Bệnh viêm màng phổi là gì, có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Hãy cùng giải đáp thắc mắc ấy ngay trong bài viết này nhé!
Viêm màng phổi là bệnh gì?
Nghe cái tên “viêm màng phổi” bạn có hình dung được phần nào về căn bệnh này không? Viêm màng phổi là một biến chứng xảy ra khi lớp màng bao quanh phổi bị viêm. Từ đó gây tổn thương phổi và giảm chức năng hô hấp của cơ thể.

Phân loại
Bệnh viêm màng phổi thường được chia thành 2 loại là: Viêm màng phổi nguyên phát và viêm màng phổi thứ phát.
- Viêm màng phổi nguyên phát: Là tình trạng viêm nhiễm khởi phát tại chính mô màng phổi. Nguyên nhân thường là do một chứng nhiễm trùng nào đó gây ra. Hoặc do một tổn thương nào đó như xương sườn bị gãy.
- Bệnh viêm màng phổi thứ phát: Là tình trạng viêm do một bệnh phổi hoặc một bệnh khác ở ngực gây ra. Ví dụ như viêm phổi, một khối u.
Các dấu hiệu của viêm màng phổi nguyên phát và thứ phát có thể hoàn toàn giống nhau.
Không khó để bạn có thể bắt gặp các bệnh nhân viêm màng phổi. Bởi những sai lầm trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày mà họ đã vô tình mắc phải. Để ngăn ngừa và điều trị viêm màng phổi kịp thời, bạn cần nắm vững những nội dung sau đây.
Dấu hiệu viêm màng phổi
Cách để có thể nhận biết được căn bệnh viêm màng phổi khá đơn giản. Đây được cho là một căn bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng như:
- Đau ngực
- Khó thở
- Ho khan, ho đờm kéo dài
- Kèm theo là những cơn sốt

Một số bệnh nhân khi bị viêm nặng sẽ có hiện tượng:
- Đau ngực kéo dài xuống toàn thân
- Hắt hơi liên tục
- Thở khó khăn
- Đau đầu, da tái xanh, nhợt nhạt
- Thể trạng mệt mỏi
Nếu không chữa trị kịp thời, các dịch viêm sẽ biến thể phát triển tạo áp lực nên màng phổi gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Biến chứng viêm màng phổi gây ra:
- Vỡ vào phổi, phế quản gây áp xe phổi – khái mủ
- Tràn khí thứ phát hay phối hợp
- Rò ra thành ngực
- Nhiễm trùng huyết
- Tràn dịch màng ngoài tim
Biết bệnh để trị bệnh, do vậy bạn cần hết sức lưu ý khi phát hiện cơ thể mình có các triệu chứng trên.

Nguyên nhân gây viêm màng phổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm màng phổi. Bao gồm:
- Do bệnh nhân đang mắc các căn bệnh như cảm cúm, viêm họng kéo dài… Các virus gây bệnh đã nhanh chóng phát triển và xâm nhập vào màng phổi gây viêm nhiễm.
- Viêm màng phổi cũng là một biến chứng nguy hiểm của căn bệnh viêm phổi, viêm khớp, viêm gan, bệnh ho lao, tắc mạch phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp,…
- Mặt khác, viêm màng phổi còn là kết quả sau những cuộc phẫu thuật, các chấn thương vùng ngực.
- Ngoài các yếu tố gây bệnh trên, một số bệnh nhân không tìm được nguyên nhân gây bệnh và được gọi là bệnh vô căn.

Chuẩn đoán bệnh viêm màng phổi
Các bệnh nhân khi phát hiện các triệu chứng viêm màng phổi cần được đưa tới các cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu. Các bác sĩ sẽ dựa trên dấu hiệu, trạng thái bệnh nhân và cho làm xét nghiệm lâm sàng.
Để phát hiện bệnh, thông thường bệnh nhân sẽ trải qua các khâu như:
- Khám nhịp thở bằng ống nghe
- Chụp X-quang khu vực phổi
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
- Điện tâm đồ điện toán.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
- Chọc dịch. Để hút dịch dùng phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Nội soi lồng ngực. Thủ tục này cho phép một bác sĩ phẫu thuật xem bên trong ngực và có một mẫu mô màng phổi.
Bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán bệnh tình ngay khi có kết quả và tiến hành điều trị theo chỉ thị của bác sĩ.

Điều trị và cách phòng tránh viêm màng phổi
Điều đầu tiên cần làm để điều trị viêm màng phổi là làm giảm viêm và chống tràn dịch vào phổi. Khi đó, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị.
Thuốc kháng sinh
- Bệnh viêm màng phổi do nhiễm trùng phổi (viêm phổi) dùng kháng sinh có thể kiểm soát sự lây nhiễm.
- Đối với viêm màng phổi do nhiễm siêu vi, thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả. Hầu hết viêm màng phổi do nhiễm virus tự cải thiện mà không cần điều trị.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm một số trong những dấu hiệu của bệnh viêm màng phổi.
Để kiểm soát cơn ho và cơn đau có thể sử dụng thuốc có chứa codein.
Nếu có sự tích tụ lớn dịch, có thể cần ở lại bệnh viện để tháo dịch trong khoảng thời gian vài ngày qua một ống đưa vào ngực.
Kết quả của điều trị bệnh viêm màng phổi sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Phòng tránh bệnh viêm màng phổi tái phát
Để phòng tránh viêm màng phổi, các bệnh nhân cần:
- Thực hiện đầy đủ các liệu trình theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tái khám định kì để kiểm tra tình trạng sức khoẻ và điều trị ngay khi có dấu hiệu gây bệnh.

- Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
- Giữ vệ sinh thân thể và nơi ở sạch sẽ.
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
- Không hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích có hại.
- Tránh tiếp xúc các nguồn gây bệnh như khói bụi, ô nhiễm.
- Giữ ấm tuyệt đối cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
- Thường xuyên tập thể dục, đi bộ hoặc tập yoga để tăng cường sức khoẻ.
Hãy chung tay để đẩy lùi căn bệnh viêm màng phổi trong cộng đồng bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn; và các phương pháp điều trị khoa học. Thường xuyên thực hiện các thói quen trên là cách để giúp bạn có thể kiểm soát bệnh viêm màng phổi của mình.