
Các loại bệnh ho cách phân biệt
Ho chính là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Đây được coi là cơ chế tự vệ rất quan trọng của cơ thể nhằm đẩy các dị vật ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, ho cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý vì thế cần phải phân biệt để có cách trị ho phù hợp. Dưới đây là các loại bệnh ho:
Theo thời gian bị ho
Có thể chia thành ho cấp tính và ho mãn tính.
Ho cấp tính
Xảy ra đột ngột, chủ yếu là do hít phải dị nguyên như bụi bẩn, chất kích thích. Ngoài ra ho cấp tính còn có thể do:
- Nhiễm khuẩn
- Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi
- Viêm họng, viêm xoang, viêm tai
- Tràn dịch màng phổi
- Bệnh ứ máu ở phổi: Phù phổi, tim
Ho cấp tính kèo dài không quá 2 tháng.
Ho mãn tính
Theo WHO, ho mãn tính là tình trạng ho và khạc đờm ở tất cả các ngày trong ít nhất 3 tháng và kéo dài trong 2 năm liên tiếp.
Theo biểu hiện lâm sàng
Ho khan
Ho không có đờm nhầy dù ho nhiều, khó kiểm soát và có thể ho thành từng cơn kéo dài. Nguyên nhân gây ho khan do:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Cúm, cảm lạnh. Ho khan kéo dài trong vài tuần khi khỏi cúm, cảm lạnh.
- Dị ứng
- Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang
- Hen phế quản
- Viêm thanh khí phế quản
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển, thuốc điều trị cao huyết áp
- Khói bụi, không khí ô nhiễm
- Ung thư phế quản (nếu hút thuốc trên 10 năm)
- Xơ phổi, phù phổi bán cấp
- Lao kê
- Tràn dịch màng phổi
Ho có đờm
Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho có đờm đa số nguyên nhân là do viêm phế quản mạn tính, cũng có khi là triệu chứng ho sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang…
Là tình trạng ho có kèm theo đờm và chất nhầy. Bên cạnh đó còn kèm theo các biểu hiện triệu chứng:
- Cảm giác nặng ngực
- Khó thở, nghẹt thở
- Mệt mỏi
- Sổ mũi, chảy dịch mũi sau
Những triệu chứng này sẽ tăng lên khi nói chuyện và đi bộ. Nguyên nhân gây ho có đờm do:
- Cúm, cảm lạnh
- Viêm phế quản cấp, viêm phổi
- Hen phế quản
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Khí phế thũng, viêm phế quản mãn tính
- Ung thư họng, thanh quản, khí quản… nếu kèm bội nhiễm
Ho có đờm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi đa số nguyên nhân là do cúm hoặc cảm lạnh.
Ho gà
Là tình trạng ho nhiều lần thành từng chuỗi dữ dội trong thời gian ngắn và không kiểm soát được. Kèm theo đó là cảm giác đau đớn, mệt mỏi. Ho gà là bệnh nhiễm trùng nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh còn do:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Hen phế quản
- Lao phổi
- Viêm phổi
Khi xảy ra ho gà, áp lực trong lồng ngực tăng, gây ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, phổi giải phóng hết oxy mà cơ thể có. Vì thế, triệu chứng ho gà là:
- Ho dữ dội, tiếng hít thở như tiếng gà gáy
- Mặt đỏ, mắt sưng, môi tím
- Chảy nước mắt
Trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc ho gà cao hơn và dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cách tốt nhất tránh bị ho gà ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên là tiêm vắc-xin.
Ho ra máu
Ho ra máu là tình trạng ho khạc đờm kèm theo máu. Lượng máu sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Ho ra máu là triệu chứng cho biết bạn đang mắc một số bệnh lý như:
- Viêm phổi mãn tính
- Ung thư phổi
- Bệnh lao
Những cơn ho có thể xuất hiện đột ngột hoặc sau khi hoạt động mạnh. Theo thống kê, ho ra máu 90% là do bệnh lao đang tiến triển. Đặc biệt nếu kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, ho kéo dài và giảm cân thì chắc chắn. Tuy nhiên, nếu bị ho ra máu lẫn đờm xảy ra một vài lần không bị giảm cân thì cũng cần nghĩ đến bệnh lao.
Cách điều trị và phòng ngừa các loại bệnh ho
Cách điều trị tốt nhất
Ho là cơ chế bảo vệ của hộ hô hấp. Do đó:
Nếu ho cấp dưới 3 ngày không kèm theo sốt, đau ngực, khó thở, đờm có máu: Không cần uống thuốc.
Ho kèm sốt, khó thở, kéo dài, người mệt mỏi… cần đến gặp bác sĩ thăm khám cẩn thận.
Ho kéo dài trên 5 ngày, dù không có các triệu chứng sốt, mệt mỏi, ho ra máu thì cũng cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Trường hợp ho kéo dài hơn 3 tuần, đã điều trị bằng thuốc nhưng không đáp ứng. Đồng thời ho còn kèm sốt, ho đờm xanh, vàng, nâu gỉ, ra máu, đau ngực, thở nông thì có thể là biểu hiện các bệnh nguy hiểm. Do đó, để có biện pháp điều trị đúng, hiệu quả nhất, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và kiểm tra.
Đối với người ho cấp tính, ho khan nhẹ thì có thể sử dụng một số mẹo trị ho dân gian như:
- Uống nước chanh và mật ong
- Quất hấp đường phèn hoặc mật ong
- Trị ho bằng lá hẹ, bằng gừng…
>> Tìm hiểu rõ hơn những cách trị ho tại nhà an toàn và hiệu quả
Cách phòng ngừa các loại bệnh ho
Để có thể phòng tránh được các loại bệnh ho, mỗi người chúng ta cần phải:
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ, khoa học và phù hợp với sức khỏe.
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Uống nhiều nước hàng ngày.
- Hạn chế ở môi trường khô, lạnh, ngồi điều hoa.
- Rèn luyện khả năng thích nghi với thời tiết, khí hậu.
- Tránh xa các tác nhân gây kích thích như: Bụi bẩn, khói than, khói thuốc, mùi lạ, phấn hoa, lông động vật nuôi.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng.
- Không ăn uống đồ quá lạnh hoặc quá nóng khiến vùng họng bị kích thích.
- Luôn giữ ấm cơ thể khi lạnh nhất là vùng cổ, ngực, bàn chân.
- Xông mũi bằng tinh dầu khuynh diệp, bạc hà.
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Nên uống nước trái cây như cam, chanh, ăn hành, tỏi, hoa quả…
Trên đây là các loại bệnh ho, cách phân biệt và điều trị tốt nhất. Bạn đọc có thể tham khảo để có thêm những kiến thức sức khỏe hữu ích. Từ đó bảo vệ được sức khỏe của mình và gia đình tốt hơn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> TÌM HIỂU: Ho kéo dài uống thuốc không khỏi: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa