nhân mắc bệnh lý này có thể gặp biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não; tràn mủ màng phổi, nhiễm trùng máu; tràn dịch màng tim, truy tim; thậm chí gây suy hô hấp dẫn tới tử vong nếu không được điều trị sớm, đúng thuốc, đúng phương pháp.
Điều trị bệnh viêm phổi rất khó khăn, nhất là nguyên nhân gây bệnh là do virus. Bởi vậy, các bác sỹ chuyên khoa khuyên người dân nên tiêm phòng vacxin để ngừa bệnh viêm phổi và những biến chứng nguy hiểm của nó gây nên.

Việc tiêm vacxin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu, viêm đường hô hấp hay vacxin phòng viêm phổi do Hib sẽ làm tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời giúp cơ thể con người, nhất là trẻ nhỏ và người già có hệ miễn dịch kém được nâng cao, tránh sự tấn công của mầm bệnh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc chích ngừa viêm phổi có thể vẫn bị căn bệnh này nếu bệnh nhân mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, hen phế quản… Không được điều trị dứt điểm sẽ làm vi khuẩn, siêu vi trùng,… xâm nhập xuống phổi gây viêm phổi.
Chích ngừa viêm phổi ở đâu? Giá bao nhiêu?
Loại vắc xin thường được dùng để chích ngừa viêm phổi là vacxin phế cầu khuẩn. Đây là 1 trong 12 loại vắc xin đắt nhất hiện nay. Có 2 loại với mức giá:
- Synflorix (PCV10 – loại 10 chủng). Đây là loại vắc xin được chỉ định dùng cho trẻ từ 1,5 tháng tuổi đến hết 5 tuổi. Chích 2 – 4 mũi tùy theo độ tuổi. Giá 870.000 đồng.
- Pneumo23 (PPSV23 – loại 23 chủng). Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Chỉ chích 1 mũi duy nhất. Giá từ 300.000 đồng – 400.000 đồng.
Các mẹ có thể đưa bé tới các Trung tâm y tế dự phòng cấp quận, huyện; hoặc các bệnh viện tuyến trung ưng như Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2… để chích ngừa viêm phổi theo lịch.

Chích ngừa viêm phổi cho trẻ khi nào?
Trẻ từ 1,5 tháng – 6 tháng tuổi: Tiêm đủ 4 mũi: 3 mũi cơ bản, 1 mũi nhắc lại. Mũi 1 tiên khi trẻ trên 2,5 tháng, 2 mũi sau cách ít nhất 4 tuần. Mũi cuối tiên cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tuần.
Trẻ 7 – 11 tháng tuổi – Chưa tiêm Synflorix trước đó: Tiêm 3 mũi; trong đó 2 mũi cơ bản, 1 mũi nhắc lại. 2 mũi cơ bản tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần; mũi cuối tiêm cách mũi thứ 2 ít nhất là 2 tháng.
Trẻ 12 tháng tuổi – hết 5 tuổi – Chưa tiêm Synflorix trước đó: tiêm 2 mũi, cách nhau ít nhất 2 tháng.
Trẻ sinh non trên 27 tuần tuổi thai: Mũi đầu khi bé được 2 tháng tuổi và áp dụng phác đồ 3+1 như đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Khi nào không nên chích ngừa viêm phổi cho trẻ?
Trong một số trường hợp sau, cha mẹ không nên cho trẻ chích ngừa:
- Vắc xin ngừa viêm phổi không thích hợp với trường hợp dị ứng lần tiêm trước.
- Nếu trẻ gặp phải một số phản ứng nặng như khó thở, nhợt nhạt, chóng mặt, tim đập nhanh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng cho trẻ
Sau khi chích ngừa viêm phổi, bé có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Sốt nhé, buồn ngủ
- Quấy khóc
- Sưng đỏ, sưng đau ở khi vực tiêm.
Đây là những dấu hiệu bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Cần phải cho trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch, đúng thời điểm nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở mức tối đa nhất. Mũi chích ngừa này rất quan trọng ngoài ngừa viêm phổi còn có tác dụng phòng chống các loại virus gây viêm màng não, nhiễm trùng máu…
Nhưng nếu trẻ có các phản ứng nặng sau khi chích ngừa viêm phổi như:
- Sốt cao trên 39 độ C
- Quấy khóc kéo dài trên 3h.
- Bỏ bú, người tím tái, khó thở
- Phát ban, sưng quầng đỏ tại vết tiêm
- Co giật
Cha mẹ phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Bởi vậy, ngoài chích ngừa viêm phổi bạn nên tránh những tác nhân gây bệnh như: Khói bụi bẩn, khói than, khói thuốc lá; tránh tiếp xúc với người nhiễm khuẩn đường hô hấp; không để cơ thể nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, bạn nên điều trị dứt điểm bệnh tai – mũi – họng; có chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện hàng ngày khoa học sẽ giúp phòng ngừa, điều trị bệnh viêm phổi hiệu quả.
>> XEM THÊM:
- Triệu chứng viêm phổi dễ dàng nhận biết nhất
- Bé bị viêm phổi tái đi tái lại cha mẹ phải làm sao?